CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
2.2.2. Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
2.2.2.1. Xác định rủi ro tín dụng
Để quản trị được rủi ro, trước hết phải nhận dạng được rủi ro đó. Đó là điều mà Ban lãnh đạo NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang luôn ý thức được. Ngân hàng muốn xác định và nhận dạng được những rủi ro trước hết tiến hành phân tích hoạt động tín dụng theo các nghiệp vụ và xác định từng loại rủi ro trong mỗi nghiệp vụ đó. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào hoạt động cho vay nên sau đây sẽ đi vào phân tích rủi ro trong hoạt động cho vay. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro tín dụng tại NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang bao gồm các công việc:
Trước hết phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu thức như thời hạn, khách hàng, phương thức cấp vốn, hình thức tài trợ…và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại.
Đối với mỗi loại rủi ro thỡ việc nhận dạng bao gồm theo dừi rủi ro, xem xột rủi ro, nghiên cứu môi trường hoạt động cụ thể nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra đồng thời cố gắng dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đề ra những biện pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng là phân tích các báo cáo, phân tích các hợp đồng vay vốn cụ thể và làm việc trực tiếp với các bộ phận có liên quan khi rủi ro xảy ra.
Ở ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang chủ yếu rủi ro được nhận dạng khi đã có những dấu hiệu hay biểu hiện nào đó khi rủi ro đã xảy ra hoặc đã nhìn thấy được nguy cơ. Còn việc nhận dạng rủi ro trong tương lai hay dự đoán rủi ro thực chất chỉ là những phân tích sơ bộ và đưa ra các dự báo chung chung bởi lẽ ngân hàng hiện chưa áp dụng một kỹ thuật cảnh báo và phòng chống rủi ro hiệu quả. Có thể nói đây là một trong những nhược điểm của công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - tỉnh Tuyên Quang.
Tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhận biết rủi ro thông qua việc phân loại và quản lý các khoản nợ như sau:
NHNo&PTNT nơi cho vay thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn của NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì NHNo&PTNT nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách
hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu ;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm : - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.
Kết luận: NHNo&PTNTVN thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính, việc phân loại giúp việc nhận biết kịp thời các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ xấu.
2.2.2.2. Định lượng rủi ro tín dụng
Sau khi nhận diện các loại rủi ro thì các loại rủi ro sẽ được phân tích và đo lường mức độ để tìm nguyên nhân rủi ro nhằm có phương án đối phó, xử lý phù hợp. Tại NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang, rủi ro thường chỉ được phân tích một cách định tính, để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực hiện được. Bởi vì ngân hàng chưa áp dụng được các phương pháp đo lường hiện đại nên chỉ tiến hành phân tích thông qua các báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ tiêu để xác định nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm tìm biện pháp tác động để hạn chế tổn thất của những rủi ro đó.
Cụ thể tại Agribank Tuyên Quang thì việc định lượng rủi ro được tiến hành thông qua xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng:
Do đặc thù khách hàng cá nhân tại địa bàn nên chi nhánh chưa tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân mà mới chỉ thực hiện với doanh nghiệp.
Trước mắt việc xếp hạng doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích quản lý rủi ro và hỗ trợ trong công tác ra quyết định cấp tín dụng được thể hiện trên tờ trình thẩm định của cán bộ QHKH và lưu trữ thông tin khách hàng. Sau một thời gian thực hiện chính sách ổn định sẽ xây dựng chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng.
Trên cơ sở báo cáo kết quả triển khai thực tế, ngân hàng sẽ có trách nhiệm đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa quy trình để đảm bảo phù hợp với thực tế và tiến tới công nghệ hóa chương trình chấm điểm nhằm tự động hóa quá trình ra quyết định và ủy quyền mức phán quyết. Cụ thế quy trình chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang xem tại phụ lục 01.
2.2.2.3. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng được thể hiện qua hệ thống các phương pháp, công cụ quản lý tín dụng được văn bản hóa trong chính sách tín dụng, thể hiện quy định của ngân hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng phát sinh cũng như tổn thất do rủi ro gây ra:
a. Xây dựng quy trình tín dụng
Công tác quản trị rủi ro được tiến hành trong suốt quá trình tín dụng. Do vậy cần phải xác định được các loại rủi ro gắn liền với các giai đoạn của hoạt động tín dụng để có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp và đạt hiệu quả. Tại Agribank Tuyên Quang, hoạt động tín dụng được triển khai theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang:
- Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
- Trường hợp khoản vay thuộc quyền phán quyết theo phân cấp của Trưởng Phòng Tín dụng: Trưởng phòng trực tiếp phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (theo uỷ quyền - nếu có).
- Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của cán bộ tín dụng/Trưởng phòng thì Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
Tiếp cận khách hàng
2. Thông