Hệ thống các kênh bán lẻ truyền thống

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 32 - 35)

Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.2. Thực trạng mạng lưới bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.2.1. Hệ thống các kênh bán lẻ truyền thống

Trên thị trường bán lẻ nước ta, các loại hình bán lẻ hiện đại mới bắt đầu phát triển nhanh trong vòng hơn 10 năm qua, tập trung ở các đô thị lớn. Theo tổng hợp của vị thị trường trong nước từ báo cáo của sở công thương các tỉnh thì một số tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Cà Mau vẫn chưa có loại hình bán lẻ là siêu thị. Trên thực tế, tại nước ta, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ( khoảng 35%) và hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập(40%), lượng hàng được phân phối qua siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm khoảng 20% còn lại là do nhà sản xuất trực tiếp bán hàng

Hình thức bán lẻ truyền thống phổ biến của nước ta là chợ và cửa hàng tư nhân. Thực trạng kết cấu hạ tầng các loại hình bán lẻ truyền thống tại nước ta như sau:

Loại hình bán lẻ hàng

hóa

Bán lẻ truyền thống

Bán lẻ hiện đại

Bán hàng

rong Các chợ Kiot, cửa

hàng bán lẻ

Trung tâm

thương mại Siêu thị Cửa hàng tiện ích

a/ Hệ thống chợ:

Trong khoảng thời gian 1993-2002, số lượng chợ trên pham vi cả nước tăng nhanh, bình quân lên đến 178% một năm, đặc biệt là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Sau giai đoạn này, tốc độ tăng số lượng chợ cũng giảm dần. Theo tổng hợp của Vụ Thị Trường Trong nước từ báo cáo của các Sở Công Thương, tính đến 31/12/2009, trên cả nước có 8.459 chợ các loại, trong đó chợ hạng 1 có 219, chiếm 2,58%, chợ hạng 2 có 954 chiếm 11,23%, chợ hạng 3 có 7.322 chiếm 86, 19% tổng số chợ trên cả nước. Hầu hết các chợ hạng 1 là chợ buôn bán phát luồng ở các tỉnh, thành phố còn chợ hạng 3 là các chợ dân sinh, chợ bán lẻ ở cả đô thị và nông thôn.

Số chợ bình quân trên một đơn vị hành chính(xã, phường, thị trấn) bình quân chung của cả nước là 0.76 chợ/ 1 đơn vị .

Trên cả nước, bình quân khoảng 39km2 lãnh thổ có 1 chợ hay bán kính phục vụ trung bình của 1 chợ là 3,52 km2

Số lượng, mật độ, bán kính phục vụ của chợ phân theo vùng:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 20,54% tổng số chợ với mật độ 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình là 1,96km2 /chợ

+ Vùng Trung du miền núi phía Bắc chiếm 16,4% tổng số chợ với mật độ 0,55 chợ/ xã, phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình là 4,67km2 / chợ.

+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 29,13% tổng số chợ với mật độ 0,85 chợ/ xã phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình là 3,51km2/ chợ

+ Vùng Tây Nguyên chiếm 4,14% tổng số chợ với mật độ 0,49 chợ/ xã, phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình là 7,03km2/ chợ

+ Vùng Đông Nam Bộ chiếm 8,98% tổng số chợ với mật độ 0,88 chợ/ xã, phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình 3,13km2/ chợ

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 20,8% tổng số chợ với mật độ 1,1 chợ/ xã, phường, thị trấn và bán kính phục vụ trung bình 2,7km2/ chợ.

M t s ch tiêu ch y u v m ng lộ tăng trưởng nền kinh tế ốc độ tăng trưởng nền kinh tế ỉ tiêu chủ yếu về mạng lưới chợ cả nước phân theo vùng ủ yếu về mạng lưới chợ cả nước phân theo vùng ế ền kinh tế ạng lưới chợ cả nước phân theo vùng ưới chợ cả nước phân theo vùngi ch c nợ cả nước phân theo vùng ả nước phân theo vùng ưới chợ cả nước phân theo vùngc phân theo vùng

ĐB sông Hồng

Trung du-MN

phía Bắc

Bắc TB và DH

miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐB sông

Cửu Long A. Tổng số chợ có đến

31/12/2009

1.745 1.393 2.474 352 763 1.767

1. Chợ xã, phường,thị trấn

0,71 0,55 0,85 0,49 0,88 1,1

2. Bán kính chợ phục vụ BQ km/chợ

1,96 4,67 3,51 7,03 3,13 2,7

Nguồn: Số liệu Vụ thị trường trong nước- Bộ Công Thương, năm 2009 . Tình trạng cơ sở vật chất chợ: Một số chợ ở trung tâm các thành phố lớn đã được đầu tư xây dựng lại cho phù hợp còn phần lớn các chợ ở khu vực nông thôn là chợ tạm, bán kiên cố.

Tình hình hoạt động của các chợ: Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ chiếm 60-70% tổng hàng hóa mua bán. Trên chợ, trung bình có khoảng 70-80%

hộ kinh doanh các nhóm hàng chính là nông sản, thực phẩm, may mặc, giầy dép trong đó mặt hàng thực phẩm tươi sống chiếm 35-40 %.

Lực lượng kinh doanh chủ yếu trên các chợ chủ yếu là các hộ tư thương và người sản xuất trực tiếp bán hàng, trong đó các hộ tư thương đóng vai trò quan trọng. Trung bình số lượng các hộ kinh doanh thường xuyên trên chợ ở khu vực nông thôn đồng bằng có khoảng 40-80 hộ một chợ.

b/ Hệ thống cửa hàng bán lẻ

Theo số liệu điều tra của Euromonitor, hiện Việt Nam có trên 0,9 triệu cửa hàng bán lẻ các loại, đạt 10,6 cửa hàng/1000 dân.

Những đặc điểm chính của hệ thống cửa hàng bán lẻ nhỏ tư nhân hiện nay là:

- Sử dụng diện tích nhà ở để mở cửa hàng bán lẻ

- Các hộ dân mở cửa hàng bán lẻ thường là những hộ có nhà ven đường giao thông. Hoạt động thương mại cạnh đường giao thông đã trở thành đặc điểm phổ biến trên khắp các tỉnh thành cả nước

- Các cửa hàng tư nhân chủ yếu bán các mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt của dân cư dưới hình thức đại lý hoặc các cửa hàng tự doanh của các hộ tư thương

- Quy mô của cửa hàng thường nhỏ, từ 3-10m2 / cửa hàng với thời gian hoạt động không quy định.

c/ Các loại hình bán lẻ khác

- Bán hàng rong của các tư thương, chủ yếu là tạp hóa, quần áo, rau củ quả - Bán hàng lưu động của các doanh nghiệp thương mại, loại hình này thường mang tính chu kì và gắn liền với các phiên chợ trong vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w