Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 89 - 100)

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội

3.2.1 Xây dựng kế hoạch và thực thi công tác huy động vốn hợp lý

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động kinh doanh đặt ra và kế hoạch do HSC giao, chi nhánh cần xây dựng kế hoạch huy động vốn hợp lý, gắn với sử dụng vốn.

Một kế hoạch huy động vốn hợp lý là phải xác định được vốn huy động bao nhiêu, phương thức và cơ cấu vốn huy động như thế nào, thời gian và đối tượng huy động cũng như lãi suất huy động... Cơ cấu huy động vốn hợp lý là hướng vào phát triển nhanh các hình thức có chi phí đầu vào thấp như: tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn. Thực hiện được chiến lược đó tốt sẽ có điều kiện hạ thấp lãi suất huy động bình quân đầu vào, tạo cơ hội để mở rộng đầu tư tín dụng.

a. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động

Tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn vì khách hàng sợ gặp phải rủi ro: số tiền họ gửi có thể giảm giá trị mà với mức lãi suất thấp không thể bù được. Mặt khác, người gửi tiền không biết thời điểm chính xác mà họ cần đến tiền, nếu phải rút tiền trước hạn khách hàng bị thiệt nhiều. Vì thế, ngân hàng nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gửi tiền, nhất là những khoản tiền dài hạn.

Bên cạnh việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt thời hạn thì ngân hàng cũng cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt tiền tệ, cụ thể là tăng nguồn vốn huy động bằng USD. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội cần tìm ra biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn bằng USD. Ngân hàng cần đa dạng hoá tiền gửi bằng USD, tạo ra nhiều kỳ hạn tiền gửi bằng USD hơn nữa. Mức lãi suất huy động bằng USD cũng nên được ngân hàng chú trọng thông qua việc tham khảo mặt bằng lãi suất huy động chung. Ngoài ra, chi nhánh nên dự phòng USD nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng bằng USD, và khuyến khích khách hàng vay bằng USD để đầu tư.

b. Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trong nguồn vốn huy động

Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập người dân ngày càng tăng cao, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội muốn khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi thì phải có những giải pháp hữu hiệu để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.

* Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán.

Hiện nay, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp. Vì vậy, ngân hàng cần đưa các biện pháp nhằm nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán: đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản về thủ tục. Phí thanh toán cũng là một yếu tố khách hàng rất quan tâm. Ngân hàng nên có

những hình thức khuyến mãi, thưởng cho khách hàng truyền thống thực hiện thanh toán tại ngân hàng với số lượng tiền lớn. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội vẫn tách riêng hai loại tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản cho vay thanh toán, gây bất tiện cho khách hàng. Nhiều khách hàng muốn vay để thực hiện việc thanh toán lại phải mở thêm tài khoản cho vay thanh toán gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Chi nhánh nên lựa chọn những khách hàng có độ tin tưởng cao như khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ ngân hàng ... cho họ sử dụng hình thức thấu chi trên tài khoản thanh toán. Nếu hình

thức cho vay thấu chi này được thực hiện một cách trôi chảy, có sự thoả thuận từ ngân hàng và khách hàng thì cả hai bên sẽ dễ dàng hơn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, thấu chi cũng là một hình thức tín dụng có thể gặp nhiều rủi ro. Ngân hàng cần phải điều tra kỹ về khách hàng: về khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, rủi ro đạo đức của khách hàng đó.

* Đối với tiền gửi tiết kiệm

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội nên tăng cường, mở rộng các phòng Giao dịch, tạo nên mạng lưới rộng lớn, thu hút nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, góp phần đẩy mạnh nguồn vốn huy động. Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền ở một nơi và rút tiền ở nhiều nơi, biện pháp này tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng. Do tiền gửi tiết kiệm có tính lỏng chưa cao. Ngân hàng nên đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến việc gửi tiền vào ngân hàng.

c. Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn

Để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng gửi tiền. Chiến lược này bao gồm việc đa dạng hoá các dịch vụ bằng cách áp dụng có chọn lọc các hoạt động mà các ngân hàng khác đã sử dụng, tạo ra sự khác biệt của các dịch vụ hiện có của Ngân hang.

Đặc biệt, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ với các khách hàng gửi tiền dài hạn, củng cố lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Chi nhánh cần đảm bảo với khách hàng gửi tiền dài hạn rằng: trong lãi suất huy động vốn đã tính đến yếu tố trượt giá của tiền tệ, đối với khách hàng rút tiền trước thời hạn chi nhánh cũng nên có hình thức trả lãi khuyến khích người gửi tiền.

Ngân hàng nên đưa ra các dịch vụ cụ thể:

* Nâng cao dịch vụ tư vấn khách hàng: trình độ dân trí ở Việt Nam chưa cao, lĩnh vực tài chính ngân hàng còn khá mới mẻ với nhiều người, vì thế, đối với những khách hàng mới, ngân hàng cung cấp thông tin, giải thích kỹ càng cho

khách hàng hiểu về ngân hàng, cung cấp những thông tin có thể giúp khách hàng lựa chọn được nhiều phương thức gửi tiền phù hợp nhất. Đối với những khách hàng truyền thống, ngân hàng phải ưu tiên hơn, luôn cập nhật những thông tin, đưa ra những thông tin có lợi cho khách hàng qua ngân hàng. Ngân hàng cũng nên mở những cuộc hội thảo nhằm tư vấn cho khách hàng, phân tích những ưu điểm vượt trội trong các hình thức huy động .

* Mở rộng mạng lưới ATM: dịch vụ ATM giúp ngân hàng thu hút và giữ khách hàng. Dịch vụ ATM mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, vì vậy ATM có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và cũng duy trì khách hàng hiện có.

Thông qua ATM, ngân hàng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ như:

rút tiền tự động, thay đổi mã số cá nhân, giao dịch vấn tin số dư tài khoản rất nhanh chóng và tiện lợi. Các cá nhân muốn sử dụng máy rút tiền tự động ATM phải có tài khoản cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội. Ngân hàng có thể cho khách hàng rút quá số dư của ngân hàng như một hình thức thấu chi, để thu hút khách hàng sử dụng nhiều máy ATM. Mạng lưới ATM được mở rộng có nghĩa tài khoản tiền gửi cá nhân cũng tăng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động. Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm thẻ, tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng, hoàn thiện những sản phẩm hiện có, nghiên cứu thêm những sản phẩm mới hữu ích và có tính hiệu quả cao. Ngoài ra, nâng cao tiện ích của thẻ không chỉ đơn thuần là nâng cao chất lượng của thẻ mà ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm thẻ và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng kể cả các khách hàng có thu nhập thấp.

* Tăng cường các dịch vụ trả lương cho CNV tại các Doanh nghiệp.

Hiện nay, tại một số doanh nghiệp trả lương cho nhân viên có xuất hiện nhu cầu doanh nghiệp nhờ ngân hàng trích tài khoản tiền gửi trả lương hộ cho nhân viên theo danh sách, công nhân viên có nhu cầu để dành một phần tiền lương ở tài khoản cá nhân, công nhân viên có nhu cầu thanh toán một số khoản chi phí điện nước, bảo

hiểm theo định kỳ, ngân hàng có thẻ tiếp cận các doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ này, tạo thói quen sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Ở các nước phát triển, việc trả lương cho công nhân viên đều thông qua ngân hàng. Tại Việt Nam dịch vụ này còn khá mới mẻ song tính khả thi rất cao.

* Tiếp tục mở rộng dịch vụ I-b@king: ngày nay, khách hàng chỉ cần ở nhà cũng biết được các thông tin về tỷ giá, lãi suất, xem thông tin về các dịch vụ khách hàng, theo dừi số dư và phỏt sinh trờn tài khoản, trao đổi thư điện tử với ngõn hàng.

Khách hàng không phải tốn thời gian, tiền bạc để xem những thông tin cần thiết hàng ngày.

Một chiến lược huy động vốn hợp lý còn phải gắn kết được với nhu cầu sử dụng vốn cho từng thời kỳ kế hoạch quý, năm vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng không chỉ đơn giản là huy động vốn mà mục tiêu quan trọng phải đạt được là sử dụng nguồn vốn huy động đó như thế nào để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Do đó, phải chủ động đến với doanh nghiệp, hỗ trợ các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước khi cho vay phải thẩm định dự án và kế hoạch vay - trả vốn ngân hàng một cách kỹ lưỡng. Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Đôn đốc thu hồi nợ đúng kỳ hạn và kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh tránh tổn thất cho ngân hàng.

Mặt khác, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào khác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh là phải bảo đảm bù đắp được chi phí và có lãi. Bởi vì, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chính là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động của các doanh nghiệp và dân cư nên ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn đó, dù có cho vay được hay không. Huy động vốn mà không cho vay được hoặc cho vay quá ít sẽ dẫn đến ứ đọng, lãng phí vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận của bản thân ngân hàng.

Vì vậy, đòi hỏi huy động vốn phải gắn với sử dụng vốn - đó mới thật sự là mục tiêu của chính sách huy động vốn tối ưu nhất, hợp lý nhất.

3.2.2. Thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt

Đối với bất kỳ một cá nhân hay tổ chức kinh tế nào khi gửi tiền vào ngân hàng ngoài mục đích hưởng các tiện ích trong thanh toán ra thì điều kiện đầu tiên mà họ quan tâm là lãi suất ngân hàng, bao giờ họ cũng mong muốn khoản lợi sinh ra là lớn nhất, khi gửi tiền vào ngân hàng họ mong muốn sẽ được hưởng lãi suất cao. Tuy nhiên nếu huy động lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, gây ra biết động về lợi nhuận, do vậy đi đôi với việc đa dạng hoá hình thức huy động, ngân hàng cần phải đa dạng hoá về lãi suất cho phù hợp.

Tuỳ từng điều kiện, thời gian, tính tiện ích của từng sản phẩm tiền gửi cụ thể

mà đưa ra các mức lãi suất hợp lý; lãi suất phải linh hoạt đối với mỗi loại hình tiền gửi, với mỗi đối tượng khách hàng, với mỗi kì hạn và với mỗi phương thức trả lãi;

kì hạn càng dài thì lãi suất càng cao, sản phẩm có nhiều tiện ích thì lãi suất có thể

thấp hơn sản phẩm ít tiện ích.

Các hình thức trả lãi phải được thực hiện linh hoạt. Đối với khách hàng rút tiền trước hạn, khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang, ngược lại, ngân hàng có

thể khuyến khích người gửi giữ tiền trên tài khoản với một thời gian dài hơn kỳ hạn gửi ban đầu. Ví dụ: người gửi tiết kiệm một năm nhưng không rút tiền trong 2 năm thì có thể được ngân hàng thưởng thêm một tỷ lệ phần trăm nào đó.

Việc xây dựng một biểu lãi suất huy động vốn của ngân hàng phải phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế của ngân hàng cũng như diễn biến thị trường. Khi lãi suất trên thị trường thay đổi, ngân hàng cũng cần phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, ngoài việc duy trì lãi suất cạnh tranh để giữ chân khách hàng thì ngân hàng cũng phải cân nhắc sao cho việc phát triển nguồn vốn do tăng lãi suất phải đồng nghĩa với việc ngân hàng có một kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả tránh lãng phí về vốn. Ngược lại, nếu ngân hàng có nhu cầu sử dụng vốn cao thì lãi suất đưa ra phải phát huy được hiệu quả để nguồn vốn huy động tăng trưởng theo kế hoạch.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay lãi suất là một công cụ canh tranh hữu hiệu giữa các ngân hàng, áp dụng lãi suất linh hoạt có thể sẽ đem lại hiệu quả cho việc huy động vốn nhưng các ngân hàng không nên coi đó là công cụ cạnh tranh

chủ yếu, duy nhất trong việc thu hút khách hàng. Bởi tăng lãi suất nhằm thu hút thêm tiền gửi nhiều khi ngân hàng gặp phải thất bại. Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ đẩy mạnh việc thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

Lãi suất bị ảnh hưởng khá lớn bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vì vậy phải xây dựng một chính sách lãi suất linh hoạt, uyển chuyển, bám sát thị trường và phù hợp với từng thời kỳ. Việc ấn định mức lãi suất trong từng giai đoạn còn phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường và lãi suất cho vay mà ngân hàng quyết định. Mức lãi suất mà ngân hàng đặt ra vừa phải bảo đảm lợi ích cho người gửi tiền, vừa đảm bảo ngân hàng có lợi nhuận. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Hà Nội phải theo dừi thường xuyờn biến động lói suất thị trường, mức cung cầu để từ đó dự báo xu thế biến động để đưa ra mức lãi suất hợp lý.

3.2.3. Thực hiện chính sách về cạnh tranh có hiệu quả, nâng cao công tác marketing

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung chính của chính sách cạnh tranh gồm:

- Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu đòi hỏi định kỳ hàng quý phải có các báo cáo so sánh sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng… với các ngân hàng cùng địa bàn. Trên cơ sở các báo cáo, Chi nhánh phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn

- Phải tạo được lòng tin cao độ đối với doanh nghiệp: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi… Khi đã có

lòng tin với ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới quan hệ với ngân hàng thì

doanh nghiệp sẽ trung thành với các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh dù giá cả có

thể cao hơn các ngân hàng khác.

- Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có

tới hàng chục ngân hàng khác nhau trên một địa bàn (quận, huyện) nhỏ hẹp. Chi nhánh phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh riêng biệt với các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn phải thống nhất về các chính sách, hình ảnh chung của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ được cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuyếch trương, giao tiếp.

Trong quan điểm của Marketing hiện đại, khách hàng trở thành trung tâm trong quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Khách hàng có toàn quyền trong việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, họ cũng có thể dễ dàng chuyển tiền gửi của mình từ ngân hàng này sang ngân hàng khác khi các nhu cầu của mình không được thỏa mãn. Sức ép trong việc cạnh tranh ngày càng lớn, đặc biệt trên địa bàn Hà Nội nơi có rất nhiều các ngân hàng TMCP mở các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trong thời gian vừa qua. Do đó, công tác khách hàng là một điều rất cần được chi nhánh quan tâm trong thời gian sắp tới. Chính sách khách hàng cần bao gồm cả chính sách phát triển các dịch vụ hỗ trợ (phí dịch vụ chuyển tiển, phí mua bán ngoại tệ, lãi suất tiền vay….) nhằm lôi kéo khách hàng hiện hữu, tiềm năng sử dụng các sản phẩm huy động vốn. Chính sách khách hàng của ngân hàng của chi nhánh cần cụ thể như sau:

- Khách hàng tiềm năng là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi nhưng khi Chi nhánh tiếp thị và quan hệ được thì đây sẽ là những khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng được phục vụ theo chính sách khách hàng chiến lược.

- Khách hàng hiện hữu được chia làm 3 loại: (i) Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng được hưởng chính sách khách hàng VIP (khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); (ii) Khách hàng có số dư tiền gửi trung bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho ngân hàng sẽ được phục vụ theo chính sách khách hàng ưu đãi về lãi suất tiền gửi và có thể kèm

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w