Dự báo về xu hướng khủng hoảng kinh tế toàn cầu .1 Dự báo về xu hướng khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 75 - 79)

KINH TẾ TOÀN CẦU

3.1 Dự báo về xu hướng khủng hoảng kinh tế toàn cầu .1 Dự báo về xu hướng khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Những tháng đầu năm 2011, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên đến nay lại phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng nợ công, thế giới đầu tư mất lòng tin vào thị trường tài chính, Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu, nợ công tại Châu Âu … và xu hướng của cuộc khủng hoảng này còn được dự báo là nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới:

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu là cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu, cuộc khủng hoảng này sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng toàn cầu. Theo dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2012. Kinh tế thế giới đang đi từ khủng hoảng tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng. Tăng trưởng ở nhiều nước, đặc biệt là tại những nền kinh tế phát triển, hiện không đủ lớn để có đạt phục hồi tài chính và giảm tỷ lệ thất nghiệp mặc dù đã phải đưa ra hàng loạt những biện pháp kích thích kinh tế bất thường.

Trên thực tế, các báo cáo kinh tế của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc trong thời gian gần đây cũng đều xoay quanh vấn đề tăng trưởng yếu kém và triển vọng tăng trưởng ảm đạm trong thời gian tới.

Những khó khăn của kinh tế thế giới thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Với những dự báo không được lạc quan về chiều hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nêu trên thì trong thời gian tới kinh tế Việt Nam nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển hoạt động kinh

doanh của các ngân hàng. Các ngân hàng cũng cần có những nhận định chính xác về xu thế của nền kinh tế để đưa ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh hợp lý.

3.1.2 Dự báo về xu hướng phát triển kinh tế ở Việt Nam

Trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh và rất khó lường, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố đe dọa sự ổn định và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Tình hình này sẽ tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta và rất khó dự báo cho diễn biến kinh tế đất nước trong thời gian tới, Mục tiêu tổng quát mà Đại hội 11 của Đảng đề ra trong việc phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2011 - 2015, đó là: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự an toàn xã hội. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Căn cứ nhận định về tình hình trong nước và quốc tế trong vòng 5 năm tới(2011-2015). Chính phủ đề ra 2 kịch bản phát triển kinh tế với mức tăng GDP lần lượt là 6,5% và 7%, Chính phủ cũng đã hoàn thành và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 và dự kiến kế hoạch 2011 – 2015. Đáng chú ý trong Báo cáo này là 2 kịch bản tăng trưởng được Chính phủ xây dựng để điều hành trong 5 năm tới.

Ở kịch bản kém lạc quan hơn, Chính phủ cho rằng kinh tế thế giới sẽ diễn biến phức tạp, tăng trưởng thấp trong năm 2011 và 2012. Thách thức đối với những năm sau đó thậm chí còn lớn hơn với nguy cơ khủng hoảng nợ công và suy thoái kép, sự suy giảm về ODA cũng như thị trường xuất khẩu gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh như vậy, Chính phủ cho rằng tăng trưởng trong 5 năm tới của toàn nền kinh tế sẽ ở mức 6,5%, GDP năm 2015 sẽ tương đương gần 180 tỷ USD

trong khi thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 1,965 USD, tại thời điểm đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phấn đấu chỉ tăng 7%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thị trường khi kinh tế suy giảm nhưng Chính phủ dự kiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trung bình 12% trong vòng 5 năm tới. Nhập siêu đến năm 2015 kiểm soát ở mức 12% kim ngạch xuất khẩu, trong khi bội chi ngân sách ở mức 4,5%.

Cũng theo phương án này, nợ công đến cuối 2015 của Việt Nam không quá 65% GDP (trong đó, nợ Chính phủ không quá 55%, nợ quốc gia không quá 50%

GDP), Với số liệu tương ứng cuối năm 2010 là 57,3%, 45,7% và 42,2% GDP, kế hoạch này khá phù hợp với tuyên bố gần đây của Chính phủ về chủ trương tiếp tục gia tăng nợ để phục vụ nhu cầu phát triển.

Cũng xuất phát từ dự báo tương tự kịch bản một, nhưng với kỳ vọng kinh tế sáng sủa hơn vào cuối nhiệm kỳ, các nhà điều hành đề ra kịch bản thứ 2 với mức tăng trưởng bình quân 5 năm khoảng 7%, Đây là phương án được Chính phủ ưu tiên lựa chọn.

Với kịch bản này, GDP 2011 của Việt Nam vẫn sẽ có mức tăng khoảng 5,8- 6%, phù hợp với các thống kê hiện tại. Tuy nhiên, đến năm 2012, con số dự kiến có thể đạt khoảng 6,5% và cao hơn trong giai đoạn 2013 – 2015. Tính bình quân trong 5 năm, có thể tăng khoảng 7%, đáp ứng được chỉ tiêu mà Đại hội XI của Đảng đề ra (7-7,5%).

GDP năm 2015, nếu căn cứ theo lộ trình này, có thể tương đương 184 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.000 USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm đạt khoảng 14% và nhập siêu chỉ tương đương 10% xuất khẩu. Các chỉ tiêu về lạm phát, bội chi ngân sách và dư nợ cơ bản tương đương kịch bản thứ nhất.

Theo Chính phủ thì điểm chung trong điều hành kinh tế 5 năm tới, dù theo kịch bản nào, vẫn là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó là duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Đây là luận điểm được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá cao tại Báo cáo thẩm tra về kế hoạch của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế cũng tán thành với việc lựa chọn tốc độ tăng GDP trung bình 5 năm ở mức 7% là phương án ưu tiên. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng Chính phủ cần có giải pháp cụ thể và căn cứ vào tình hình thực tế để đề xuất phương án điều hành hợp lý.

Về vấn đề lạm phát, báo cáo thẩm tra cho rằng cơ quan điều hành cần có giải pháp để lập tức đưa tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng về mức một con số ngay trong năm 2012. Giai đoạn 2013 - 2014, con số này phải đạt dưới 6% và giảm về khoảng 5% vào năm 2015, nợ Chính phủ và nợ công cũng phải thấp hơn khoảng 5% so với đề xuất của cơ quan điều hành.

Riêng về xuất khẩu, Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần có quyết tâm cao hơn nữa nhằm giảm dần nhập siêu hàng năm, kiểm soát ở mức khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu và không quá 5 tỷ USD vào năm 2015. Kết quả này sẽ giúp cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, tiến tới kim ngạch xuất khẩu bằng nhập khẩu vào năm 2020.

Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng đề xuất với Chính phủ một số giải pháp nhằm ổn định các cân đối vĩ mô khác như đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách từ năm 2013 (để cải thiện hoạt động quản lý nợ), có báo cáo chi tiết về cán cân thanh toán quốc tế (dự kiến thặng dư 19 tỷ USD trong vòng 5 năm tới).

Cuối cùng, Ủy ban cho rằng Chính phủ cần bố trí vốn đầu tư hợp lý để phát triển ngành điện (dự kiến nhu cầu tăng 15-16% mỗi năm) cũng như các nguồn năng lượng khác của quốc gia để phục vụ tốt các mục tiêu phát triển.

Những tháng đầu năm 2011, kinh tế Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn như tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát tăng cao. Nhiều chính sách thắt chặt tín dụng của Chính phủ đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tăng trưởng tín dụng hạn chế, huy động vốn gặp khó khăn, nhiều ngân hàng đã phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của mình. Thời gian vừa qua chúng ta đã chứng kiến nhiều khó khăn của hệ thống NHTM Việt Nam, nợ xấu tăng lên, kết quả kinh doanh giảm

sút ... Với xu hướng chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động của các NHTM nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội nói riêng.

3.2 Định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_phát triển kinh doanh của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc hà nội sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w