Quy mô và cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội (Trang 31 - 36)

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI

1. Quy mô và cơ cấu tổ chức

1.1. Quy định chung về công tác quản lý của công ty

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo: Trực tuyến chức năng (thể hiện qua sơ đồ tổ chức của công ty)

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phân xưởng sản xuất (gọi chung là đơn vị) có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc quản lý, điều hành công việc trên các lĩnh vực giám đốc phân công, chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc.

-Trong trường hợp cần thiết, đơn vị còn phải thực hiện các công việc phát sinh khác ngoài chức năng nhiệm vụ khi được Giám đốc giao

-Trong một lĩnh vực công tác có một đơn vị chủ trì chính, trưởng các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ, tôn trọng và tạo điều kiện để cùng hoàn thành nhiệm vụ: Đơn vị chủ trì chủ động kết hợp với các đơn vị liên quan thống nhất phản ánh trước khi tình trình Công ty duyệt.

-Mọi lĩnh vực hoạt động, các thành viên của Công ty khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý của Công ty.

-Trưởng các đơn vị chủ động sắp xếp phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với chức danh, chuẩn mực công việc, sức khỏe ... nhằm tạo điều kiện để các thành viên phát huy năng lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác.

-Đơn vị có trách nhiệm quản lý sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị ... được Công ty giao.

1.2. Chức năng nhiệm vụ

Hiện nay công ty sơn Tổng hợp Hà Nội chia lực lượng lao động thành sáu phân xưởng sản xuất và 12 phòng ban chức năng và một đội xây dựng cơ bản theo sơ đồ 6:(trang sau)

Mỗi một phòng ban chức năng đều có nhiệm vụ riêng của mình làm việc theo nhiệm vụ được giao phát huy tính độc lập nhưng có quan hệ tham mưu mật thiết với nhau.

* Giám đốc: Là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty đã ghi trong điều

lệ Tổ chức hoạt động của Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội và là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng công ty và trước pháp luật về hoạt động của Công ty.

* Phó Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc ủy quyền.

* Trợ lý Giám đốc: Là người giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực chuyên môn được Giám đốc phân công.

* Trưởng phòng quản đốc phân xưởng: Người có quyền hành cao nhất trong đơn vị, có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị được Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của đơn vị.

* Các phân xưởng và đội xây dựng cơ bản tổ chức thực hiện sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch.

* Các phòng ban chức năng có các nhiệm vụ sau:

• Văn phòng tổng hợp hành chính: lưu trữ, sử lý thông tin, thông tin liên lạc với ban lãnh đạo, tới các phòng ban.

• Phòng đảm bảo chất lượng: xây dựng áp dụng duy trì hệ thống quản lý chất lượng trong công ty phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002.

• Phòng kỹ thuật công nghệ: xây dựng và quản lý các quy trình công nghiệp sản xuất trong công ty, nghiên cứu thiết kế sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu khách hàng, khảo sát sản phẩm mới, tư vấn cho khách hàng.

• Phòng hợp tác quốc tế: duy trì và phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế.

• Phòng cơ điện: lập kế hoạch, tổ chức điều hành, sửa chữa máy móc, thiết bị, soạn thảo các quy trình, quy phạm về vận hành máy, thực hiện cải tiến máy mọc thiết bị đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của công nghệ sản xuất.

• Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất, tiếp nhận và xem xét các yêu cầu cung cấp sản phẩm.

• Phòng tài chính kế toán: tổ chức thực hiện công tác, tập hợp chi phí sản xuất tớnh giỏ thành sản phẩm, theo dừi cỏc chi phớ phỏt sinh giỏm sỏt cỏc khoản chi đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục.

•• Phòng thị trường: nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng, thực hiện các dịch vụ trước và sau bán, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đề xuất sản phẩm mới, giới thiệu quảng cáo về sản phẩm, về công ty.

• Phòng tiêu thụ: bán hàng thông tin cho khách hàng về khả năng cung cấp sản phẩm xem xét hợp đồng bán hàng.

• Phòng quản trị vật tư: thực hiện và kiểm soát công tác chuẩn bị phê duyệt tài liệu mua hàng, lựa chọn nhà cung ứng đảm bảo chất lượng hàng mua về phù hợp với yêu cầu chất lượng của công ty đặt ra.

• Phòng tổ chức nhân sự: cung cấp nguồn nhân lực cho các hoạt động của công ty, quản lý việc thực hiện các chính sách nhân lực.

• Phòng quản lý đời sống: chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên về vật chất, tinh thần.

Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức của phòng thị trường

Trưởng phòng, cán bộ Marketing hoạt động theo phương thức hai chiều Trưởng phòng Marketing

Các cán bộ Marketing(16) )người)

Cửa hàng

1 Ô chợ Dừa HN

VPĐD 243 Ông ích Khiêm

Đà Nẵng Cửa

hàng 14 Hàng Hòm

HN

Cửa hàng

81 Hào Nam Cửa

hàng 114 Nguyễn Khuyến

HN

VPĐD 130 Trần Hưng

Đạo TP.HCM Cửa

hàng 12 Thanh

Nhàn HN

Cửa hàng 424 Cầu Giấy

Cách tổ chức quản lý như trên đã tạo điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật tới từng phân xưởng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lãnh đạo công ty là những cán bộ có năng lực cao, tâm huyết với nghề nghiệp, với sự tồn tại và phát triển của công ty.

Nhờ vào khả năng lãnh đạo và trình độ chuyên môn cao của họ, toàn công ty liên tục đạt được nhiều thành tích trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w