Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 48 - 53)

Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

2.1. Những lợi thế trong khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam Các doanh nghiệp kinh doanh thị trường bán lẻ trong nước có rất nhiều thuận lợi và đó chính là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước có thể dựa vào nó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trước những đối thủ trong và ngoài nước, đã và đang chuẩn bị nhảy vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng như Việt Nam.

Những thuận lợi của doanh nghiệp Việt Nam chính là những giá trị mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình hình thành và phát triển của mình:

Thương hiệu: do hình thành sớm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong thị trương bán lẻ, tạo được rất nhiều sự tin tưởng của người tiêu dùng nội địa như Saigon co.op mark, công ty Phú Thái, fivimark… hay như doanh nghiệp mặc dù mới gia nhập thị trường trong vòng chưa đầy một năm cũng đã giành được rất nhiều thành công như Hapro_mark, G7 mark….những thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, qua khaongr thời gian rất dài trong hoạt động kinh doanh của mình họ vẫn luôn có được niềm tin nơi khách hàng. Nếu như các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập thị trường Việt Nam phải mất thời gian và chi phí để quảng cáo những thương hiệu còn lạ lẫm với người tiêu dùng thì các nhà bán lẻ lại có lợi thế sẵn có trong việc này.

Sự am hiểu về văn hóa, thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng trong nước: có thể nói đây là lợi thế quan trọng nhất và các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần tận dụng nó để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình đặc biệt là trong

giai đoạn hiện nay khi mà các doanh nghiệp trong nước còn rất thiếu thốn và gặp rất nhiều khó khăn khi phải đương đấu với những đối thủ danh tiếng nước ngoài với những lợi thế vượt trội về vốn cũng như kinh nghiệm quản lý . Mặt khác sự am hiểu này chỉ có người Việt Nam với những cách suy nghĩ đặc trưng mới có thể hiểu hết được, yếu tố mà các doanh nghiệp nước ngoài khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam khó có được. Các doanh nghiệp lơn trong nước đều khảng định điều đó trong phương châm hành động của mình: Hapro: “chúng tôi có thế mạnh mà các đại gia quốc tế không có. Như mặt bằng kinh doanh, đặc biệt là thói quen và tâm lý của người tiêu dùng” hay như lãnh đạo công ty Phú Thái cũng tin tưởng rằng: với lợi thế trên sân nhà, am hiểu thị trường tập quán mua sắm của người dân, trong thời gian tới họ sẽ đẩy mạnh hệ thống phân phối của mình trên toàn quốc. Đây cũng là bài học kinh nghiệm được rút ra từ thị trường bán lẻ của Hàn Quốc trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ lớn nhất thế giới như wal-mark. Khác với phong cánh sống của các nước phương tây, phong tục, tập quán trong sinh hoạt và mua sắm của người Châu Á rất khác, họ muốn được tận tay chọn lựa một cách cẩn thận món hàng mình cần mua xem chúng có hợp ý hay không. Rồi xem xét so sánh các mặt hàng …khác hẳn với các nước phương tây do đó nếu không nắm bắt được điểm này các doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng phạm lỗi trong kinh doanh

Tuy qui mô của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn nhiều hạn chế xong chính nó cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước trong việc thay đổi chiến lược kế hoạch kinh doanh để thích ứng với sự biến động của thị trường hay nói cách khác đó chính là khả năng xoay chuyển kế hoạch nhanh.

2.2. Những hạn chế trong khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay còn mang nhiều điểm yếu chúng ta có thể thấy như: nguồn vốn nhỏ, công tác vận chuyển, hậu cần còn yếu, nguồn nhân lực chất lượng còn thấp. Chính những điều này đã gây lên những cản trở cho các doanh nghiệp trên con đường phát triển của mình.

Điểm yếu về vốn

Với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, vốn là một trong các vấn đề khó khăn hàng đầu. Trong xu thế hiện nay, khi các tập đoàn bán lẻ quốc tế đang đặc biệt quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam thì vốn là một trong các yếu tố quyết định và là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Xét về mức vốn của các doanh nghiệp trong nước ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có mức vốn thấp thường thì chỉ vào khoảng vài chục tỷ, có rất ít doanh nghiệp có mức vốn là vài trăm tỉ , trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường có số vốn đầu tư lên đến ngàn tỉ VND, ví dụ như Metro và Bourbon có mức vốn 120 triệu USD. Như vậy xét về yếu tố vốn,có một khoảng cách rất xa giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Với nguồn vốn ít ỏi,các doanh nghiệp trong nước vấp phải khó khăn trong việc mở rộng quy mô, cải thiện chất lượng dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực…điều đó ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến sức cạnh tranh mà còn tác động “thế” của các doanh nghiệp Việt Nam cũng trong chính sự tương quan ấy.

Hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang cố gắng dùng nhiều biện pháp để huy động vốn như: Với các dự án hàng nghìn tỉ đồng , Vinatex chủ yếu huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Sai Gon Co.op đang cho cán bộ, nhân viên đóng góp để mở rộng quy mô, Satra và Sai Gon Co.op liên kết để xây xây dựng thêm siêu thị, mỗi đơn vị cũng tiếp tục triển khai các dự án liên kết với các tỉnh để nhanh chóng phủ kín các siêu thị và trung tâm thương mại tại nhiều tỉnh khác, một số doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng, các tư nhân, pháp nhân…Tuy nhiên trong quá trình huy động vốn, các doanh nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn: lãi suất vay cao, khi vay ngân hàng họ yêu cầu doanh nghiệp nhất thiết phải có tài sản thế chấp chứ không chịu tín chấp; hay khó khăn khác như liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh(Sai Gon Co.op) gặp phải đó là hơn 17 năm hoạt động doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn về vốn do phải hoạt động theo luật hợp tác xã (doanh nghiệp không được huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu hay thực hiện cổ phần hoá như loại hình doanh nghiệp nhà nước mà chỉ huy động vốn từ hợp tác xã thành viên) trong khi đó mức vốn khởi điểm của doanh nghiệp là rất thấp chính vì thế

mà doanh nghiệp đang loay hoay trong việc tìm giải pháp thu hút vốn từ các xã viên của mình.

Điểm yếu về hậu cần

Nói đến hậu cần trong hoạt động bán lẻ là nói đến khả năng cung ứng, dự trữ hàng hoá trọn gói từ khâu cung cấp, đóng gói, bảo quản hàng hoá đến giao tận tay người tiêu dùng.

Xét về hậu cần của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thì còn rất nhiều điểm yếu, chúng ta chưa xây dựng được hệ thống hậu cần chuyên nghiệp phục vụ cho phát triển. Có thể thấy như: Ở các siêu thị, các nhà cung cấp hay các trung tâm phân phối không cung ứng đủ hàng trong các dịp lễ tết, hàng hoá trong các siêu thị có tới 40% là chờ người ta mang tới, việc điều phối các loại xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng địa điểm vẫn còn được tiến hành khá đơn giản…Những điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lên rất nhiều. Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm công việc này rất tốt . Ví dụ như Metro đã đầu tư 20-25 triệu euro để trang bị hệ thống cung ứng hàng, chi 800.000 euro cho công tác huấn luyện nghiệp vụ mua, trưng bày, bán hàng và cách bảo quản…

Xét về hệ thống các nhà cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn rất nhiều bất cập. Hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ của chúng ta đều gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung cấp đầu vào. Nhà đầu tư trong nước lo chuyện hậu cần bằng cách mở rộng kho trữ hàng, xây dựng xí nghiệp sản xuất hoặc liên kết với các công ty để đặt gia công theo từng loại sản phẩm.

Nhưng vấn đề tổ chức nguồn cung cấp hàng chưa có chiến lược riêng. Tình trạng nhà sản xuất đến chào hàng, bị từ chối và chưa hiểu tại sao sản phẩm của công ty họ bán được ra nước ngoài nhưng không thể nào bán trong siêu thị Việt Nam vẫn còn. Vai trò kết nối nhà sản xuất với thị trường của khâu phân phối vẫn chưa được chú ý.

Học cách kinh doanh chuyên nghiệp của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài từ năm 2000 đến nay, các hệ thống Co-opmart, Vinatexmart, Maximark... đều đã có những thay đổi rất nhanh trong tiếp cận quy trình quản lý đầu ra, đầu vào, kỹ

thuật trưng bày, kỹ năng thương lượng... Nhưng các tiến bộ mới trong công nghệ thông tin, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng mới, các biện pháp kỹ thuật bán lẻ hiện đại... vẫn chưa được cập nhật. Giám đốc các hệ thống siêu thị đều nói sẽ đầu tư lớn để khắc phục tình trạng này, nhưng nếu để đến 2008 hoặc 2010 thì liệu có quá trễ?

Điểm yếu về con người

Con người là chủ thể của mọi tác động, trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế nói chung và trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng thì yếu tố con người không thể không nhắc tới. Đặc biệt trong tình hình hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực con người đang là vấn đề nóng bỏng và thu hút nhiều sự chú ý của mọi người. Hiện nay trong các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phần lớn là chúng ta thiếu những người lao động giỏi, những người qua đào tạo. Điều này gây ra những cản trở không nhỏ cho các doanh nghiệp trong cuộc chạy đua nước rút, phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh mới. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ chủ tịch hội đồng quản trị công ti G7 Mart cho biết lí do chính khiến cho hệ thống G7 Mart đi vào hoạt động bị chậm so với kế hoạch là do thiếu những con người có năng lực và chuyên môn cao. G7 Mart đã đưa ra những chính sách tốt nhất để “chiêu hiền đãi sĩ” công ty đã bỏ ra hàng nghìn USD để thuê nhân lực nước ngoài . Theo ông Vũ, trong cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp cần đưa ra được những ý tưởng độc đáo và cần con người thực hiện hoàn hảo để cạnh tranh. “ý tưởng tốt chỉ thực sự xuất phát từ những con người có năng lực và chuyên môn cao. Máy tính có thể thực hiện được nhiều điều nhưng nó không thể đẻ ra ý tưởng”

Xét trong phạm vi các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, chúng ta yếu trong vấn đề con người không chỉ đơn giản là thiếu những người bán hàng chuyên nghiệp, những con người qua đào tạo có trình độ,…Giúp doanh nghiệp phát triển đi lên mà còn yếu cả về yếu tố các nhà lãnh đạo và quản lí các doanh nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO cùng với những cam kết mở cửa thị trường bán lẻ chúng ta cần phải có những người dẫn đầu là những

người thực sự am hiểu luật, có tầm nhìn xa, và xác định hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp. Gia nhập vào sân chơi quốc tế trong điều kiện các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn non trẻ thì ý thức liên kết của các doanh nghiệp trong nước là yếu tố giữ vai trò quyết định. Sự chủ động thay đổi trong tư duy kinh doanh và phương thức hợp tác, sự chủ động thay đổi để đón đầu xu thế phát triển tất yếu của hội nhập.

Tính chuyên nghiệp còn chưa cao là một trong những điểm yếu lớn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Nguyên nhân khách quan phải kể đến đó là do hệ thống bán lẻ của chúng ta còn non trẻ, bên cạnh đó cũng phải kể đến lí do chủ quan về phía chúng ta chưa chú trọng đến quy mô, cảnh quan môi trường, đồng thời cũng không mấy quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm siêu thị của mình. Hiện nay chỉ có hai nhà phân phối bán lẻ được xem là thành công tại thị trường Việt Nam là Metro Group và Sài Gòn Co.op. Các siêu thị và trung tâm thương mại thành danh như: Co.op Mart, Fivi mart, Intimex…cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số lớn như các siêu thị, trung tâm thương mại còn lại vẫn đang loay hoay bế tắc trong kinh doanh. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối hàng hoá của chúng ta còn yếu. Hiện tại hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, …Ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng trên 10%, trong khi đó của Trung Quốc là 30%-40%, Thái Lan là 60%.

3. Kết luận về thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w