CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lí nhà nước, vừa mang tính chất doanh nghiệp nên sự quản lý của ngân hàng Nhà nước với hoạt động của ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng. Để bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy định, quy chế và môi trường pháp lý của hoạt động tín dụng, cụ thể là:
Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ
sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
Thứ hai, ngân hàng cần sớm có những chỉ đạo cụ thể cho các ngân hàng thương mại về các thức tổ chức tiến hành hoạt động quản trị rủi ro, ban hành các văn bản quy định về quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Việc ban hành văn bản hướng dẫn định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng giúp cho các ngân hàng có cơ sở để thiết lập và vận hành hệ thống hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời ngân hàng nhà nước cũng có cơ sở giám sát hoạt động của các ngân hàng, đảm bảo tăng cường chất lượng hoạt động của các ngân hàng, từ đó đảm bảo ổn định nền kinh tế.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhằm giúp các ngân hàng khai thác thông tin một cách hiệu quả tại trung tâm này. Để quản trị rủi ro thì ngân hàng cần rất nhiều thông tin và phải đảm bảo tính chính xác từ đó mới đưa ra các phân tích, đánh giá và xếp loại tín dụng tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các ngân hàng rất khó khăn khi thực hiện công việc này. Do đó nếu có thể khai thác hiệu quả những thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng thỡ chất lượng hoạt động tớn dụng sẽ được nõng lờn rừ rệt.
Thứ tư, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các NHTM. Thông tin ở đây bao gồm hai loại: thứ nhất là thông tin về doanh nghiệp; thứ hai là những thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), bao gồm thông tin về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các Ngân hàng thương mại, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để các Ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.
Cùng với thông tin về doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước còn phải nắm vững để cung cấp cho các Ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ; tư vấn cho Ngân hàng thương mại về những
lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương, đường lối phát triển chung đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho Ngân hàng thương mại.
Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần tăng thêm quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng thương mại
Sự quản lý của NHNN chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô, những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, bởi lẽ điều kiện hoạt động của các Ngân hàng thương mại không giống nhau, nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.
Đơn cử như quy định về vốn tự có tối thiểu của các doanh nghiệp tham gia vào dự án, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có phương án kinh doanh rất tốt, có đủ tài sản thế chấp nhưng không đủ vốn tự có tham gia dự án như yêu cầu nên không được vay vốn, rừ ràng trong trường hợp này ngõn hàng đó mất đi một khỏch hàng đầy tiềm năng. Quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu của doanh nghiệp tham gia dự án là nhằm ràng buộc, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc thực hiện dự án. Nhưng điều này thực sự có cần thiết hay không bởi lẽ khi doanh nghiệp đã sẵn sàng thế chấp toàn bộ tài sản của mình để vay vốn thì đương nhiên họ phải có trách nhiệm với khoản vay nếu như không muốn bị xiết nợ bằng tài sản thế chấp. Hay như quy định về một tài sản thế chấp chỉ được thế chấp tại một ngân hàng cũng có chỗ không ổn. Nếu một doanh nghiệp có tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn nhiều lần khoản vốn vay nhưng do ngân hàng hiện đang nhận thế chấp không muốn cho doanh nghiệp vay nữa thì doanh nghiệp đó cũng đành chịu không thể vay vốn ở ngân hàng khác. Đưa một vài ví dụ như vậy là để muốn nói rằng vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết song ở một mức độ nhất định cần đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại để họ phát huy sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.
Thứ sáu, ngân hàng nhà nước cần thực hiện việc thanh tra thường xuyên hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc
tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.
Thứ bảy, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng.
Thứ tám, Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) trong thực thi chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại, đảm bảo thị trường phát triển bền vững.