Cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO Hội nhập và mở cửa thị trường là một xu hướng tất yếu trong điều kiện

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 22 - 26)

hiện nay. Mở cửa thị trường sẽ có những tác động tích cực và tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại. Mức độ tác động phụ thuộc vào mức độ mở cửa thị trường. Theo nguyên tắc hoạt động của WTO thì các nước phát triển có mức độ mở cửa thị trường cao hơn và tốc độ nhanh hơn, còn các nước đang và chậm phát triển có mức độ mở cửa thị trường thấp hơn và tốc độ chậm hơn.

Trong thực tế các nước phát triển có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ, còn các nước đang và chậm phát triển như Việt nam thì khả năng cạnh tranh về thương mại dịch vụ còn rất hạn chế. Nhưng một số lĩnh vực dich vụ như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, phân phối…lại giữ vai trò quan trong trong nền kinh tế quốc dân, cho nên các nước đều muốn kiểm soát và bảo hộ các lĩnh vực này.

Một nước mở cửa thị trường sẽ mang lại lợi ích cho các nước thành viên còn lại, vì vậy các nước thành viên thường yêu cầu các nước gia nhập mở cửa thị trường hơn nữa, do đó các nước thành viên mới như Việt nam thường có mức mở cửa thị trường cao hơn các thành viên cũ của WTO. Mức độ mở cửa thị trường phải xem xét trong mối quan hệ về độ mở cửa thị trường với trình độ phát triển kinh tế và quy mô thị trường. Về mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt nam được đánh giá là phù hợp. Mở cửa thị trường có các tác động tích cực và tiêu cực đến hệ thống bán lẻ của Việt nam.

4.1. Cơ hội

- Tạo ra một phong cách phục vụ văn minh hiện đại trong hệ thống bán lẻ Việt nam.

Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống bán lẻ Việt nam, các doanh nghiệp chỉ được phép mở một điển bán lẻ, còn từ điểm thứ 2 sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế. Vì thế hầu hết các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư các siêu thị lớn, đáp ứng cho nhu cầu mua sắm có chất lượng cao của người tiêu dùng. Đây là các siêu có quy mô lớn, mặt hàng đa dạng phong phú, áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong cung cấp dịch vụ bán lẻ, phong cách phục vụ mới lạ, tạo nên sự văn minh hiện đại trong phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng nâng cao của người tiêu dùng.

Qua khảo sát siêu thị Big C ở Hải phòng, Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng nai, trong các ngày nghỉ, ngày tết, ngày lễ đã thu hút một lượng khách hàng lớn đến tham quan và mua sắm.

- Học tập được kinh nghiệm quản lý trong hệ thống bán lẻ hiện đại.

Các siêu thị bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt nam như Metro, Big C, Parkson, Lotte là những siêu thị áp dụng các công nghệ quản lý và kinh doanh hiện đại, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và cung cấp nguồn hàng, chương trình quảng cáo khuyến mại, hệ thống logicstics, quản trị nhân sự, kỹ thuật bán hàng…đây là các vấn đề có tính then chốt trong hoạt động của siêu thị mà các doanh nghiệp Việt nam còn nhiều hạn chế. Giám đốc Big C Hải phòng cho rằng hệ thống Big C có phương pháp khai thác nguồn hàng và cung cấp hàng hóa cũng như các chương trình khuyến mại, bán hàng rất linh hoạt, hiệu quả, tạo ra các mặt hàng, các dịch vụ khách hàng rất độc đáo với chi phí thấp và cạnh tranh có tác dụng thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và rất đáng để các siêu thị khác học tập

- Tạo động lực nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nhà bán lẻ Việt nam Trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong dịch vụ bán lẻ nói riêng để phát triển phải tạo động lực cạnh tranh và cạnh tranh công bằng. Các siêu thị nước ngoài với các ưu điểm có tính nổi trội là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích của các doanh nghiệp Việt nam. Để tồn

tại, các doanh nghiệp buộc phải tự hoàn thiện mình, nâng cao khả năng cạnh tranh , đây là động lực để các doanh nghiệp phát triển

- Làm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ trên thị trường

Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu bậc cao của thị trường. Các doanh nghiệp Việt nam chủ yếu cung cấp các hình thức bán lẻ truyền thống, các chuỗi cửa hàng tiện ích, các siêu thị có chất lượng dịch vụ bậc trung. Sự có mặt của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã làm đa dạng hoá, tạo nên một chuỗi các sản phẩm dịch vụ phủ đầy các phân khúc thị trường bán lẻ của Việt nam.

- Tăng cơ hội hợp tác kinh doanh

Chỉ tính riêng phương thức 3, để tiếp cận thị trường bán lẻ Việt nam doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập chi nhánh, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, có thể góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp Việt nam, có thể mua cổ phần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt nam, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài còn có nhu cầu thuê mặt bằng, nhu cầu về dịch vụ nghiên cứu thị trường, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ….đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nam hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng giảm giá thành dịch vụ

Mở cửa thị trường phân phối sẽ tạo nên một sự cạnh tranh rất gay gắt, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều phải thường xuyên nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong các giải pháp tạo nên khả năng cạnh tranh vượt trội là nâng cao chất lượng giảm giá thành dịch vụ, làm chất lượng dịch vụ khách hàng thường xuyên được cải thiện, giá hàng hóa có tính cạnh tranh. Khảo sát thực tế tại siêu thị Intimex Hải phòng, Coop Mart Thành phố Hồ Chí Minh đều cho rằng để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài như Big C, các siêu thị này đều phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng chất lượng dịch vụ tạo nên sự văn minh, sang trọng trong phong cách phục vụ, giảm các chi phí nhằm giảm giá hàng hóa nhằm thu hút khách hàng, điều này kích thích tiêu dùng và tác động tích cực đển dòng vận động của hàng hóa để phát triển sản xuất.

- Góp phần xuất khẩu hàng hóa cho Việt nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài thường có hệ thống, bán buôn, bán lẻ toàn cầu, một số hàng hóa Việt nam được xuất khẩu để cung cấp cho hệ thống ở nước ngoài. Ở Việt nam, Metro đã tham gia xuất khẩu các sản phẩm của Việt nam cho hệ thống Metro toàn cầu, các doanh nghiệp khác hoạt động xuất khẩu cũng còn hạn chế.

4.2. Thách thức

- Tạo nên sự cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp bản lẻ trong nước Tạo nên sự cạnh tranh vừa tác động tích cực, nhưng vừa là tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Mở cửa thị trường áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng cao, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải thường xuyên đổi mới, tự hoàn thiện để phát triển trong môi trường có tính cạnh tranh quốc tế, những doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh sẽ bị loại ra khỏi hệ thống hoặc chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác phù hợp hơn.

- Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bị mất dần thị phần

Khi mở cửa thị trường, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thường chọn các phân khúc thị trường hấp dẫn để chiếm lĩnh, thường là các phân khúc thị trường mà các doanh nghiệp Việt nam chưa có lợi thế. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài làm cho thị trường của các doanh nghiệp Việt nam bị thu hẹp, gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

- Có một sự chuyển dịch nguồn nhân lực chất lượng cao từ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sang các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

Các doanh nghiệp nước ngoài thường có các điều kiện làm việc tốt và trả mức lương hấp dẫn hơn. Khi các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hệ thống bán lẻ trong nước sẽ cần nguồn nhân lực trong nước, theo kinh nghiệm của Trung quốc sẽ có một số cán bộ quản lý, bán hàng, phục vụ có chất lượng cao được chuyển dịch từ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước sang các doanh nghiệp nước ngoài. Qua khảo sát tại Coop.

Mart, Maximark nhiều cán bộ quản lý và nhân viên bán hàng đã sang làm việc tại các siêu thị nước ngoài. Sự chuyển dich nguồn nhân lực, nhất là các nhà quản lý cấp cao có chất lượng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước.

Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w