Nội dung về phát triển kinh doanh các Ngân hàng thương mại dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 33 - 36)

SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU

1.2 Nội dung về phát triển kinh doanh các Ngân hàng thương mại dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đây là thời điểm để các NHTM nhìn lại hoạt động của mình trong những năm qua và đưa ra các chiến lược kinh doanh mới sau thời kỳ khủng hoảng. Nội dung về phát triển kinh doanh các NHTM thể hiện qua một số nội dung:

1.2.1 Phát triển lĩnh vực kinh doanh

Tập trung phát triển các mảng kinh doanh ngân hàng có thế mạnh. Những năm trước khủng hoảng các Ngân hàng thường tập trung vào phát triển thị trường, triển khai các sản phẩm mới, sử dụng hiệu quả công nghệ, tuy nhiên dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của Ngân hành trong thời gian vừa qua, các nhà hoạch định chiến lược phải xem lại chiến lược kinh doanh của Ngân hàng mình. Cụ thể trong thời điểm khó khăn hiện nay các Ngân hàng tập trung phát triển các sản phẩm kinh doanh có thế mạnh của mình nhằm giảm thiểu những rủi ro, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng. Hiện các

ngân hàng thường tập trung cho vay đối với các khách hàng cũ, có tiềm lực tài chính, hoạt động hiệu quả.

Đa dạng dịch vụ, đẩy mạnh khai thác các dịch vụ tiện ích. Sau thời gian khủng hoảng kinh tế, một số ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng lợi nhuận như dự kiến. Do nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, ngân sách tiêu dùng cá nhân bị thu hẹp, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đóng băng đã gây khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng như nguy cơ thiếu hụt thanh khoản, nợ quá hạn gia tăng, nguồn thu từ hoạt động cho vay sụt giảm các ngân hàng đang hướng đẩy mạnh khai thác các dịch vụ gia tăng cho khách hàng như: dịch vụ BSMS (dịch vụ báo tin nhắn qua điện thoại) dịch vụ Vntopup, directbanking, dịch vụ thanh toán tiền điện, thanh toán tiền nước … nhằm tăng thu từ dịch vụ ròng.

Các ngân hàng tập trung đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng, một số ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói dành cho doanh nghiệp: ví dụ như dịch vụ đổ lương cán bộ nhân viên, dịch vụ thu hộ …

Tập trung phỏt triển sản phẩm bỏn lẻ. Cỏc ngõn hàng đó nhận rừ tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ, hoạt động ngân hàng bán lẻ bao gồm: cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay hộ gia đình, huy động vốn cá nhân, tổ chức, bán các sản phẩm tới tay người tiêu dùng… Sau giai đoạn chỉ tập trung phát triển khách hàng doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khủng hoảng, các ngân hàng đã nhận thấy thị trường bán lẻ mang tính bền vững và đang dần thực hiện nhiều chính sách để chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Một số ngân hàng cổ phần đã phát triển lĩnh vực bán lẻ từ sớm như Techcombank,Á Châu, hay Agribank … họ đã chiếm lĩnh được một phần thị trường từ sớm. Trong khi đó một số ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank… còn chưa chú trọng tới mảng hoạt động bán lẻ thì nay họ đã tập trung khai thác mảng hoạt động này bằng việc thành lập các phòng tín dụng quan hệ khách hàng cá nhân, cử cán bộ tín dụng cá nhân tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cá nhân… Đồng thời để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư

và tổ chức, nhiều ngân hàng đã đưa ra những chính sách khuyến mãi mang nhiều ưu đãi lớn cho khách hàng cá nhân để phát triển được hoạt động bán lẻ của mình.

Bên cạnh đó các ngân hàng nhận thấy chỉ phát triển mạnh hoạt động bán lẻ mới có thể gắn kết được khách hàng cá nhân, thông qua đó phát triển các sản phẩm cá nhân như thẻ, huy động vốn... Đây là một hướng đi đúng đắn của các ngân hàng, tuy nhiên để phát triển sang lĩnh vực này đối với một số ngân hàng không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình đòi hỏi phải có chiến lược phù hợp.

1.2.2 Phát triển phạm vi hoạt động kinh doanh

Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ trong hệ thống ngân hàng tài chính. Tính đến 31/12/2010, tính cả các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Việt Nam có hơn 100 ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kéo theo đó là sự mở rộng hàng mạng lưới của các ngân hàng, chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch được mở san sát nhau. Dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế như hiện nay, hoạt động ngân hàng kém hiệu quả, chi phí cho mạng lưới quá lớn buộc các ngân hàng phải đóng cửa các điểm kinh doanh kém hiệu quả để cắt giảm chi phí.

Xét về mặt mạng lưới hoạt động: Trong giai đoạn khó khăn hiện nay các ngân hàng cần phải xem xét, cân nhắc kỹ đối với việc mở rộng mạng lưới, phát triển các phòng giao dịch. Các ngân hàng có sự cạnh tranh ngay trong cùng hệ thống, phòng giao dịch của Chi nhánh này nằm xen gần trụ sở hoặc địa bàn của Chi nhánh khác.

Xét về phạm vi khách hàng: Xu hướng các Chi nhánh tiếp cận và có quan hệ với các khách hàng ngoài địa bàn ngày càng trở lên phổ biến hơn. Vượt qua giới hạn về phạm vi hoạt động, các chi nhánh tìm kiếm khách hàng tốt bên ngoài địa bàn để thực hiện cho vay hoặc huy động vốn … Điều này giúp các ngân hàng có cơ hội để tìm kiếm được khách hàng tốt, đồng thời cũng giúp các Doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn Ngân hàng trong quá trình quan hệ. Có nhiều địa bàn có doanh nghiệp hoạt động tốt nhưng không muốn hoặc khó khăn trong việc quan hệ với Chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, họ lại có quan hệ với các Chi nhánh khác ở ngoài địa bàn, dựa

trờn mối quan hệ quen biết cỏc bờn đó nắm rừ và hiểu rừ về nhau nờn quỏ trỡnh làm việc sẽ thuận lợi hơn. Nhiều ví dụ lớn về việc cho vay, huy động vốn các doanh nghiệp ngoài địa bàn, một số chi nhánh trên địa bàn Hà Nội cho vay doanh nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp ở Hải Phòng, Quảng Ninh …

1.2.3 Phát triển kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Xu hướng mới của các ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay đang tạm thời chuyển hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm trước và trong cuộc khủng hoảng kinh tế các Ngân hàng đều tập trung cho việc phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm mới thì trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế toàn cầu các nhà quản trị ngân hàng chuyển sang tập trung hơn về mặt quản trị rủi ro. Xuất phát từ thực tế hoạt động của các ngân hàng trong thời gian vừa qua, khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn tới kết quả hoạt động của ngân hàng giảm sút, nợ xấu, nợ khó đòi tăng cao, trích lập dự phòng rủi ro cao nên kết quả hoạt động thấp.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các ngân hàng. Để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng tập trung vào việc kiểm soát các khoản vay kém hiệu quả và tuân thủ các quy trình về cho vay. Các ngân hàng chủ động tìm kiếm các phương thức, giải pháp mới để quản lý rủi ro riêng của mình, ví dụ như: Tăng cường việc quản lý, kiểm tra đối với hội sở chính của Ngân hàng đối với chi nhánh, tăng cường kiểm tra chéo giữa các chi nhánh …

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, các ngân hàng đã bộc lộ một phần yếu kém của mình trong việc phát triển kinh doanh cũng như phát triển kết quả kinh doanh của mình, thể hiện qua nợ xấu, cho vay thiếu tài sản đảm bảo, cho vay không kiểm soát được hoạt động của khách hàng. Do vậy hiện nay các ngân hàng đã có nhiều giải pháp cho việc quản lý rủi ro trong việc quản lý và đánh giá tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó để phát triển kết quả kinh doanh thể hiện hiệu quả kinh doanh cao liên quan tới nhiều vấn đề về giảm thiểu chi phí, giảm bớt các thủ tục và giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch…

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w