Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một số ngân hàng thương mại sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 36 - 42)

SAU CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU

1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một số ngân hàng thương mại sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp và khó lường. Trong nước lạm phát tăng cao, giá đầu vào của các loại nguyên vật liệu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh gây khó khăn hầu hết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thị trường tài chính liên tục có những biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên ngành ngân hàng và những chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn của Chính phủ, hầu hết các NHTM đều giữ vững và phát triển được hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù nhiều ngân hàng phải điều chỉnh lại mục tiêu lợi nhuận trong giai đoạn suy thoái, nhưng ngành Ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận.

Điều này cho ta thấy được những cố gắng lớn của Ngân hàng trước khủng hoảng kinh tế.

Trước bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều ngân hàng đã không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động nhằm thu hút tối đa lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Là ngân hàng thương mại nhà nước ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như WB, ADB, JBIC, NIB…. Thực hiện chiến lược đa phương hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trường, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank, Lào Việt Bank, Bảo hiểm Lào -Việt, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, Công ty quản lý quỹ đầu tư BVIM với Hoa Kỳ. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khoán CPC – Việt Nam (CVS). Năm 2008, BIDV có 108 chi nhánh, 241 phòng giao dịch, 157 quỹ tiết kiệm và 1000 điểm đặt máy ATM.

Năm 2009 con số này lần lượt tăng lên là 108 chi nhánh, 312 phòng giao dịch và có

đặt 01 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Năm 2010, BIDV đẩy mạnh mở rộng mạng lưới giao dịch, kết quả là có 113 chi nhánh, 349 phòng giao dịch, 1095 điểm đặt máy ATM và có thêm 01 văn phòng đại diện ở nước ngoài so với năm 2009.

VietinBank là một trong 03 ngân hàng thương mại có mạng lưới kinh doanh lớn nhất cả nước, phủ khắp địa bàn 63 tỉnh thành phố. Năm 2009, VietinBank đặc biệt chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới. Ngân hàng đã khai trương thêm 6 chi nhánh mới tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Tuyên Quang, thành lập thêm 204 phòng giao dịch, nâng tổng số đơn vị mạng lưới của VietinBank lên 150 chi nhánh, 1 Sở giao dịch, 2 Văn phòng Đại diện, 793 Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm, 3 đơn vị sự nghiệp, 4 công ty trực thuộc và 1 ngân hàng liên doanh.

Và phát triển 1047 máy ATM, 95.000 thẻ tín dụng quốc tế được phát hành tăng 21%

so với năm 2008. VietinBank đã không ngừng phát triển mạng lưới kinh doanh, trở thành Ngân hàng Thương mại có quy mô mạng lưới lớn thứ 2 tại Việt Nam với 1.093 đơn vị mạng lưới, tăng 146 đơn vị so với năm 2009. Năm 2010, VietinBank cũng đã thành lập 01

Văn phòng đại diện tại Frankfurt, và đang xúc tiến thành lập 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin (Đức) vào năm 2011.

- Các Ngân hàng đều thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động theo tiêu chí ngân hàng hiện đại, tiên tiến để hội nhập nền kinh tế thế giới, nâng cao sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Trong những năm gần đây, BIDV đã chuyển hoạt động kinh doanh từ ngân hàng bán buôn sang đẩy mạnh kinh doanh hoạt động bán lẻ. Các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình nhanh chóng được triển khai, giới thiệu, đã thu hút khách hàng sử dụng ngày càng nhiều, tăng sức cạnh tranh trên địa bàn. Sau năm 2008,

Techcombank đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tạo đột phá và cách biệt trong việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, trọng tâm khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập khá trong xã hội. Phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sán phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng.

- Đầu tư vào CNTT đang là xu thế của ngành ngân hàng toàn cầu. Mặc dù tình hình thế giới trong vài năm trở lại đây có nhiều khó khăn nhưng ngân sách chi cho CNTT trong ngành ngân hàng vẫn tăng đáng kể với các ngành khác. Các ngân hàng tận dụng những giải pháp công nghệ nhằm đưa ra những dịch vụ hướng mạnh vào khách hàng, đồng thời giảm thiểu chi phí hoạt động do thay thế các quy trình thủ công, và đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định bên ngoài và nội bộ. Trong năm 2009, nhiều sản phẩm - dịch vụ mới giàu chất công nghệ được ra mắt, khẳng định thế mạnh của Techcombank trong việc ứng dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và được khách hàng đón nhận. Đặc biệt, sản phẩm Tiết kiệm Online dù mới đi vào hoạt động từ tháng 9/2009 nhưng chỉ sau 3 tháng hoạt động đã đạt số dư 93 tỷ đồng với 2.000 khách hàng. Trong năm 2009, Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Techcombank đã xây dựng nhiều chương trình tài trợ nhà phân phối, tạo lập quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp lớn cũng như mở rộng thêm đối tượng khách hàng là các nhà phân phối của những đối tác này. Nhiều dự án kết nối công nghệ thông tin với các đối tác như HSBC, Bank Net, Vietnam Airline, Bảo Việt Nhân Thọ... đã được triển khai thành công. Vietcombank đã đảm bảo hoạt động ổn định và liên tục của hệ thống công nghệ thông tin. Hoạt động công nghệ đã triển khai nhiều dự án quan trọng mang tính chất tiên tiến trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng như : Hoàn thành đề án EMV, tạo cơ sở kỹ thuật để phát triển các công nghệ tiên tiến (OTP, ID...). Đây là thành công đưa Vietcombank trở thành ngân hàng trong nước đầu tiên hoàn thành việc đạt chuẩn EMV cho cả phát hành và thanh toán thẻ tín dụng. Nâng cấp dịch vụ Internet Banking với những tính năng mới như; cho phép khách hàng chuyển khoản (sử dụng phương thức định danh OTP bằng SMS hoặc EMV Card); đăng ký/thay đổi thông tin khách hàng sử dụng Internet Banking,

thanh toán hoá đơn, thanh toán billing trên dịch vụ này. Phát triển các tiện ích nhằm mục đích giảm thiểu các thao tác tác nghiệp và nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro của các bộ phận nghiệp vụ như: chức năng quản trị quyền lập giao dịch liên quan tới tài khoản trung gian, chức năng in điện báo nợ/báo có IBT-Online theo hình thức bảng kê, chương trình đối chiếu tự động tài khoản tiền gửi chi nhánh tại Hội sở chính. Triển khai hệ thống cho Trung tâm dịch vụ khách hàng, dịch vụ Phone banking thêm tiện ích như khách hàng có thể đăng ký và sử dụng dịch vụ dưới hình thức self-service hoặc được đại lý phục vụ với đầy đủ các tính năng truy vấn…

Các ngân hàng đều chú trọng công tác phát triển sản phẩm và nâng cao chính sách chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng BIDV đa dạng từ những dịch vụ truyền thống như: chuyển tiền trong nước, ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền điện thoại… và các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ (POS), dịch vụ gửi - nhận tin nhắn của ngân hàng qua điện thoại đi động (BSMS), dịch vụ nạp tiền điện thoại di động cho thuê bao trả trước qua hệ thống ATM và tin nhắn SMS (dịch vụ BIDV - VNTOPUP), dịch vụ e-banking. Bên cạnh đó là công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện thường xuyên, phù hợp, như: khách hàng VIP, khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng…, cùng đội ngũ cán bộ bán hàng chuyên nghiệp, đã qua đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc thu hút khách hàng. Trong năm 2010, VietinBank đã phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng các sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập khẩu theo chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính để phát triển sản phẩm và khai thác vốn ngoại tệ. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới được triển khai trong năm 2010, tiêu biểu như thẻ Visa debit, thẻ tín dụng quốc tế Platinum, thẻ tín dụng quốc tế Co-branding. Hoạt động Ngân hàng điện tử trong năm 2010 đã có những bước chuyển biến đáng kể. Một số sản phẩm mới đang được triển khai như: Dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua mạng, dịch vụ thu phí cầu đường không dừng, dịch vụ

thanh toán xăng dầu qua thẻ, dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, chuyển khoản bằng SMS và thanh toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân …

Chương 1 đã nêu tóm lược diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hành động và ứng phó của các quốc gia trước cuộc khủng hoảng và nêu một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Chương 1 đã phản ánh tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tới hệ thống kinh tế Việt Nam và biện pháp của Chính phủ nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Chương 1 cũng chỉ ra ảnh hưởng của hệ thống Ngân hàng thương mại dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước những khó khăn của việc suy giảm kinh tế, nhiều ngân hàng đã có những chiến lược phát triển để phù hợp với tình hình kinh tế đồng thời khẳng định lại vị thế, nâng cao uy tín, thương hiệu của mình sau khủng hoảng.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w