Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 62 - 77)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội

2.2.1 Sự gia tăng về quy mô và tính ổn định của nguồn vốn

Với vị thế và uy tín đã tạo lập được trong nhiều năm, xác định được công tác huy động vốn là hoạt động trọng tâm và xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh cộng với nhiều biện pháp huy động và thu hút có hiệu quả, Chi nhánh đã đạt được các kế hoạch huy động vốn đã đề ra góp phần vào thành tích chung của toàn hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Bảng 2.4 : Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội

Đơn vị : tỷ lệ : %, Số dư : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Số tiền Số tiền

Số thực hiện 3706 4389 4851

Kế hoạch HSC giao 3895 3986 4776

Mức độ hoàn thành kế hoạch (%) 95,15 110,11 101,57 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (%) 107,8 118,4 110,5

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008-2010 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Hà Nội)

Qua số liệu trên ta có thể thấy trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008 tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được đạt khoảng 3706 tỉ đồng, sang đến năm 2009, mặc dù dưới tác động của suy thoái kinh tế, tổng nguồn vốn huy động được tăng 683 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 18,4% so với năm 2008. Năm 2009, hoạt động ngân hàng phục vụ TTCK của chi nhánh phát triển khá mạnh, trong đó

đặc biệt là hoạt động ngân hàng chỉ định thanh toán. Nhiều đợt IPO của nhiều công ty lớn được thực hiện thành công khiến chi nhánh thu hút được nguồn vốn giá rẻ khá lớn.

Tuy nhiên năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ, cũng như sự sụt giảm mạnh mẽ của TTCK, dư tiền gửi của các Công ty chứng khoán đã giảm hơn 50% so với năm 2009, đã ảnh hưởng bất lợi đến công tác huy động vốn của chi nhánh. Năm 2010 nguồn vốn

huy động chỉ tăng 462 tỷ đồng, tương đương với 10,5% của nguồn vốn năm 2009.

Diễn biến tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong những tháng đầu năm đi theo chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng như của Chi nhánh nên trong những tháng cuối năm nguồn vốn của ngân hàng có sự gia tăng và đạt được kế hoạch mà Ban lãnh đạo giao cho.

Với nguồn vốn tương đối lớn và ổn định, Chi nhánh có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn cho khách hàng, đồng thời điều chuyển vốn về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, góp phần điều hòa toàn hệ thống. Trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng của Chi nhánh gặp khá nhiều khó khăn như sự ra đời của một loạt các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố, sự tham gia của các tổ chức tài chính – ngân hàng nước ngoài, sự phát triển của TTCK, bất động sản và các công cụ tài chính mới. Tuy nhiên, để đạt được thành tích này, các phòng ban trong chi nhánh đặc biệt là phòng khách hàng đã phát huy tính chủ động, tích cực vừa động viên khách hàng tập trung các nguồn tiền về chi nhánh, vừa tích cực tìm kiếm, khai thác các khách hàng mới. Chi nhánh đã triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động như: huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, tiết kiệm dự

thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang. Mặt khác, Chi nhánh còn đẩy mạnh công tác marketing, tìm kiếm khách hàng mới cũng như có chế độ chăm sóc các khách hàng chiến lược có nguồn tiền lớn gửi về Chi nhánh.

2.2.2 Cơ cấu vốn huy động

Nguồn vốn huy động được xem xét trên 3 góc độ: Theo đối tượng khách hàng, theo loại tiền và theo kì hạn.

2.2.2.1 Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Nếu phân theo đối tượng khách hàng, huy động vốn của chi nhánh bao gồm huy động từ các tổ chức kinh tế và huy động từ dân cư. Số liệu cụ thể về tình hình tăng trưởng từng nguồn được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.5: Huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền 08/07

(%) Số tiền 09/08

(%) Số tiền 10/09 (%)

Tổng vốn huy động 3706 107,8 4389 118,4 4851 110,5

Phân theo đối tượng khách hàng

1. Tiền gửi tổ chức

kinh tế 2668 112,6 2985 119 3008 100,7

Tỷ trọng (%) 72 68 62

2. Tiền gửi dân cư 1038 135,4 1404 135,3 1843 131,2

Tỷ trọng (%) 28 32 38

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008-2010 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Hà Nội)

Tỷ trọng huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng được minh họa bằng biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng

Tỷ trọng

Năm

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Do lợi thế về quy mô, uy tín đặc biệt là thế mạnh về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như trình độ quản lý cao nên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội đã thu hút được một số lượng lớn các hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán từ các văn phòng đại diện đến các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội đóng trên địa bàn Hà Nội cũng như các vùng lân cận. Do đó, một mặt, chi nhánh luôn đạt được mức tăng trưởng khá lớn về số lượng tài khoản tiền gửi của các tổ chức, vốn huy động và nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng.

Cuối năm 2008 và năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Ngành ngân hàng – tài chính cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hệ lụy của cuộc khủng hoảng này.

Tỷ giá và lãi suất huy động biến động liên tục theo nhiều hướng ngược chiều nhau, đặc biệt năm 2008, với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cao (19.98%), tín dụng ngân hàng tăng nóng đã lôi các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất mà có thời điểm, lãi suất huy động của một số ngân hàng lên đến kịch trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định (thời điểm cao nhất là 21%/năm). Cùng với cuộc đua lãi suất này đã xuất hiện một nghịch lý, đó là việc lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn (< 6 tháng) cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn dài. Đặc biệt phát sinh các kỳ hạn cực ngắn như 2 tuần, 1 tuần, 3 ngày hay thậm chí có ngân hàng còn niêm yết lãi suất qua đêm áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán dựa trên số dư của tài khoản này.

Đến đầu năm 2009, cùng với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản giảm dần, lãi suất huy động cũng giảm dần nhưng đến cuối năm 2009 thì hiện tượng này lại xuất hiện do các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với định hướng của NHNN, dẫn đến tình trạng căng thẳng về thanh khoản của không chỉ các ngân hàng cổ phần mà còn lan sang cả các NHTM nhà nước. Và một lần nữa, kết hợp với việc NHNN quy định trần lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng là 10.5%/năm thì đường cong lãi suất lại biến dạng thành một đường thẳng nằm ngang

với việc niêm yết lãi suất ở tất cả các kỳ hạn đều bằng nhau và kịch trần do NHNN quy định – tất cả các kỳ hạn đều được niêm yết ở mức 10.49%/năm.

Chính cuộc đua lãi suất này cùng với việc đưa vào niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn kết hợp với tình hình kinh doanh khó khăn nên các tổ chức đã tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, làm cho số dư tiền gửi thanh toán giảm trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể, có thể

nói là đột biến vào cuối năm 2009.

Năm 2010 các ngân hàng trong hệ thống phải đối diện với nhiều khó khăn, như: sự biến động mạnh của tỷ giá, lãi suất; chịu áp lực đáp ứng yêu cầu về các tỉ lệ an toàn theo thông tư 13/2010/TT-NHNN, 19/2010/TT-NHNN; v.v.. . Diễn biến tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong những tháng đầu năm đi theo chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam cũng như của Chi nhánh nên trong những tháng cuối năm nguồn vốn của ngân hàng có sự gia tăng và đạt được kế hoạch mà Ban lãnh đạo ngân hàng giao cho.

- Tiền gửi của dân cư:

Năm 2008, lãi suất huy động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội thường xuyên thấp hơn khá nhiều so với các mức lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân hàng TMCP. Sản phẩm tiền gửi mặc dù đã đa dạng hơn trước (có thêm sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, linh hoạt lãi thưởng, gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm xe máy, bậc thang lãi thưởng, các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ) nhưng cũng chưa có tính năng nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Đặc biệt, các sản phẩm mang tính chất kết hợp với các dịch vụ khác chưa có, ví dụ: các sản phẩm tiền gửi kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm mang tính chất niên kim...Chính vì vậy, năm 2008, vốn huy động từ dân cư chỉ đạt 1038 tỷ, chiếm tỷ trọng 28%.

Năm 2009, nắm bắt được nguy cơ sụt giảm mạnh nếu không kịp thời có

những điều chỉnh trong công tác huy động vốn, Chi nhánh đã đặc biệt chú trọng đến việc phỏt triờ̉n cỏc sản phõ̉m bỏn lẻ. Chi nhỏnh đó chủ động theo dừi những diễn

biến trên thị trường tiền gửi, phản ánh kịp thời với Phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ tại HSC để có những điều chỉnh và đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người gửi tiền. Đồng thời, trên cơ sở định hướng của HSC, các quy định của NHNN, điều chỉnh kịp thời lãi suất theo tín hiệu thị trường; mức lãi suất niêm yết của Chi nhánh đã rút ngắn được khoảng cách với các ngân hàng TMCP nên tiền gửi của dân cư đã tăng lên đáng kể. Vốn huy động từ dân cư quy VND năm 2009 đạt 1404 tỷ đồng, tăng 35,3% so với năm 2008. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm vốn huy động từ dân cư quy VND tăng lên là việc NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng lên 5.36% kể từ ngày 15/11/09 .

Góp phần vào kết quả trên còn một phần không nhỏ là do việc cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua triển khai “Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng” của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể các chuẩn mực giao dịch viên cần thực hiện trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Qua đó cũng nâng cao được ý thức của giao dịch viên trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín ngân hàng mà cụ thể hơn là tăng cường mối quan hệ với khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Năm 2010 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn không được đầu tư nhiều, làm giảm huy động vốn từ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nên ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng vốn huy động từ dân cư năm 2010 đạt 1843 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2009.

2.2.2.2 Cơ cấu vốn phân theo loại tiền

Chi nhánh ngoài huy động vốn bằng VND, nguồn vốn ngoại tệ cũng được chi nhánh khá quan tâm. Với uy tín lâu năm về hoạt động thanh toán đối ngoại và mức phí dịch vụ hợp lý, chất lượng thanh toán cao nên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội thu hút được khá nhiều các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu.

Bảng 2.6: Huy động vốn phân theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2008

Năm 2009

Năm 2010

2009 so với 2008 2010 so với 2009 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổng nguồn vốn huy động 3706 4389 4851 683 18,4 462 10,5 Vốn huy động bằng VND 2313 2842 3249 529 22,9 407 8,90 Vốn huy động bằng ngoại

tệ (quy VND) 1393 1547 1602 154 11,1 55 3,56

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh 2008-2010 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Hà Nội)

Tỷ trọng vốn huy động theo loại tiền được minh hoạ ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Từ bảng cơ cấu vốn huy động phân theo loại tiền dễ dàng nhận thấy vốn huy động bằng VND chiếm ưu thế hơn so với nguồn vốn bằng ngoại tệ và đều tăng qua các năm. Điều này hoàn toàn hợp lý vì chủ yếu các giao dịch sử dụng đồng nội tệ, đồng ngoại tệ chỉ chủ yếu sử dụng trong thanh toán với nước ngoài. Tuy nhiên năm 2010 tốc độ tăng giảm so với năm 2009 do sự tăng gía của đồng USD. Năm 2010,

NHNN Việt Nam đã phải hai lần điều chỉnh tỷ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2, NHNN Việt Nam tăng tỷ giá thêm 3%, lên mức 18.544 VND/USD. Đến ngày 17/8, NHNN Việt Nam lại điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 18.932 VND/USD (tăng gần 2,1%), biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên +/-3%. Vào các tháng cuối năm 2010, giá USD trên thị trường tự do bắt đầu đà tăng không phanh, người người, nhà nhà rút tiền mua vàng, USD tích trữ vì lo ngại VND mất giá, khiến một lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư không được lưu thông qua hệ thống ngân hàng hay đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Vốn huy động bằng ngoại tệ

Năm 2008 là một năm thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Do sự thay đổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào những tháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, các thị

trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa nhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanh khoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt. Vì vậy năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn đối với huy động vốn bằng ngoại tệ.

Đến năm 2009, lãi suất USD trong nước đã được điều chỉnh tăng cao hơn so với lãi suất trên thị trường quốc tế do nhu cầu vốn đầu tư trong nước bằng USD tăng lên, rút ngắn sự chênh lệch giữa lãi suất USD và VND, thêm vào đó là tâm lý lo sợ lạm phát nên người dân đã chuyển sang gửi USD để tránh rủi ro khi VND mất giá, các doanh nghiệp thì có tình trạng găm giữ USD chờ tỷ giá lên cao. Chính vì vậy, năm 2009 huy động ngoại tệ đã tăng lên 154 tỷ đồng (11,1%) so với năm 2008.

Cuối năm 2009 đến đầu 2010, thị trường ngoại hối dồn dập đón những tác động từ chính sách.

* Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo 7 tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Con số cập nhật thời gian đầu là khoảng 700 triệu USD được bán lại.

* Thứ hai, NHNN hạ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Khoảng 500 triệu USD theo đó được “trả lại” cho các nhà băng.

* Thứ ba, NHNN trực tiếp tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng thêm khoảng 3%, đồng thời thu hẹp biên độ từ +/-5% xuống còn +/-3%.

* Thứ tư, NHNN quyết định “thắt” lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại các tổ chức tín dụng với quy định tối đa 1%/năm.

* Thứ năm, NHNN có thông tư mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ.

Hiệu quả của loạt chính sách trên là tình trạng găm giữ ngoại tệ tại các doanh nghiệp và căng thẳng cung - cầu trên thị trường được tháo gỡ. Trong bối cảnh chung đó, để phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán xuất, nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, mở rộng khai thác các nguồn ngoại tệ để thực hiện đúng các cam kết thanh toán cho khách hàng, tổng vốn huy động bằng ngoại tệ quy VND năm 2010 đạt 1602 tỷ, tăng 3,56% so với năm 2009.

2.2.2.3 Cơ cấu vốn phân theo kỳ hạn

Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM sử dụng mô hình cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn. Các nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nào đó

được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến của chúng. Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đến hạn (có

thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1-30 ngày, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng. Báo cáo về cấu trúc kỳ hạn là công cụ quan trọng được sử dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất. Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao. Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều cố gắng duy

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 62 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w