Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Định hướng hoạt động chung của chi nhánh

Tuyên Quang là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc.

Giai đoạn 2008 - 2010 GDP của tỉnh tăng trung bình 12,32%, thu nhập bình quân đầu người 11 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5%/năm. Với cơ cấu 27% hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp của Tuyên Quang đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, với khoảng 45%

diện tích trồng lúa được canh tác các giống lúa chất lượng cao. Giá trị sản xuất

công nghiệp tăng 20%/năm; dịch vụ tăng 15,1%/năm. Công tác văn hóa xã hội có bước phát triển tích cực, chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng lên, tỷ lệ đỗ đại học và cao đẳng đạt trên 30%; các chính sách xã hội được quan tâm và đạt nhiều kết quả: tỷ lệ hộ nghèo còn 3%, 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Quốc phòng an ninh được củng cố và tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Nhiệm kỳ 2010-2015, tỉnh đề ra các mục tiêu phấn đấu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 18%/năm.

- Cơ cấu kinh tế vào năm 2012 là: công nghiệp - xây dựng 31%; dịch vụ 67%;

nông nghiệp 2%.

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm. 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,5%; giải quyết việc làm mới bình quân 2.000 lao động/năm, trên 60% số lao động qua đào tạo.

- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, hàng năm có trên 80% số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, 80% chính quyền phường, xã vững mạnh;

MTTQ và trên 90% tổ chức đoàn thể vững mạnh.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp như: ưu tiên, nâng cao chất lượng kinh tế dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư triển khai dự án và mở rộng kinh doanh, cùng tỉnh hoàn thành các đề án quy hoạch lớn;

đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt là các dự án công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.

Qua các năm, kết quả đầu tư cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh đạt được khá cao, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô… Đến 30/06/2010, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 14.344 tỷ đồng, tăng 2.636 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trường bình quân 3 năm 2007-2009 đạt 32,2%.

Hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn có bước tăng trưởng khá, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Mục tiêu định hướng chủ yếu để xây dựng chiến lược và thực hiện kế hoạch là:

- Tiếp tục thực hiện tốt đề án cơ cấu lại tại Chi nhánh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn lực vững chắc.

- Ổn định mức tăng trưởng TD trong giai đoạn tới trên cơ sở các dự án đã được Chính phủ, các bộ ngành phê duyệt mà Chi nhánh đã cam kết cho vay và định hướng bỏ vốn; tập trung huy động nguồn vốn tại chỗ để có bước đột phá trong tăng trưởng TD vào những năm tiếp theo;

- Tăng thu dịch vụ, trích đúng, đủ DPRR;

- Đưa vào sử dụng trụ sở mới với quy mô và trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

- Xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới ở các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm để đón đầu một số dự án sẽ triển khai tại đây.

- Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là lĩnh vực ngoại ngữ, ứng dụng sản phẩm mới và sử dụng công nghệ mới trong HĐNH.

- Đảm bảo thực hiện xuyên suốt khẩu hiệu hành động của Agribank “Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động.”

Mục tiêu định hướng hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012

Quy mô hoạt động của chi nhánh

- Dư nợ tín dụng bình quân: Tăng trưởng bình quân 24%/năm, năm 2012 đạt 3.535 tỷ đồng.

- Huy động vốn bình quân: Tăng trưởng bình quân 33%/năm, năm 2012 đạt 2.275 tỷ đồng.

- Định biên lao động: Tăng trưởng bình quân 8%, đến năm 2012 Chi nhánh có 150 lao động.

Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh - Tỷ lệ nợ xấu: <= 2%

- Tỷ lệ dư nợ / Vốn huy động: <= 1.58%

- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn / Tổng dư nợ: <= 32%

- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ tối thiểu 20%

- Tỷ trọng dư nợ nhóm 2 / Tổng dư nợ: <= 6%

Khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của chi nhánh

- Thu dịch vụ: Tăng trưởng bình quân tối thiểu: 21%/năm, năm 2012 đạt 27 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế: Tăng trưởng bình quân tối thiểu: 11%/năm, năm 2012 đạt 62,25 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người: Đến năm 2012 đạt 415 triệu đồng /người (ước tính đến năm 2012 tổng số cán bộ của chi nhánh là 150 người).

- Tỷ trọng thu dịch vụ / tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh 45% . 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD

- Tăng trưởng tín dụng ổn định, bền vững, không tăng trưởng nóng: Nếu những năm trước đây, tăng trưởng cao dư nợ cho vay TD được khuyến khích nhằm mở rộng cung tiền, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, thì những năm gần đây, sự mở rộng cung tiền, gia tăng TD vào những dự án, ngành, lĩnh vực kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tạo ra một nền kinh tế lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế - tài chính, môi trường bị phá hoại... Do đó, Chính Phủ, NHNN đã định hướng phát triển chiều sâu và bền vững, theo đó chủ trương tăng trưởng hoạt động TD của Agribank nói chung và của Chi nhánh Tuyên Quang nói riêng là tăng trưởng ổn định, bền vững, chỉ đầu tư vào những dự án, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực hoạt động ổn định, chắc chắn và có hiệu quả. Hạn chế tối đa việc tăng trưởng nóng TD, chạy theo doanh số, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vào các ngành có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: SPTD không chỉ gói gọn theo các hình thức TD theo quy định của NN như trước đây là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nữa, mà trong nền KTTT các NHTM đã đa dạng thành rất nhiều sản phẩm TD. Hiện

nay, Agribank Tuyên Quang định hướng phát triển các loại sản phẩm TD theo 3 đối tượng KH chính là:

 KH là các định chế tài chính như các NH, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư,... thì sản phẩm TD là các khoản cho vay lại qua các dự án do Agribank Tuyên Quang làm chủ vay vốn từ nước ngoài, hoặc các khoản cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,...

 KH là các doanh nghiệp: SPTD còn gọi là các SPTD bán buôn, bao gồm các khoản cho vay như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức, bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, cho vay trung dài hạn đầu tư các dự án,...

 KH cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân: Là các sản phẩm TD bán lẻ, bao gồm như: các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua nhà, mua xe, mua sắm hàng tiêu dùng ...), các sản phẩm cho vay tự SXKD đối với cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân.

- Cải tiến QTTD, cơ cấu lại tổ chức hoạt động TD: Dự án chuyển đổi mô hình tổ chức từ chỗ toàn bộ hoạt động TD bao gồm quan hệ KH, thẩm định hồ sơ vay, quản lý nợ chỉ do một Phòng/ Ban TD đảm nhiệm theo kiểu truyền thống từ trước đến nay, thì nay chuyển thành các Phòng/ Ban chức năng riêng theo 3 Khối: Quan hệ KH; Quản lý rủi ro; Quản lý TD và theo ngành dọc từ Hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, về mặt hình thức đã được chuyển đổi và phân định các công đoạn cho các bộ phận, nhưng về mặt tư tưởng và thói quen thì chưa thực sự chuyển đổi, vẫn còn những vẫn đề về trách nhiệm, về quy trình cần phải giải quyết triệt để trong thời gian tới.

- Chuyển dịch các cơ cấu tín dụng: Chuyển dịch các cơ cấu TD theo một định hướng trong một thời gian nhất định là một nội dung quan trọng trong định hướng công tác QLRRTD. Để hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra, nhờ quá trình đánh giá, phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường và tính đặc thù của NH,

mà trong những giai đoạn cụ thể, phải đề ra định hướng chuyển dịch các cơ cấu TD một cách phù hợp nhất.

Trong giai đoạn tới, Agribank Tuyên Quang đã chủ trương chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo hướng: đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn; tăng cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay bằng ngoại tệ,...

- Nâng cao chất lượng tín dụng: Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w