Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO
1. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO
1.2. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam a/ Bán lẻ hiện đại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
Trong xu hướng hội nhập của nền kinh tế, bán lẻ hiện đại ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành kênh tiêu dùng quan trọng. Hiện tại, bán lẻ hiện đại mới chiếm 18-20%, tuy tăng trưởng mạnh mẽ nhưng so với các nước trong khu vẫn còn ở mức khá thấp(Thái Lan 34%, Malysia là 60%, Singapore là 90%).
Lĩnh vực bán lẻ hiện đại ở Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Đó là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong thời gian qua liên tục duy trì ở mức cao, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất tại Châu Á(hiện có 57% dân số có độ tuổi dưới 30, sau 15 năm tỷ lệ này
là 15%) và mức chi tiêu ngày càng tăng, tỷ lệ người tiêu dùng trên có thu nhập cao. Đồng thời, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài và sự khởi sắc của thị trường nội địa hứa hẹn sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng phát triển trên, bán lẻ hiện đại cũng sẽ có những thay đổi đáng kể. Thứ nhất, các siêu thị lớn có xu hướng phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011 và 2012 và chậm dần tại các đô thị lớn. Trong những năm gần đây, các đại siêu thị hình thành với tốc độ khá nhanh tại các đô thị lớn ,người tiêu dùng đã bắt đầu quen thuộc với loại hình kênh phân phối này. Tuy nhiên, các siêu thị lớn có đặc điểm là cần một diện tích mặt bằng khá lớn nên thường được đặt tại những vị trí xa trung tâm dân cư. Mặt khác, hạ tầng giao thông của Việt Nam còn chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Do vậy, các siêu thị lớn chỉ có thể phủ sóng tới những một số đối tượng khách hàng có phương tiện đi lại thuận tiện và thời gian giành cho mua sắm lớn.
Chính bởi lý do ấy, trong tương lai, các hình thức siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích và hệ thống cửa hàng chuyên doanh sẽ trở nên ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó, xu hướng kết hợp cũng xuất hiện trong bán lẻ hiện đại.
Những trung tâm mua sắm, các cửa hàng bách hóa chuyên các sản phẩm trung- cao cấp (Parkson, Diamond Plaza, Zen Plaza, Vincom Plaza) không chỉ là nơi mua sắm mà còn được kết hợp sử dụng, trở thành các trung tâm giải trí, khu văn phòng, nhà hàng ăn uống…
Trong thời gian tới, các cửa hàng đặc chủng/ chuyên doanh(quần áo, giầy dép, đồ điện, sách báo, đồ gia dụng, trang sức…) như VinatexMart, Nguyễn Kim, SJC,PNJ, Vina giầy... cũng phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu mua sắm nhanh của người tiêu dùng, điều mà các đại siêu thị nhiều khi không đáp ứng được.
Sự phát triển nhanh chóng của kênh bán lẻ hiện đại tạo không ít sức ép cho các nhà bán lẻ truyền thống. Tuy vẫn còn là kênh bán lẻ phổ biến nhất với người tiêu dùng trong nước, nhưng bán lẻ truyền thống ngày càng bộc lộ những hạn chế trong tổ chức quản lý và chất lượng sản phẩm mình phân phối. Mặc dù vậy, trong thời gian tới, bán lẻ truyền thống vẫn có thể tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn
trong ngành phân phối bán lẻ do vẫn có một vị thế và sức hút rất riêng so với những mô hình bán lẻ khác.
b/ Sự khởi sắc của thị trường bán lẻ nông thôn
Theo thống kê, hiện Việt Nam có hơn 9.000 chợ và gần 50.000 cửa hàng, lượng hàng hóa tiêu thụ qua đây chiếm đến 90% tổng lượng hàng hóa tiêu thụ.
Có ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, trong tương lai, người dân ở khu vực nông thôn sẽ có nhu cầu mua sắm lớn gấp 3 lần so với khu vực thành thị. Và đặc biệt trong bối cảnh thị trường thành thị đang dần trở nên bão hòa, thị trường nông thôn lại trở nên có sức hút hơn đối với các nhà đầu tư trong nước.
Tuy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước được ưu đãi nhiều, song thực tế bài toán đưa hàng Việt về với với thị trường nông thôn vẫn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp. Theo số liệu của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, mạng lưới các cửa háng bán lẻ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 47% thị trường nông thôn với 27% doanh số bán lẻ trong cả nước. Trong khi tiềm năng của khu vực này là khổng lồ với hơn 75% dân số tập chung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước dường như còn bỏ ngỏ thị trường tiềm năng này. Theo phản ánh của nhiều người dân quê, chỉ có chừng 10-15 công ty có hàng hóa mang ra tiêu dùng, trong đó đa phần là các công ty nước ngoài sản xuất ở Việt Nam hoặc các công ty đa quốc gia. Thị phần còn lại là của hàng Trung Quốc chiếm đa số, hàng không nhãn mác và hàng Việt địa phương, các thương hiệu, tên tuổi lớn của các doanh nghiệp bán lẻ rất ít xuất hiện.
Cùng với mức độ phat triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa, thị trường nông thôn sẽ diễn ra những thay đổi nhanh chóng về cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, năng suất lao động tăng lên kéo theo sự gia tăng thu nhập của cư dân nông thôn, điều kiện nhà ở, điều kiện sinh hoạt, môi trường văn hóa…
Những thay đổi đó sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn và hình thành những xu hướng tiêu dùng mới. Các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư nghiên cứu, đón đầu các xu hướng này để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các công ty phân phối nước ngoài nhằm chiếm ưu thế trên tổng thể thị trường Việt Nam.
c/ Sự khởi sắc của bán lẻ trực tuyến
Theo xu hướng chung của thế giới, bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đã bắt đầu có khởi sắc và dần trở thành một kênh mua sắm với những người tiêu dùng trong nước đặc biệt là người tiêu dùng trẻ tuổi. Việt Nam đang ở trong thời kỳ
“dân số vàng ” của mình với tỷ lệ dân số dưới 30 tuổi chiếm 57%. Đây là một bộ phận người tiêu dùng quan trọng, họ cởi mở trong mua sắm, bị cuốn hút bởi công nghệ và tìm thấy nguồn cảm hứng đối với mua sắm trên mạng, nơi mà họ có thể kiểm soát các luồng thông tin và có được sự so sánh về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm.
Tại Việt Nam, kênh trực tuyến dù phủ khá nhiều ngành hàng: điện máy, điện thoại di động, sách, mỹ phẩm, ngân hàng, vé máy bay….nhưng đa phần chưa thực hiện hết chức năng mà hiện nay chủ yếu được sử dụng làm kênh marketing hơn là bán hàng.
Điều này cũng dễ hiểu khi mà hệ thống thanh toán ở Việt Nam chưa hỗ trợ cho việc thanh toán trực tuyến (theo thống kê của VISA, mới chỉ có 1% dân số VN có thẻ tín dụng và theo công bố của NH Nhà Nước tháng 3/2008, 10% dân số VN có tài khoản), và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam chưa quen với việc mua hàng mà không cần nhìn, ngắm hoặc kiểm tra món hàng trước.
Tâm lý này rất khó thay đổi khi mà ở Việt Nam, niềm tin giữa người tiêu dùng và nhà bán lẻ chưa cao. Lấy ví dụ một chuyện, người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đổi trả hàng khi không vừa ý. Rất ít nhà bán lẻ tại Việt Nam cung cấp dịch vụ đổi trả hàng không cần lí do trong vòng thời hạn nhất định sau khi mua hàng, một quy định rất phổ biến tại các nước đã phát triển.
Tuy nhiên, với khoảng 19 triệu người đang sử dụng internet (con số này dự báo sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam năm 2008), về lâu dài, ngành bán hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt như các nước Mỹ, Nhật, và châu Âu đã trải qua (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến hiện nay khoảng 19.5 tỉ bảng , chiếm 7%
tổng doanh số bán lẻ theo Verdict Research).
Vì thế, việc tham gia đầu tư kênh bán hàng trực tuyến là hướng đi tất yếu cho mỗi doanh nghiệp, nếu không muốn bị mất phần trong miếng bánh khá hấp dẫn này.
Đặc biệt trong thời điểm kinh tế suy thoái, việc phát triển kênh trực tuyến giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng nhờ thêm khách hàng mới mà kênh truyền thống không tiếp cận được (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2008 vẫn tăng 32%, trong khi doanh số kênh phân phối truyền thống chỉ tăng 1.2%), vừa giúp doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên các bộ phận đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái, có thời gian tiếp cận những ưu khuyết của việc bán hàng trực tuyến, điều chỉnh dần những sai sót, chuẩn bị nhân sự và chuyên môn cho vài năm tới, khi thương mại điện tử bùng nổ. Việc đầu tư kênh bán hàng trực tuyến vào thời điểm này có thể coi như một mũi tên đạt được hai mục đích: vừa tăng doanh số bán hàng, vừa đón đầu tương lai.
d/ Người tiêu dùng chú trọng hơn tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe và thân thiện với mối trường
Mức tăng trưởng kinh tế cao ổn định trong những năm qua đã làm cho thu nhập của người dân Việt Nam tăng nhanh chóng. Cùng với đó, những dịch bệnh và sự thiếu an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm đã làm cho người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mức độ an toàn cho sức khỏe và tính thân thiện với môi trường trong những sản phẩm mà họ sử dụng.
Trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua sắm những sản phẩm cú chất lượng và xuất xứ rừ ràng cũng như đó được khảng định về độ an toàn do các cơ quan có uy tín cấp. Đây là một xu hướng quan trọng mà các nhà bán lẻ phải hết sức chú ý để tạo niềm tin cho người mua sắm và khuyến khích tiêu dùng
1.3. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ