Nhóm giải pháp về phía nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 65 - 69)

Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO

2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điểu kiện gia nhập WTO

2.1. Nhóm giải pháp về phía nhà nước

a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối bán lẻ

Cho đến nay, hệ thống pháp luật về dịch vụ phân phối còn có những điểm chưa hoàn thiện.

Ví dụ, chúng ta chưa có quy định thống nhất về dịch vụ phân phối, chưa làm rừ cỏc khỏi niệm bỏn buụn, bỏn lẻ, tiờu chớ kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Đồng thời, các văn bản hiện hành cũng thể hiện nhiều bất cập, nhất là trong việc quản lý hàng hóa hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Trước mắt cần cụ thể hoá các tiêu chí về quy mô địa lý, số lượng các nhà cung cấp trên địa bàn, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoach của địa phương của cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) khi mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi, để tránh việc các địa phương có cách giải thích và vận dụng khác nhau, tạo nên sự công bằng, minh bạch và làm cơ sở để các doanh nghiệp nước ngoài làm hồ sơ, cũng như làm cơ sở để các cơ quan chức năng xem xét hồ sơ xin mở điểm bán lẻ thứ 2 trở đi của các doanh nghiệp nước ngoài.

Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, để tránh các trường hợp doanh nghiệp nước ngoài đã mở điểm bán lẻ thứ nhất, tiếp đó xin giấy phép liên doanh với các doanh nghiệp Việt nam với số vốn góp dưới 49% (cam kết không hạn chế) sau đó mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt nam và trở thành điểm bán lẻ thứ hai mà không cần phải kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

Bên cạnh đó, sự chưa hoàn thiện trong khung pháp lý liên quan đến hoạt động bán lẻ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá, khuyến mãi mạnh, sẵn sàng chịu lỗ trong thời gian đầu để giành giật khách hàng. Bởi các tập đoàn nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn phong phú, đồng thời họ còn hưởng nhiều chính sách ưu đãi như về thuế, giá đất…Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn mới manh nha phát triển, nguồn vốn còn hạn hẹp, kinh nghiệm quản lý thiếu và yếu. Trong khi đó các doanh nghiệp bán lẻ của chúng ta luôn bị “đau đầu” trong các cuộc cạnh tranh về giá. Các nhà bán lẻ nước ngoài có thể chịu lỗ đến 10 năm để hạ giá thành sản phẩm một cách tối đa để chiếm lĩnh thị trường và tạo thương hiệu. Hay đơn cử như chí phí cho quảng cáo, các doanh nghiệp trong nước bị khống chế với mức 10% trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài lại được thoải mái. Bên cạnh đó là vấn để về thủ tuc trong linh doanh bán lẻ, hiện nay một dự án đầu tư cho ngành bán lẻ liên quan đến rất nhiều sở, ngành chức năng, điều này cũng đồng nghĩa để có một dự án thì các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian trong việc lập dự án. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay trong điều kiện mở cửa thị trường, ngành bán lẻ trong nứơc đang phải đối đầu với rất nhiều thách thức thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phân phối lại càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết.

2. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước về vốn và mặt bằng kinh doanh Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi,khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển.. Bởi chúng ta thấy khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay là khó khăn về vốn, trong khi đó xuất phát điểm của các doanh nghiệp trong nước là yếu ,trong khi đó để x ây dựng một trung tâm thương mại lớn đủ sức hấp dẫn như mô hình mà doanh nghiệp nước ngoài thành công ở Việt Nam thì vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chính điều này sẽ tạo ra động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển.

Bên cạnh đó, việc thuê mặt bằng kinh doanh ở nước ta gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, do vậy nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về mặt bằng kinh doanh và cho thuê đất dài hạn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Việc thuê bằng kinh doanh ở nước ta hiện nay có nhiều bất cập, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước muốn thuê mặt bằng kinh doanh thì gặp rất nhiều khó khăn, trong khi với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về tài chính thì vấn đề này lại được các cơ quan quản lý tạo điều kiện dễ dàng. Điều đó gây ra nhiều bất bình cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Do đó để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thì cần có sự hỗ trợ mạnh hơn từ phía chính sách nhà nước. Trong các khu đô thị mới nên dành diện tích phù hợp cho các doanh nghiệp thuê, hợp tác sử dụng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phân phối bán lẻ. Thậm chí sử dụng mặt bằng các cơ sở xây dựng , sản xuất bị di dời cho mục đích xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại. Bên cạnh đó phải khéo léo trong việc cấp phép sử dụng mặt bằng cho các doanh nghiệp nước ngoài để các doanh nghiệp trong nước có thời gian để gấp rút phát triển tạo ra được đối trọng tương ứng trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3. Tăng cường hoàn thiện quy hoạch và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ Hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý hệ thống bán lẻ ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập.

Các cơ sở bán lẻ mở ra một cách tự phát, không theo chiến lược và định hướng của ngành cho nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều cơ sở do không nghiên cứu thị trường kĩ, gặp phải sự cạnh tranh lớn, không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nên đã không thể tồn tại. Cho nên, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch về hệ thống phân phối bán lẻ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục cấp phép đầu tư, cấp phép kinh doanh. Quy hoạch và các thủ tục hành chính phải minh bạch và công bố công khai, có hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm phù hợp và xin cấp phép để đầu tư và kinh doanh.

Đồng thời, chúng ta cần tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động bán buôn, bán lẻ, tránh trường hợp kinh doanh các hàng hóa không đủ điều kiện,

các hàng hóa vi phạm bản quyền, chất lượng thấp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tạo nên môi trường cạnh tranh minh bạch công bằng, thúc đẩy sản xuất và dịch vụ phân phối phát triển.

Song song với việc hoàn thiện quy hoạch và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tạo môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Trong tình hình các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay thì vấn đề liên kết còn thiếu sự thống nhất. Chính vì thế vai trò của nhà nước trong vấn đề liên kết các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần được chú trọng.Nhà nước cần phải đóng vai trò là một nhạc trưởng thì mới có thể giúp các doanh nghiệp liên kết tạo sức mạnh tổng hoà mà vẫn đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Nhà nước cần có một chính sách đúng, tháo gỡ những vướng mắc kịp thời và cần một bản đồ quy hoạch chi tiết cho ngành bán lẻ.

3. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động bán lẻ

- Đối với các tỉnh có quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại trước khi có Quyết định 27/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án”phát triển thị trường trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” cần rà soát để sửa đổi , bổ xung nhằm hoàn thiện qui hoạch này cho phù hợp với chủ trương, chính sách về thương mại trong điều kiện mới.

- Đối với các tỉnh chưa có qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại, trên cơ sở qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói chung và qui hoạch phát triển thương mại nói riêng, tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng các loại hình cơ sở hạ tầng hiện có, căn cứ vào các tiêu chí cơ bản như mật độ dân cư, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng … trên cơ sở đó, đề ra kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc đầu tư xây mới của từng loại hình.

- Cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư hạ tầng thương mại: Ngoài chợ hạng 1 và trung tâm thương mại, bổ xung các dự án đầu tư hạ tầng thương mại chủ yếu khác như kho, siêu thị, trung tâm logistic. Đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng thương mại ở khu cửa khẩu, khu kinh tế được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghi định số 29/2008/NĐ-CP của chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế

- Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại phải phù hợp và đồng bộ với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, quyu hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác trên địa bàn nông thôn

- Trong quá trình qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại, các tỉnh cần phải xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó phân chia thực hiện cho cả giai đoạn 2009-2020. Đối với các công trình thuộc hạ tầng thương mại hình thành tự phát, chưa được qui hoạch, càn tiến hành xem xét, đánh giá cụa thể; chỉ đưa vào qui hoạch và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới những công trình đang hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w