Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội (Trang 40 - 44)

II. THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY SƠN TỔNG HỢP HÀ NỘI

3. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

* Luật pháp chính trị:

Tỷ đồng

Năm

• Tình hình chính trị trong nước ổn định có tác dụng tích cực tới việc sản xuất kinh doanh trong nước.

• Nhà nước cấp nhiều giấy phép kinh doanh cho các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường sơn Việt Nam dẫn đến các doanh nghiệp sơn trong nước bị cạnh tranh quyết liệt.

• Từ ngày 1/9/1999 thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Giá bán của các loại sơn của Công ty không đổi (với mức thuế VAT cho sản phẩm của công ty là 10 % trong đó thuế doanh thu trước đó chỉ 4 %) làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

• Quy định của chính phủ về bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến công ty đòi hỏi công ty phải đầu tư, có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh công ty.

* Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu tự nhiên:

• Dân số tăng nhanh, nhu cầu về học vấn tăng lên, nhu cầu hướng tới giá trị sản phẩm. Cỏc nước ngày càng nhận thức rừ ràng về sự giàu cú. Cụng ty sơn Tổng hợp Hà Nội có cơ hội thị trường rộng lớn. Hơn nữa dân số Việt Nam phân bố không đều (chủ yếu tập trung ở thành thị) đây là cơ hội rất tốt cho việc thiết lập các nhà phân phối các đại lý trong kênh và thị trường mục tiêu.

• Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện tự nhiên như vậy ảnh hưởng đến nhu cầu về sơn và chất lượng sơn phải đảm bảo chịu được thời tiết, bền đẹp, chống rỉ sét, chống thấm, chống nấm mốc, ... để phù hợp.

• Các vùng hải đảo, ven biển cần phải sử dụng các loại sơn đặc biệt chịu được hoá chất, muối mặn, môi trường ẩm ướt.

• Các loại hoá chất dùng để sản xuất sơn thường rất dễ bị cháy, nổ. Công ty cần chú ý đến điều kiện thời tiết, thực hiện an toàn phòng chống chữa cháy.

• Việt Nam nhiều tài nguyên thiên nhiên có thể dùng để sản xuất sơn như các loại khoáng sản, các loại dầu thiên nhiên nhưng chưa có cơ sở chế biến, công ty chỉ sử dụng các loại nguyên liệu trên trong điều kiện khả năng chế biến của công ty. Ngoài ra công ty còn phải nhập các loại nguyên liệu đã qua chế biến của nước ngoài. Đây cũng là một thách thức lớn đối với công ty .

* Các yếu tố thuộc môi trường công nghệ:

Hiện nay với thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, ngày càng nhiều máy móc, vật liệu mới được phát minh. Vì vậy để sản xuất ra các loại sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các thành tựu khoa học công nghệ trong việc sản xuất ơn trên thế giới cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều loại sơn mới cao cấp có các tính năng đặc biệt đưa vào sản xuất. Công ty cần nghiên cứu, ứng dụng, tận dụng thiết bị công nghệ sẵn có và mua thêm thiết bị công nghệ của nước ngoài để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế:

• Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, từ đó thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên kéo theo nhu cầu về sơn trong sản xuất và tiêu dùng tăng lên.

• Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, tốc độ đô thị tăng nhanh dẫn đến các nhu cầu về xây dựng sơn trong lĩnh vực giao thông, sơn công nghiệp tăng.

• Các ngành công nghiệp chế biến nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước dùng để sản xuất của nước ta chưa phát triển. Công ty phải nhập phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài.

• Tỉ giá hối đoái quá chênh lệch ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

• Sự phân hoá giầu nghèo trong tầng lớp dân cư cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với những người có thu nhập cao họ lại thích dùng sản phẩm sơn nước ngoài.

* Thị trường người tiêu dùng:

Khách hàng của công ty sơn Tổng hợp Hà Nội bao gồm nhiều loại hàng công nghiệp. Sản phẩm của công ty chủ yếu sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp như sơn xây dựng, sơn giao thông, sơn ôtô, xe máy nên khách hàng chính vẫn khách hàng công nghiệp.

* Môi trường văn hoá xã hội:

Sự khác nhau về khu vực địa lý, nhánh văn hoá hướng đến nhu cầu về sơn, về chủng loại, chất lượng, màu sắc kiểu dáng, bao bì ... Đối với từng khách hàng cụ thể thì nhu cầu của họ cũng khác nhau. Người mua hàng, thường có tâm lý mua hàng gọn nhẹ quá trình mua hàng đơn giản, thanh toán dễ dàng. Khách hàng có thể kèm theo các yêu cầu cụ thể về sản phẩm, dịch vụ. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, đòi hỏi công ty đáp ứng yêu cầu mua của khách hàng về đủ các loại sản phẩm mầu sắc kich cỡ bao bì thuận tiện, chế độ tư vấn miễn phí thi công trực tiếp theo yêu cầu khách hàng và các đơn đặt hàng tiếp theo.

Công ty tập trung vào những nơi đông dân cư, có nhu cầu tiêu thụ sơn lớn.

3.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt công ty muốn đứng vững được trên thị trường thì hệ thống ghi chép nội bộ của công ty không kém phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho người quản lý thị trường. Hệ thống ghi chép nội bộ của công ty được thực hiện hết sức sát sao. (Tình hình tiêu thụ của công ty được tổng kết từng tháng, quý, năm); Công ty đã thống kê danh sách khách hàng và các cửa hàng, các doanh nghiệp Nhà nước phân phối và tiêu thụ sơn của công ty .

- Bên cạnh đó, Các tình báo Marketing của công ty không chuyên cũng tiếp nhận thông tin một cách kịp thời để phòng sản xuất công ty nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Sau nhiều lần khảo sát thị trường công ty đã lựa chọn thị trường Đà Nẵng làm nơi đột phá và thử khả năng cạnh tranh của sơn tổng hợp làm tiền đề cho việc phát triển thị trường khác.

- Hỗ trợ quá trình Marketing: phải có các đề án mở rộng đúng phương hướng kịp thời trong thời gian tới.

- Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với khách hàng mới của công ty hiện nay đã thực sự với năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

* Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh:

Thị trường hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều mặt hàng sơn với nhãn hiệu phong phú. Công ty sơn Tổng hợp Hà Nội phải đối diện với nhiều cấp độ cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh gồm cả doanh nghiệp Nhà nước liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu buôn bán sơn.

4. Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty sơn Tổng hợp

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty sơn tổng hợp hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w