THƯƠNG MẠI VÀ CƠ KHÍ LUYỆN KIM THỐNG NHẤT
Biểu 2.1: Bộ máy quản lý của công ty CP thương mại và CKLK Thống Nhất
Biểu 2.1
Trần Thị Hải Yến 46 Lớp CQ46/21.17 Hội đồng quản
trị
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty. Theo đăng ký kinh doanh thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện của công ty theo pháp luật.
-Tổng Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Phòng tổ chức – hành
chính
Phòng tài chính-kế toán
Phòng kế hoạch – kinh
doanh
Phòng Sản xuất
Phân xưởng
2 Phân
xưởng 1
- Phó tổng Giám đốc là người hỗ trợ đắc lực cho tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc những việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được tổng giám đốc ủy quyền.
- Phòng tổ chức-hành chính phụ trách công tác tổ chức lao động, công tác hành chính văn thư lưu trữ, công tác đào taọ tuyển dụng, lưu trữ hồ sơ của các nhân viên của công ty, công tác nhà ăn căng tin.
- Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý hóa đơn chứng từ, thực hiện các quy định về tài chính, nghiệp vụ kế toán đúng quy định của nhà nước , kiểm tra chặt chẽ các hợp đồng kinh tế, báo cáo về công tác tài chính với những người có thẩm quyền, chịu trách nhiệm cung cấp báo cáo tài chính, hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
- Phòng kế hoạch-kinh doanh có nhiệm vụ lập, thống kê, báo cáo kế hoạch sản xuất với tổng giám đốc; phụ trách công tác bán hàng, vận chuyển sản phẩm đến với thị trường và giải quyết khiếu nại của khách hàng; giám sát thu mua nhập và cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, giám sát đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận khác; giám sát việc thực hiện các phiếu đề xuất trong đơn vị.
- Phòng sản xuất: Chịu trách nhiệm về việc sản xuất các sản phẩm đảm bảo về yêu cầu chất lượng theo kế hoạch. Tổ chức quản lý và điều hành hệ thống điện, nước sinh hoạt. Nghiên cứu xây dựng các phương án kinh doanh. Đề xuất những giải pháp kĩ thuật cải tiến trang thiết bị hiện có nhằm phục vụ hữu ích cho công tác sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện các hạng mục sửa chữa, cải tạo xây dựng mới, vận hành, bảo trì, sửa chữa máy móc.
- Các phân xưởng, đội sản xuất thuộc phân xưởng có nhiệm vụ tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đạt chất lượng tốt theo sự phân công của phòng sản xuất, chịu sự giám sát của các bộ phận liên quan.
Trần Thị Hải Yến 48 Lớp CQ46/21.17
Học viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
2.1.3 Đặc điểm sản xuất của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty là lĩnh vực chế tạo các sản phẩm cơ khí, chế tạo, lắp ráp, luyện đúc các sản phẩm bằng kim loại đen, kim loại màu, hợp kim. Ngoài lĩnh vực chủ đạo là cơ khí luyện kim, công ty còn kinh doanh lĩnh vực buôn bán các thiết bị dụng cụ điện, vật liệu cách điện, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Với dây chuyền thiết bị hiện đại cùng với sự nỗ lực làm việc của các công nhân kỹ thuật lành nghề, các kỹ sư nhiều kinh nghiệm công ty đã có nhiều sản phẩm tốt và mới mẻ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một trong những sản phẩm đó là thùng inox. Đây được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp nặng, sản xuất qua nhiều giai đoạn.
Quy trình sản xuất thùng inox:
• Từ những cuộn Inox với kích cỡ khác nhau được chuyển đến khâu cắt, dập phôi để tạo ra những tấm phôi Inox hình tròn với đường kính tương ứng với sản phẩm. Những tấm phôi này sẽ được chuyển đến bộ phận dập hình để ra được hình thái ban đầu của sản phẩm.
• Sau khi qua công đoạn dập định hình, sản phẩm lại được tiếp tục chuyển đến bộ phận cắt mí để cắt bỏ phần mép sản phẩm hay tạo viền mép cho sản phẩm. Sau đó chúng được tiếp tục chuyển sang khâu dập ép đế.
• Sau đấy chuyển sang khâu hàn thân và vào đầu đáy, dập lơ, đục lơ…..
• Công đoạn cuối cùng là lắp ráp các chi tiết sản phẩm lại với nhau để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
( Xem biểu 2.2)