Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội giai đoạn 2006 -2010

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 48 - 67)

CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU

2.2 Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội giai đoạn 2006 -2010

Nằm trên địa bàn có mật độ ngân hàng dày đặc, mức độ cạnh tranh rất gay gắt nhưng trong những năm gần đây, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội luôn cố gắng và đạt được những kết quả khả quan. Trong giới hạn bài viết tác giả tập trung phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội thể hiện qua hai hoạt động chính là hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn, đồng thời khi phân tích giai đoạn 2006-2010 tác giả lấy năm 2008 làm mốc phân tớch để thấy rừ hơn tỏc động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì huy động vốn được xem là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM, hoạt động này tạo nguồn vốn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Nghiệp vụ huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: nhận gửi tiết kiệm của các cá nhân, tổ chức với nhiều kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng, trả lãi trước, trả lãi sau hoặc trả lãi theo tháng. Ngoài ra, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, các công cụ nợ như: kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng nội tệ để tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng.

Bảng 2.1. Huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tổng nguồn vốn huy

động tại Chi nhánh 2.143 1.891 2.750 3.098 3.838 Theo nguồn huy động

- Từ dân cư 311 331 523 720 1.060

- Từ TCKT 1.832 1.560 2.227 2.378 2.778 Theo kỳ hạn

- Dưới 12 tháng 1.693 1.059 1.568 2.258 2.040 - Trên 12 tháng 450 832 1.182 840 1.798 Theo loại tiền tệ

- VND 1.007 1.229 1.733 2.686 2.991

- Ngoại tệ quy đổi 1.136 662 1.017 412 847

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội)

Bảng 2.2 Tăng trưởng huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2006-2008 Giai đoạn 2008-2010 Tốc độ tăng bình quân 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2006-2008 2008-2010 2006-2010

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % % % %

Tổng nguồn vốn huy động tại Chi

nhánh -252 -11,76 859 45,4

3 348 12,6

5 740 23,89 16,83 18,27 17,55

+ Theo nguồn huy động

Từ dân cư 20 6,4

3 192 58,0

1 197 37,6

7 340 47,22 32,22 42,44 37,33

Từ tổ chức -272 -14,85 667 42,7

6 151 6,7

8 400 16,82 13,95 11,80 12,88

+ Theo kỳ hạn

< 12 tháng -634 -37,45 509 48,0

6 690 44,0

1 -218 -9,65 5,31 17,18 11,24

> 12 tháng 382 84,8

9 350 42,0

7 -342 -28,93 958 114,05 63,48 42,56 53,02

+ Theo loại tiền tệ

VND 222 22,0

5 504 41,01 953 54,9

9 305 11,36 31,53 33,17 32,35

Ngoại tệ quy đổi -474 -41,73 355 53,6

3 -605 -59,49 435 105,58 5,95 23,05 14,50

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội)

Để hiểu rừ hơn về cụng tỏc huy động vốn tại Chi nhỏnh Ngõn hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội chúng ta nghiên cứu biểu đồ 2.1, thể hiện sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh.

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội) Biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ năm 2006 đến 2010 Từ bảng 2.1 và bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta có thể thấy:

+ Nguồn vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, duy chỉ có năm 2007 nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự sụt giảm so với cuối năm 2006 cụ thể: Tính chung cả giai đoạn 2006 – 2010 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng từ 2.143 tỷ đồng lên 3.838 tỷ đồng, tăng 1.695 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,55% một năm.

Năm 2007 nguồn vốn của Chi nhánh giảm 252 tỷ (tương đương 11,76%) so với năm 2006, điều này được lý giải bởi cuối năm 2007 các tổ chức tiền gửi lớn đã rút một lượng tiền lớn như: Kho bạc Quận Long Biên, tập đoàn Bảo Việt mà nguồn

huy động vốn khác năm 2007 không kịp bù đắp sự sụt giảm của nguồn tiền gửi đã rút.

Năm 2008 nguồn tiền gửi của Chi nhánh đã có sự hồi phục đạt 2,750 tỷ đồng tăng 859 tỷ đồng (tăng 45,3% so với 2007). Năm 2008 là năm khó khăn của nền kinh tế thế giới đánh dấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên trong năm 2008 nền kinh tế Việt Nam chưa chịu nhiều tác động và kinh tế cả nước vẫn phát triển tốt. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh, một phần là do sự tăng lượng tiền gửi của một số tổ chức kinh tế như: Kho Bạc Quận Long Biên, Tập đoàn Bảo Việt.

Năm 2009 huy động vốn Chi nhánh đạt 3.098 tỷ đồng, tăng 348 tỷ đồng (tăng 12,65%) so với năm 2008, năm 2010 đạt 3.838 tỷ đồng tăng 740 tỷ đồng (tương đương 23,89%) so vơi năm 2009. Nhìn chung năm 2009, 2010 nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng với sự lỗ lực và cố gắng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh, kết quả huy động vốn năm 2009 và 2010 đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra.

Phân tích chi tiết hoạt động huy động vốn của Chi nhánh trên các khía cạnh như: theo nguồn vốn huy động, theo kỳ hạn, và theo loại tiền huy động, có thể thấy:

xét về nguồn huy động thì tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 85,49% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2010 tỷ lệ này là 72,38%. Nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế tập trung chủ yếu ở một số khách hàng tiền gửi truyền thống của Chi nhánh như: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội (trên 500 tỷ), Văn phòng Ngân hàng phát triển (trên 500 tỷ), kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội – khu vực Long Biên (trên 300 tỷ)… Với các TCKT khác, đặc biệt là các tổ chức đồng thời có quan hệ tín dụng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng: mặc dù đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn tiền gửi nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, nguồn vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay ngày càng tăng của khách hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh Bắc Hà Nội thường xuyên phải nhận điều chuyển

vốn từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Sự hạn chế về quy mô vốn huy động này đang ngày càng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đặc biệt là khả năng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng.

Xét về tỷ trọng nguồn vốn dân cư và nguồn vốn từ tổ chức kinh tế ta có thể xem bảng 2.3 và biểu đồ 2.2:

Bảng 2.3 Tỷ trọng huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010

- Từ dân cư 14,51 17,50 19,02 23,24 27,62 - Từ TCKT 85,49 82,50 80,98 76,76 72,38 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội)

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội)

Tỷ trọng tiền gửi dân cư so với tổ chức kinh tế trong những năm gần đây tăng lên (năm 2008 chiếm 19,02%, năm 2009 chiếm 23,24%, năm 2010 chiếm 27,62 %). Kết quả này thể hiện Ban lãnh đạo Chi nhánh đã nhận thấy tầm quan trọng của nền vốn dân cư và tập trung, chú trọng phát triển nền vốn dân cư trong thời gian gần đây.

+ Phân tích tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư và huy động vốn tổ chức kinh tế ta cú thể thấy rừ:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư trong thời gian gần đây là tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn tổ chức kinh tế. Tính cả giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư tăng bình quân 37,33%/năm so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn tổ chức kinh tế giai đoạn này là 12,88%/năm.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư cũng như tổ chức kinh tế có sự khác nhau giữa giai đoạn 2006-2008 và 2008-2010. Trong giai đoạn từ năm 2006- 2008 huy động vốn dân cư tăng bình quân 32,22%/năm nhưng giai đoạn 2008-2010 tốc độ này là 42,44%/năm. Ngược lại với huy động vốn dân cư, huy động vốn tổ chức kinh tế có sự thay đổi giữa giai đoạn trước khủng hoảng và giai đoạn sau khủng hoảng, giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,95%/năm, nhưng giai đoạn sau khủng hoảng tốc độ này chỉ đạt 11,8%/năm.

+ Phân tích theo loại tiền huy động giữa VND và ngoại tệ, ta thấy tiền gửi bằng VND có sự tăng trưởng nhanh so với ngoại tệ. Tăng trưởng bình quân của tiền gửi VND là 32,35%, tăng trưởng bình quân của tiền gửi ngoại tệ là 14,5%, điều này được lý giải do lãi suất ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất VND, lãi suất ngoại tệ bình quân khoảng 3%/năm trong khi lãi suất VND bình quân khoảng 14%/năm.

Các tổ chức cũng như cá nhân có xu hướng chuyển gửi VND nhiều hơn so với ngoại tệ.

+ Phân tích huy động vốn theo kỳ hạn ta thấy: nhìn chung nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng về số tuyệt đối tại cả 2 loại kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng, đồng thời có sự điều chỉnh cân đối qua các năm giữa 2 loại kỳ hạn này. Đến

31/12/2010, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động của 2 loại kỳ hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng lần lượt là 53,12% và 46,85%, so với tỷ trọng của năm 2008 và 2009 tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng đã tăng lên đáng kể do thời điểm cuối năm 2010 lãi suất tiền gửi khá cao lên tới 16 -18%/năm, các tổ chức và cá nhân kỳ vọng mức lãi suất này trong thời gian dài nên lượng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng lên.

Do đặc thù và nhu cầu của khách hàng nên kỳ hạn gửi dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 1 tháng 3 tháng và 6 tháng. Điều này cũng một phần ảnh hưởng tới tính bền vững của nguồn vốn huy động vốn trong ngắn hạn. Để phát triển nguồn vốn bền vững trong thời gian tới, Chi nhánh cần quan tâm chú trọng vào huy động các nguồn vốn dài hạn, nâng tỷ trọng huy động vốn dài hạn tăng lên.

Công tác huy động vốn luôn được đặt lên hàng đầu trong những năm gần đây. Với sự cố gắng của ban lãnh đạo Chi nhánh và toàn thể cán bộ nhân viên kết quả huy động vốn thời gian qua của Chi nhánh đạt được kết quả tương đối tốt so với kế hoạch HSC giao. BIDV Bắc Hà Nội là một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất trên địa bàn quận Long Biên, sức cạnh tranh so với các NHTM quốc doanh là cao, các sản phẩm huy động vốn của BIDV có sự đa dạng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn tại Chi nhánh còn thể hiện nhiều hạn chế. So sánh với một số chi nhánh trên địa bàn các quận nội thành có thể thấy huy động vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội còn yếu cả về mặt số lượng và chất lượng.

Bảng: 2.4 Quy mô huy động vốn tại các Chi nhánh BIDV

Đơn vị: tỷ đồng

Chi nhánh 2006 2007 2008 2009 2010

Bắc HN 2.143 1.891 2.750 3.098 3.838

Hà Nội 6.550 8.015 8.471 9.422 9.712

Quang Trung 3.450 4.350 5.100 6.000 7.015

Hà Thành 3.200 4.015 4.880 5.005 6.336

(Nguồn: báo cáo kết qua kinh doanh các Chi nhánh)

Xét về giá trị tuyệt đối quy mô huy động vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội so với các chi nhánh trên địa bàn quận nội thành còn thấp. Về tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân trong giai đoạn 2006 đến 2010 của Bắc Hà Nội là 17,55% là mức tăng trưởng trung bình so với 12,5% của Chinh nhánh Hà Nội, 21,6% của Chi nhánh Hà Thành và 20,7% của Chi nhánh Quang Trung, tuy nhiên về quy mô còn nhỏ nên giá trị tuyệt đối về huy động vốn của Bắc Hà Nội qua các năm vẫn thấp hơn so với các Chi nhánh khác.

Chịu sự ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn, thể hiện trong việc phân tích về nguồn huy động, loại tiền .. ở trên, trước thời kỳ khủng hoảng và sau thời kỳ khủng hoảng có sự khác nhau về tốc độ phát triển cũng như giá trị tuyệt đối. Điều này một phần được lý giải bởi tác động của lạm phát, lãi suất và tỷ giá và ảnh hưởng kinh tế khó khăn các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn nên việc huy động vốn ngày càng khó.

Một khó khăn nữa đối với hoạt động huy động vốn của Chi nhánh là, so với các NHTM cổ phần, BIDV vẫn chưa thực sự cạnh tranh được về mức lãi suất, lãi suất thực tế của các NHTM cổ phần cao hơn nhiều so với các NHTM quốc doanh.

Mặt khác do cơ chế của các NHTM cổ phần linh hoạt, dẫn tới chất lượng phục vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Trong thời gian tới Ban lãnh đạo Chi nhánh vẫn đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu, đây là cơ sở để phát triển các hoạt động khác, Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao tỷ lệ vốn huy động của Chi nhánh giảm dần sự phụ thuộc nguồn vốn của HSC nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Bên cạnh chỉ tiêu huy động vốn, hoạt động tín dụng là một mảng rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đây là hoạt động tạo ra phần lớn doanh thu của ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội được xem là một chi nhánh có thế mạnh trọng hoạt động tín dụng, xếp thứ 4 toàn hệ thống Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và là ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất trên địa bàn Bắc Hà Nội.

Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay tại BIDV Bắc Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tốc độ tăng BQ

2006- 2008 (%)

Tốc độ tăng BQ

2008- 2010 (%)

Tốc độ tăng bình quân (%) Số

tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

+/-%

so với

06 Số tiền

Tỷ trọng

(%)

+/-%

so với 07

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

+/-%

so với 08

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

+/-%

so với

09

Tổng dư nợ 2.721 100 .113 00 51,16 5.871 100 42,74 6.606 100,00 12,52 7.222 100 9,32 46,95 10,92 28,94 Theo thời hạn:

Ngắn hạn 1.63

3 60 2.262 55 38,52 3.84

9 66 70,16 4.50

6 68,21 17,07 4.89

0 67,71 8,52 54,34 12,80 33,57

- VND 702 26 1.19

9 29 70,80 2.117 36 76,56 2.85

3 43,19 34,77 3.04

2 42,12 6,62 73,68 20,70 47,19 - Ngoại tệ quy đổi 931 34 1.06

3 26 14,18 1.73

2 30 62,94 1.65

3 25,02 (4,56) 1.848 25,59 11,80 38,56 3,62 21,09 Trung dài hạn 1.088 40 1.851 45 70,13 2.022 34 9,24 2.100 31,79 3,86 2.33

2 32,29 11,05 39,68 7,45 23,57

- VND 501 18 944 23 88,42 1.17

3 20 24,26 1.36

4 20,65 16,28 1.39

0 19,25 1,91 56,34 9,09 32,72 - Ngoại tệ quy đổi 588 22 907 22 54,25 849 14 (6,39) 736 11,14 (13,31) 942 13,04 27,99 23,93 7,34 15,63 Theo thành phần kinh tế:

Quốc doanh 1.061 39 1.19

3 29 12,44 1.52

6 26 27,91 1.55

5 23,54 1,90 1.58

9 22,00 2,19 20,18 2,04 11,11 Ngoài quốc doanh 1.660 61 2,92

0 71 75,90 4.34

5 74 48,80 5.05

1 76,46 16,25 5.63

3 78,00 11,52 62,35 13,89 38,12 -Trong đó cho vay cá thể,

hộ gia đình 6 30 400 100 233,3

3 217 117 400 84,33 316,67 100,67 208,67

Theo tài sản đảm bảo:

Dư nợ không có TSĐB 707 26 781 19 10,47 804 14 2,94 1,25 19,00 56,09 1,481 22,42 18,01 6,71 37,05 21,88

5

Dư nợ có TSĐB 2.01

4 74 3.33

2 81 65,44 5.06

7 86 52,07 5.35

1 81,00 5,60 5.74

1 86,91 7,29 58,76 6,45 32,60

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội)

Nhìn vào bảng 2.5 ta có thể nhận thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh Bắc Hà Nội tăng khá nhanh trong giai đoạn vừa qua, và còn được thể hiện qua biểu đồ tăng trưởng:

Đơn vị: tỷ đồng

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội) Biểu đồ 2.3 tăng trưởng tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội

Giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng tín dụng bình quân là 28,94%, đây là mức tăng trưởng khá cao so với toàn hệ thống (mức tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống khoảng 23-25%). Năm 2007 tăng 51,16% so với năm 2006, năm 2008 tăng 42,74% so với năm 2007, năm 2009 tăng 12,52% so với năm 2008, năm 2010 tăng 9,32% so với năm 2009. Ở đõy ta thấy cú sự thay đổi rất rừ về tăng trưởng tớn dụng giữa giai đoạn trước khủng hoảng 2008 và sau khủng hoảng (giai đoạn trước cuộc khủng hoảng tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh bình quân đạt 42,846,95%/năm nhưng sang giai đoạn sau khủng hoảng tốc độ này giảm xuống chỉ còn 10,92%/năm). Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do chính sách vĩ mô từ Nhà nước thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát cuối năm 2008. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra gây ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam, lạm phát tăng cao 2 con số, lãi

suất huy động và cho vay tăng đột biến, để thực hiện thắt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước có nhiều biện pháp như giảm tăng trưởng tín dụng, quy định trần lãi suất cho vay … một phần ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và Chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng.

Thứ hai: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, quy mô sản xuất không những không mở rộng mà một số còn bị thu hẹp. Chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, các ngành vận tải biển, ngành đóng tàu, doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, một số lĩnh vực này Chi nhánh đang cho vay nên không khỏi bị ảnh hưởng.

Đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu

… khi khủng hoảng kinh tế xẩy ra các nước hạn chế tiêu dùng, thị trường xuất khấu bị thu hẹp gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường biển và đóng tàu, do cuộc khủng hoảng kinh tế nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giảm mạnh, để cạnh tranh các doanh nghiệp một mặt phải hạ giá cước để nhận được đơn hàng, một mặt thu hẹp quy mô kinh doanh. Kéo theo từ việc giảm nhu cầu vận chuyển đường biển thì các doanh nghiệp đóng tàu cũng gặp kho khăn khi tàu đóng xong không có đầu ra và giá thành giảm.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, giá sắt thép có thời điểm giảm khoảng 40 -45% và tồn đọng lớn tiêu thu chậm, nên các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép gặp không ít khó khăn.

Hơn nữa do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới thị trường tài chính Việt Nam, đưa lãi suât Ngân hàng lên cao, các doanh nghiệp gần như kinh

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w