CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội giai đoạn 2006-2010
2.3.1 Kết quả đạt được
Giai đoạn 2006 -2010, lĩnh vực tài chính ngân hàng trải qua nhiều thăng trầm cùng nền kinh tế, tuy nhiên bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ trong chi nhánh Chi nhánh Bắc Hà Nội đạt được những kết quả nhất định thể hiện qua báo cáo kinh doanh sau:
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh Chi nhánh giai đoạn 2006 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010
1. Tổng tài sản 3.052 4.241 5.956 6.676 7.305
2. Huy động vốn cuối kỳ 2.143 1.891 2.750 3.098 3.838
3. Dư nợ tín dụng cuối
kỳ 2.721 4.113 5.871 6.606 7.222
4. Thu dịch vụ ròng 23.8 33.0 52.1 43.7 40.6
5. Chênh lệch thu chi 82 113 159 116.0 105.0
6. Trích DPRR 25 57 76 35 26
7. Lợi nhuận trước thuế 57.30 55.90 82.60 77.90 79.00
8. Số lao động bình quân 89 116 155 167 183
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội) Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh có sự tăng ròng trong giai đoạn 2006 -2010 tuy nhiên tốc độ tăng này chưa tương xứng với tốc độ tăng tài sản của Chi nhánh, So sánh tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế và tăng trưởng của tổng tài sản qua bảng kết quả sau:
Bảng 2.9 : Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản
Đơn vị:%
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tăng BQ
Lợi nhuận -2 48 -6 1 10
Tài sản 39 40 12 9 25
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Bắc Hà Nội) Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt 57,3 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 79 tỷ đồng, tuy nhiên qua bảng 2.9 ta thấy từ tăng trưởng lợi nhuận trước
thuế so với tăng tổng tài sản chưa tương xứng. Năm 2006 tổng tài sản là 3.052 tỷ đồng đến năm 2010 là 7.305 tỷ đồng (trong đó có tới 98% tài sản có sinh lời). Điều này cho thấy việc quản lý chung của Chi nhánh còn chưa tốt, phát triển về quy mô nhưng lợi nhuận thực tế không tăng nhiều. Thể hiện năm 2009 tăng trưởng âm 6%, kết quả này một phần vì lợi nhuận tăng đột biến của năm 2008, tuy nhiên năm 2010 tăng trưởng lợi nhuận chỉ đạt 1 %, Nguyên nhân của sự tăng trưởng chậm này là do một phần chi phí huy động vốn cao dẫn tới chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động thấp.
Về hoạt động huy động vốn
Huy động vốn luôn là vấn đề được các nhà lãnh đạo ngân hàng quan tâm, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh có mức tăng trưởng bình quân 17,55% trong giai đoạn 2006 -2010 về số tuyệt đối tăng từ 2.143 tỷ đồng năm 2006 lên 3,838 tỷ đồng năm 2010.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn về khủng hoảng kinh tế toàn cầu, diễn biến thị trường tài chính tiền tệ khó lường. Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Chi nhánh, đặc biệt sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Tăng trưởng huy động vốn vẫn có sự tăng trưởng ròng qua các năm, đặc biệt là sự tăng lên trong tỷ trọng huy động vốn dân cư.
Về tăng trưởng tín dụng
Trong giai đoạn 2006 -2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,94%, đưa Chi nhánh Bắc Hà Nội trở thành Chi nhánh đứng thứ 4 toàn hệ thống về dư nợ cho vay.
Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ là đơn vị đầu mối phục vụ các doanh nghiệp trong lĩnh vực cho vay đóng tàu, hàng không, sắt thép trên địa bàn.
Trong giai đoạn vừa qua Chi nhánh đã có những nhận định đúng đắn về định hướng khách hàng, chuyển dịch dần cơ cấu tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có phương án kinh doanh tốt, giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh.
Chất lượng tín dụng đang dần được nâng cao: tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, dư nợ có tài sản đảm bảo tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
Dư nợ tín dụng bán lẻ đang được Chi nhánh quan tâm và có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2008-2010, năm 2008 dư nợ bán lẻ đạt 100 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 400 tỷ đồng
Phát triển hệ thống khách hàng không chỉ trên địa bàn Chi nhánh mà vươn xa tới các tỉnh thành như: Hải Phòng, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh...
- Một số kết quả khác: Phát triển tốt các dịch vụ Ngân hàng như: Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ ... thu phí từ các dịch vụ này có sự tăng ròng qua các năm.
2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như hệ thống tài chính Việt Nam. Bên cạnh những mặt đạt được, những tồn chế trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu được thể hiện :
- Đối với công tác huy động vốn
+ Quy mô huy động vốn còn hạn chế: Tính đến 31/12/2010, số dư huy động vốn cuối kỳ của BIDV - Chi nhánh Bắc Hà Nội đạt 3.838 tỷ đồng, đứng thứ 2 trên địa bàn quận Long Biên. Tuy nhiên so sánh với các chi nhánh khác của BIDV trên địa bàn thành phố Hà Nội thì mức vốn huy động của chi nhánh còn rất khiêm tốn.
+ Tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng nguồn vốn thấp: Thu nhập của dân cư trên địa bàn quận Long Biên còn thấp, nguồn vốn dân cư không có sự tăng trưởng đột biến, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác tăng trưởng huy động vốn dân cư của chi nhánh. Tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh còn thấp, chỉ chiểm khoảng 27%/tổng nguồn vốn.
+ Sự chênh lệch lớn về nguồn vốn và sử dụng vốn: Nguồn vốn có tăng trưởng nhưng nguồn vốn không ổn định do nguồn vốn tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn dân cư có tính ổn định cao nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày càng có xu hướng tăng tập trung chủ yếu kỳ hạn dưới 03 tháng trong khi đó kỳ hạn cho vay thường dài hơn 03 tháng.
Do vậy sự chênh lệch lớn về kỳ hạn giữa nguồn vốn - cho vay với xu hướng ngày càng tăng ảnh hưởng đến an toàn về thanh khoản.
- Đối với công tác tín dụng:
+ Chất lượng tín dụng tuy đã dần được cải thiện tuy nhiên vẫn còn thấp. Điều này được thể hiện qua tổng dư nợ của khách hàng nhóm 2 của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ khoảng 50%.
+ Dư nợ tín dụng tăng trưởng quá nhanh so với sự tăng trưởng về nguồn vốn, nên trong hoạt động tín dụng Chi nhánh thường phải mua lại vốn của Hội sở chính dẫn tới hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động tín dụng thấp.
- Đối với chỉ tiêu lợi nhuận :
Kết quả kinh doanh của Chi nhánh thể hiện qua lợi nhuận đạt được hàng năm, lợi nhuận của Chi nhánh có sự tăng ròng hàng năm, tuy nhiên so với mức tăng của tổng tài sản còn chưa tương xứng.
Các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả tuy nhiên nguồn thu từ các dịch vụ này còn thấp so với tổng nguồn thu của Chi nhánh. Việc trang bị tài sản, máy móc cho cán bộ chi nhánh chưa thực sự được chú trọng, điều này làm giảm hiệu quả làm việc của cán bộ.
Những hạn chế trong kết qủa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội sau cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ những nguyên nhân:
- Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía bản thân ngân hàng
Năng lực quản lý của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội còn hạn chế:
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự suy giảm kinh tế đất nước, Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội chưa kịp thời xỏc định rừ ràng định hướng hoạt động của ngõn hàng, chưa đặt ra mục tiờu chiến lược hoạt động kinh doanh cụ thể, mà còn thụ động chờ phương hướng, chính sách phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam công bố. Ban lãnh đạo Chi nhánh còn chưa linh hoạt và nhạy bén trong việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động cùng địa bàn kinh doanh. Trước sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về chính sách lãi suất thì Chi nhánh còn áp dụng chính sách lãi suất này một cách máy móc, và khá cứng nhắc. Do vậy mà việc thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân đều thấp hơn so với các chi nhánh khác trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đối với chính sách chăm sóc khách hàng của Ngân hàng còn chưa tốt. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại cổ phần, khách hàng có quyền lựa chọn gửi tiền, vay tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng nào có lợi nhất chứ không đơn thuần là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất. Chi nhánh chưa nắm bắt được động cơ, thói quen và những mong muốn của khách hàng khi muốn gửi tiền tại ngân hàng nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tiền Việt Nam mất giá nên khách hàng còn e ngại khi gửi tiền ở Ngân hàng mà chuyển qua tích trữ vàng. Do vậy mà đã làm giảm đáng kể một lượng vốn huy động được từ các tổ chức và dân cư trên địa bàn.
Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Chi nhánh chưa phát huy được năng lực cạnh tranh
Là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cơ cấu tổ chức và mạng lưới của Ngân hàng được thể hiện qua hoạt động của chi nhánh, bốn phòng giao dịch ở Ngọc Lâm, Long Biên, Ngọc Thụy, Bồ Đề và hai quỹ tiết kiệm ở Nguyễn Du và Nguyễn Hữu Huân. Tuy nhiên Chi nhánh Ngân hàng vẫn chưa phát huy được lợi thế có địa bàn hoạt động rộng, tập trung nhiều dân cư và các tổ chức kinh tế. Mặt khác địa bàn hoạt động của Ngân hàng lại có mật độ dày đặc
các Ngân hàng thương mại cùng địa bàn nên tạo ra sự cạnh tranh rất gay gắt trong việc huy động nguồn vốn từ khách hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao: mặc dù hầu hết cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học và trên đại học trở lên, tuy nhiên đối với lĩnh vực tín dụng còn chưa có nhiều kinh nghiệm, Đa số cán bộ tín dụng có tuổi đời còn trẻ dưới 30, sức trẻ có nhiệt tình tuy nhiên chưa thực sự đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết được mọi việc dẫn tới việc đánh giá khách hàng, quản lý khách hàng không được tốt. Cán bộ tín dụng hầu như không có tư vấn đối với khách hàng cũng như với ban lãnh đạo.
Đặc thù khách hàng của Chi nhánh phần lớn hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển, kinh doanh sắt thép …
Nhóm khách hàng này chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển nợ nhóm.
Nhóm nguyên nhân khách quan :
- Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn, cá nhân kinh doanh trong giai đoạn kinh tế tế suy giảm bị thua lỗ, vốn ứ đọng, không đủ khả năng thanh toán... Điều này ảnh hưởng tới công tác huy động vốn cũng như công tác tín dụng và dịch vụ của Chi nhánh.
- Do sự điều chỉnh chính sách của Chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ảnh hưởng từ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước tác động rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng. Bất cứ một sự điều chỉnh nào của Chính phủ và NHNN về tài chính, tiền tệ đều ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và sử dụng vốn, chẳng hạn: Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM buộc các ngân hàng phải xem xét việc sử dụng vốn, huy động vốn như thế nào cho hiệu quả. Hay việc NHNN tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động vốn, cấp tín dụng. Đặc biệt, trong giai đoạn nền
kinh tế lạm phát cao, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho nguồn vốn huy động được sử dụng cho vay sinh lời giảm dẫn tới thu nhập và lợi nhuận của NHTM giảm.
Đôi khi trong một số trường hợp NHTM phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để phù hợp với sự điều hành của Chính phủ.
Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hay chống lạm phát … mỗi sự điều hành của Chính phủ về chính sách tiền tệ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chẳng hạn như các quy định về mức lãi suất trần cho vay, lãi suất trần huy động hay quy định mức tăng trởng tín dụng, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ... với mỗi thay đổi về chính sách này đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chương 2 đã tóm lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Nội dung chính của Chương 2 tập trung phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thông qua hai hoạt động chính là hoạt động huy động vốn (xét trên cơ cấu nguồn vốn huy động, loại tiền huy động và kỳ hạn huy động) và hoạt động tín dụng (xét trên khía cạch về cơ cấu khách hàng xét về thành phần kinh tế, cơ cấu thời hạn cho vay, chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu). Thực trạng phát triển kinh doanh của Chi nhánh được phân tích trong hai giai đoạn trước khủng hoảng (giai đoạn 2006- 2008) và sau khủng hoảng (2008-2010) để thấy rừ được thực trạng phỏt triển kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn trên. Chương 2 cũng phản ánh được kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đồng thời chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế này.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN