Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ không mấy ý nghĩa nếu không đánh giá

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 43)

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ không mấy ý nghĩa nếu không đánh giá

hoạt động quản trị RRTD. Hoạt động quản trị RRTD là khả năng giúp NH đạt được mục tiêu hạn chế RRTD ở mức thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận và bảo đảm an toàn tài chính với các chi phí và nguồn lực bỏ ra hợp lý nhất.

Đối với bất kỳ hoạt động quản trị nào thì khâu kiểm tra đánh giá cũng có một vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết về những gì đã làm được, những gì chưa làm được cũng như những vấn đề cần được hoàn thiện. Kết quả của công tác đánh giá cũng giúp nhà quản trị đưa ra các gợi ý để việc thực hiện hoạt động được tốt hơn. Đối với công tác quản trị rủi ro thì điều này càng đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Việc đánh giá phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc đánh giá không phải chỉ tiến hành sau mỗi chu kỳ kinh doanh mà cần phải tiến hành ngay trong quá trình tổ chức, ở tất cả các khâu, các bộ phận có liên quan để trực tiếp hỗ trợ, chấn chỉnh các hoạt động ngay khi thực hiện và phát hiện kịp thời các bất cập để đề ra biện pháp khắc phục.

Để có cơ sở hợp lý trong việc đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thì Ban Điều hành cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá đảm bảo tính khoa học.

Việc đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng vừa có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý nội bộ, bên cạnh đó công tác đánh giá cũng tạo ra niềm tin cho các đối tác giao dịch với ngân hàng tin tưởng vào chất lượng hoạt động của ngân hàng từ đó có thể không ngừng gia tăng uy tín cho ngân hàng.

1.2.4.1. Tiêu chí định lượng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng còn có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng danh mục tín dụng:

- Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: chỉ tiêu cho biết tổng số và tỷ trọng nợ có vấn đề trong tổng danh mục nợ ngân hàng cần quản lý.

- Chỉ tiêu doanh số cho vay và dư nợ cho vay: thông qua phân tích sự tăng trưởng doanh số cho vay, dư nợ qua các thời kỳ từ đó có thể đưa ra kết quả hoạt động tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu: tỷ lệ phản ánh khả năng tổn thất của ngân hàng so với năng lực tài chính hiện tại của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo: phản ánh tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo trên tổng nợ, chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro trong các khoản nợ của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng: phản ánh tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng, chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ nợ xấu bằng nguồn quỹ dự phòng của ngân hàng.

1.2.4.2. Tiêu chí định tính

- Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi ngân hàng phải thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để làm căn cứ cấp tín dụng cho khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp ngân hàng phân loại khách hàng chính xác, làm căn cứ đánh giá về khách hàng hiệu quả từ đó đưa ra quyết định tín dụng chính xác.

Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng cần nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.

Một cụng cụ quan trọng trong theo dừi chất lượng của cỏc khoản tớn dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư là sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ. Một hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ được tổ chức tốt là một phương tiện hữu ích nhằm phân biệt mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Thông thường, hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ phân loại các khoản tín dụng thành các lớp khác nhau nhằm tính đến mức độ rủi ro.

- Phân loại và đánh giá khách hàng chính xác

Mục tiêu của việc phân loại và đánh giá KH nhằm lựa chọn dự án tốt, KH tốt để cho vay từ đó có thể tránh các rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Do đó các tiêu chí chính dùng để sàng lọc, đánh giá, lựa chọn KH bao gồm mức độ tín nhiệm của KH thể hiện qua thương hiệu, mối quan hệ TD lâu dài, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng điều hành và thực hiện dự án, phương án SXKD; năng lực tài chính thể hiện qua kết quả SXKD, tình hình tài chính, giá trị trên thị trường chứng khoán;

năng lực phi tài chính thể hiện có phát sinh nợ quá hạn hay không, sử dụng vốn vay

NH có đúng không, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo, tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo, doanh số chuyển tiền qua hệ thống NH.. Đây là những yếu tố quan trọng nhất trong quyết định cấp TD, vì đơn giản một KH có tư cách và năng lực tốt thì mức độ an toàn rất cao.

- Thẩm định, tính toán hiệu quả, tính khả thi của dự án đầu tư, phương án SXKD xin vay vốn

Việc phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án SXKD phải tập trung các nội dung như sau: thẩm định về vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn, thẩm định mục tiêu thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án, đánh giá dự kiến khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, đánh giá nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật và đánh giá về phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án, thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, phân tích rủi ro dự án.

- Xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp

Với mỗi NHTM, tín dụng luôn là hoạt động đa dạng nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Do vậy, để đảm bảo mục tiêu hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững nhất thiết phải xây dựng một CSTD phù hợp với tính đặc thù của hệ thống, phỏt huy thế mạnh, khắc phục cỏc điểm yếu vỡ mục tiờu an toàn, rừ ràng, lành mạnh.

- Thực hiện tốt cơ chế kiểm soỏt, theo dừi sau khi cho vay

Trong cơ chế giám sát NH thường thực hiện việc kiểm tra trước trong và sau khi giải ngân, định kỳ hàng tháng quý hoặc đột xuất CBTD phải tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của KH thông qua sổ sách hạch toỏn theo dừi của KH, hoỏ đơn, chứng từ thanh toỏn. Ngoài ra cỏc TCTD cũn sử dụng các hệ thống thông tin giám sát khác như hệ thống thông tin TD, thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, cơ quản quản lý (như NHNN)..

- Khả năng phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro trong hoạt động trong hoạt động TD là việc thực hiện cấp TD cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực SXKD nhằm tránh những tổn thất lớn xảy

ra cho các TCTD . Phân tán rủi ro là một giải pháp chủ yếu thường được các ngân hàng thương mại áp dụng để giảm thiệt hại do rủi ro gây ra.

- Xây dựng và phát triển quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả

Ban Giám đốc có trách nhiệm xây dựng chính sách và quy trình phát hiện rủi ro, định lượng, quản lý và giám sát rủi ro trên cơ sở thực hiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể đã được Ban Điều hành phê duyệt. Các chính sách và thủ tục quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp việc triển khai các chiến lược của Ban Điều hành đúng định hướng, đồng thời chính sách và thủ tục còn là tài liệu mang tính hướng dẫn chi tiết trong công tác triển khai hoạt động quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các tài liệu này sẽ là căn cứ để đánh giá hoạt động quản trị rủi ro định kỳ.

Ban Giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được HĐQT phê duyệt, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dừi và kiểm soỏt nợ xấu. Cỏc chớnh sỏch và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của ngân hàng, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

Các thủ tục, quy trình và văn bản được xây dựng, triển khai và các trách nhiệm phờ duyệt và xem xột khoản cho vay được phõn định rừ và phự hợp.

Một yếu tố chính để hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh là xây dựng và thực hiện tốt các chính sách và thủ tục bằng văn bản liên quan đến việc xác định, đo lường, theo dừi và kiểm soỏt rủi ro tớn dụng.

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng đầy đủ

Việc xây dựng quy trình tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Bởi vì quy trình tín dụng giúp ngân hàng thiết lập tiêu chuẩn cấp tớn dụng rừ ràng, yờu cầu cú thụng tin đầy đủ và người vay, cũng như mục đớch sử dụng vốn vay, nguồn vốn trả nợ, cơ cấu tín dụng. Quy trình tín dụng sẽ giúp cho cán bộ ngõn hàng cú hướng dẫn rừ ràng trong quỏ trỡnh cấp tớn dụng, hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng. Nguyên nhân là việc xây dựng quy trình tín dụng giúp ngân hàng xác định mọi loại rủi ro trong các khâu của quá trình cấp tín dụng, từ đó đưa ra các quy định để tránh rủi ro xảy ra, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Việc xõy dựng cỏc tiờu chớ cấp tớn dụng lành mạnh được xỏc định rừ ràng là cực kỳ quan trọng để phờ duyệt tớn dụng. Cỏc tiờu chớ cần chỉ rừ đối tượng khỏch hàng đủ tiêu chuẩn được cấp tín dụng, các loại hình tín dụng và các điều khoản và điều kiện cấp tín dụng. Các ngân hàng cần nhận được đầy đủ thông tin để cho phép đánh giá toàn diện về hồ sơ rủi ro của khách hàng vay.

Ngân hàng cần có quy trình phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như gia hạn tớn dụng rừ ràng. Quy trỡnh này đảm bảo rằng mọi khoản vay mới và gia hạn khoản vay cần được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.

Ngõn hàng cần cú quy trỡnh rừ ràng trong việc phờ duyệt cỏc khoản tớn dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại.

Nhiều cán bộ trong ngân hàng tham gia vào quá trình cấp tín dụng. Những cán bộ này có thể là những người từ bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

Để có được danh mục đầu tư tín dụng lành mạnh, ngân hàng phải xây dựng quá trình đánh giá và phê duyệt trong quá trình cấp tín dụng. Việc phê duyệt cần được thực hiện theo các hướng dẫn bằng văn bản của ngân hàng và được đưa ra bởi cấp lónh đạo thớch hợp. Cần cú bằng chứng kiểm tra rừ ràng thể hiện sự tuõn thủ cỏc thủ tục phờ duyệt và xỏc định rừ cỏ nhõn hoặc tổ chức cung cấp số liệu đầu vào cũng như ra quyết định tín dụng. Ngân hàng cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Quá trình phê duyệt cấp tín dụng của ngõn hàng cần đặt ra trỏch nhiệm đối với những quyết định được đưa ra và chỉ rừ ai có thẩm quyền trong việc phê duyệt hay thay đổi các điều khoản về tín dụng.

Việc gia hạn nợ vay phải được thực hiện theo quy định thời gian nhất định. Cụ thể các khoản tín dụng liên quan đến tổ chức và cá nhân phải được kiểm tra, giám sát riêng và có những bước kiểm soát thích hợp để giảm rủi ro cho những khoản vay.

Các nguyên tắc trên yêu cầu ngân hàng cần có biện pháp tổ chức quản lý rủi ro hợp lý thông qua vận hành quy trình cấp tín dụng phù hợp.

- Giám sát hạn mức tín dụng hiệu quả

Ngân hàng cần thiết lập giới hạn tín dụng tổng thể đối với khách hàng cá nhân, tổ chức và nhóm khách hàng liên quan. Việc thiết lập giới hạn tín dụng tổng thể với các nhóm khách hàng khác nhau sẽ giúp ngân hàng giám sát quy mô tín dụng của khách hàng và có những biện pháp phù hợp để đảm bảo ngăn ngừa rủi ro tín dụng.

Một yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng là xây dựng các mức giới hạn rủi ro đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng (những khách hàng có quan hệ). Các giới hạn này thường dựa một phần vào xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay, với các khách hàng có xếp hạng cao hơn sẽ có giới hạn rủi ro tiềm năng cao hơn. Cũng cần xây dựng giới hạn đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể.

Cần có các giới hạn rủi ro trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mà có liên quan đến rủi ro tín dụng. Những giới hạn này giúp bảo đảm các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng đa dạng. Giới hạn tín dụng là rất quan trọng trong quản lý toàn bộ hồ sơ rủi ro tín dụng hoặc rủi ro đối tác của một ngân hàng. Để có hiệu quả, các giới hạn này cần mang tính ràng buộc và không đi theo nhu cầu của khách hàng.

Các giới hạn tín dụng của ngân hàng phản ánh rủi ro đi kèm theo việc thanh lý các tài sản đảm bảo. Do vậy, tiềm năng rủi ro trong tương lai cần được tính toán trên nhiều khoảng thời gian. Các giới hạn cũng cần tính đến các rủi ro không được bảo đảm trong khi thanh lý.

- Xây dựng hệ thống giám sát và phát hiện vấn đề trong tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cần thực hiện biện pháp giám sát đối với các khâu của hoạt động tín dụng. Việc giám sát này nhằm mục đích đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện theo quy trình, chính sách và thủ tục của ngân hàng. Việc giám sát này có thể được thực hiện bởi cấp quản lý trực tiếp hoặc một bộ phận giám sát độc lập trong ngân hàng.

- Quản lý tổng thể chất lượng danh mục tín dụng

Ngõn hàng phải cú hệ thống theo dừi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng. Trước đây, ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc giám sát hiệu quả hoạt động theo hợp đồng của từng khoản tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng. Tuy

nhiờn bờn cạnh đú, cỏc ngõn hàng cần cú hệ thống theo dừi cơ cấu và chất lượng tổng thể của các danh mục đầu tư tín dụng. Hệ thống này cần có sự thống nhất với bản chất, quy mô và độ phức tạp của các danh mục đầu tư của ngân hàng.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Để quản lý được các rủi ro thì trước hết phải biết là rủi ro đó xảy ra như thế nào cũng như xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Trong đó phải xem xét các nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan để từ đó có thể xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, từ đó ngân hàng sẽ có biện pháp tác động phù hợp. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần xem xét nhân tố nào là nhân tố tích cực, nhân tố nào là tiêu cực để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Sau đây là những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đã được hệ thống hóa:

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Quản trị rủi ro tín dụng là tổng thể các biện pháp được ngân hàng sử dụng để có thể đảm bảo duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong giới hạn có thể chấp nhận được của ngân hàng. Theo quan điểm quản trị rủi ro hiện đại, vấn đề thiết lập môi trường quản trị rủi ro tín dụng ngày càng trở nên đóng vai trò quan trọng. Việc xây dựng được môi trường quản trị rủi ro tốt sẽ có tác động tích cực với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Đây chính là nhân tố chủ quan đóng vai trò là nhân tố tích cực đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Nhân tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng phát triển.

1.3.1.1. Năng lực quản lý của Ban Lãnh đạo

Ban lãnh đạo ngân hàng có đủ năng lực, có khả năng nhận thức tốt trong việc xác định tầm quan trọng cũng như có khả năng xây dựng một chiến lược và chính sách quản trị rủi ro phù hợp với đặc thù, quy mô hoạt động cũng như xu hướng phát triển của ngân hàng thì hoạt động quản trị rủi ro sẽ đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w