Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.2. Thực trạng mạng lưới bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1.2.2. Hệ thống các kênh bán lẻ hiện đại
Dưới tác động của hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng giành nhiều thời gian hơn trong hoạt động mua sắm tại các trung tâm thương mại và siêu thị. 70% thu nhập của người Việt Nam là giành cho mua sắm, do đó, chính người tiêu dùng với những tập quán của họ sẽ định hướng cho ngành công nghiệp bán lẻ và thị trường bán lẻ Việt Nam.
Tuy rằng, kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% trong tống chi tiêu giành cho mua sắm của người tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng trưởng của kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam là rất cao so với các nước trong khu vực.
.
a/ Trung tâm thương mại
Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đang dần thay đổi. Khi nhu cầu ngày càng tăng và sự phát triển nhanh của các khu đô thị, Trung tâm thương mại quy mô lớn được dự báo sẽ trở thành mô hình bán lẻ phổ biến trong tương lai.
Báo cáo thị trường bán lẻ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn CB Richard Ellis (CBRE Việt Nam), trong vòng 5 năm trở lại đây, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội đã tăng gấp hai lần giai đoạn trước. Hiện tổng nguồn cung diện tích cho thuê mặt bằng bán lẻ của Hà Nội đạt gần 120.000m2 với nhiều dự án Savico MegaMall (Long Biên), Trung Tâm thương mại chợ Mơ. .. Ngoài ra, rất nhiều dự án trung tâm thương mại đình đám của đại gia Vincom.
Theo đó, trong vòng 5 năm tới Vincom sẽ phát triển chuỗi 10 trung tâm thương mại với 2 tên gọi thống nhất Vincom Center và Vincom Mega Mall tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam. Hiện tại, Vincom đang chú trọng phát triển 2 TTTM trong hệ thống Mega Mall tại Hà Nội là Vincom Mega Mall – Times City tại 458 Minh Khai và Vincom Mega Mall – Royal City tại 72A Nguyễn Trãi.
Theo xếp hạng của các công ty nghiên cứu thị trường thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam đầy tiềm năng và đang có bước phát triển nhanh. Hiện Việt
Nam đang đứng thứ 14 về sự hấp dẫn đối với thị trường bán lẻ. Người tiêu dùng Việt hiện đang có xu hướng mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp. Thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% năm 2005 lên 14% vào năm 2007 và khoảng 24% vào năm 2010…
Điều này cho thấy, khi đời sống của người dân ngày càng tăng cao, cuộc sống ngày càng hiện đại thì thói quen mua sắm cũng thay đổi. Trong nhịp sống hối hả, nhiều người tiêu dùng không thể có nhiều thời gian đi khắp các chợ để tìm mua những hàng hóa cần thiết mà họ muốn tìm, do đó họ lựa chọn mua sắm tại các siêu thị, TTTM.
Theo thống kê của Công ty CBRE Việt Nam, hiện TP.HCM và Hà Nội có hơn 400.000 m2 diện tích bán lẻ hiện đại, trong đó TP.HCM chiếm 3/4. Diện tích này đã tăng gấp đôi so với 3 năm trước, tuy nhiên xu hướng xây trung tâm thương mại (TTTM) của các chủ đầu tư vẫn chưa dừng lại.
Th trị trường bán lẻ Hà Nội Q4 năm 2010 ường bán lẻ Hà Nội Q4 năm 2010ng bán l H N i Q4 n m 2010ẻ Hà Nội Q4 năm 2010 à Nội Q4 năm 2010 ộ tăng trưởng nền kinh tế ăng trưởng nền kinh tế
Department store TTTM Sảnh bán lẻ
Tổng nguồn cung (diện tích cho thuê
thực m2)
11.000 97.171 10.310
Nguồn cung mới(diện tích cho
thuê tực m2)
0 0 0
Tỷ lệ trống(%) 0% 13,62% 8,37%
Gía chào thuê trung bình(USD/m2/tháng)
Khu trung tâm $54,52 $65,64
% thay đổi theo năm 0.04% 14,58%
% thay đổi theo quý 0% 0%
Ngoài khu trung tâm $54 $34 $19
% thay đổi theo năm 0% 12,53% 5,56%
% thay đổi theo quý
0% -5,81% 0%
CB Richard Ellis Việt Nam Bên cạnh đó, mô hình kết hợp giữa chợ truyền thống và TTTM đang là xu hướng mới được các chủ đầu tư nhắm tới như một cách thu hút và thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam. Xu hướng này hiện đang được triển khai tại Hà Nội với 4 dự án, trong đó TTTM Hàng Da (chuyển đổi từ chợ Hàng Da) đang trong giai đoạn hoàn thành. 3 dự án khác được chuyển đổi từ chợ Trung Hòa, chợ Mơ và chợ Ngã Tư Sở đang trong giai đoạn thiết kế.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong thời gian dài, hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho người tiêu dùng tiếp cận khối lượng sản phẩm lớn hơn.
Sự gia tăng của thu nhập khiến cho nhu cầu trung tâm thương mại phát triển nhanh chóng và chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Tuy nhiên các trung tâm thương mại chủ yếu đòi hỏi số lượng vốn lớn, mặt bằng rộng cũng như trình độ quản lý hiện đại. Do vậy, phân khúc thị trường này các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm ưu thế hơn các doanh nghiệp trong nước.
b/ Siêu thị
Năm 2005, theo thống kê của bộ Công thương, cả nước mới có khoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện ích hoạt động tại 30/64 tỉnh thành. Đến tháng 4.2008, con số đã tăng gấp đôi, và đến 2010 sẽ có khoảng 700 – 750 siêu thị, 150 trung tâm thương mại và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích.
Sau khi gia nhập WTO, hệ thống siêu thị nước ta tăng nhanh chóng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị của siêu thị cũng được quan tâm đầu tư nhiều hơn:
hạng mục phục vụ người tiêu dùng như hệ thống điều hòa nhiệt độ, quầy giữ
hành lý, giỏ, xe đẩy hàng đều được trnag bị hơn 96%, cơ sở hậu cần như bốc dỡ hàng hóa, xe vận chuyển, nâng hàng chuyên dụng cũng được 60-80% doanh nghiệp quan tâm đầu tư.
Số lượng và quy mô các siêu thị cũng thay đổi một cách nhanh chóng.
Riêng với thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống siêu thị tăng từ 73 siêu thị năm 2006 lên 81 siêu thị năm 2008, quy mô đã được cải thiện đáng kể, chỉ còn 23,5% siêu thị hạng 3, siêu thị hạng 1 có 41 siêu thị, chiếm tỉ trọng 50,6%, siêu thị hạng 2 có 21 siêu thị chiếm 25,9%.
H th ng siêu th th nh ph H Chí Minh 2008ệ thống siêu thị thành phố Hồ Chí Minh 2008 ốc độ tăng trưởng nền kinh tế ị trường bán lẻ Hà Nội Q4 năm 2010 à Nội Q4 năm 2010 ốc độ tăng trưởng nền kinh tế ồ Chí Minh 2008
Số lượng Tỉ trọng
Hạng 1 41 50,6%
Hạng 2 21 25,9%
Hạng 3 19 23,5%
Sở công thương thành phố Hồ Chí Minh Về nguồn hàng, trước đây, doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh siêu thị chủ yếu tập trung tìm kiếm các nhà sản xuất, phân phối hàng hóa để đưa hàng vào siêu thị nhưng ngày nay, các doanh nghiệp phân phối quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực sản xuất, từng bước củng cố liên kết với các nhà sản xuất và tham gia vào sản xuất một số loại mặt hàng mang thương hiệu riêng. Ví dụ, Saigon Co.op có nhãn hiệu Co.opMart đối với một số loại thực phẩm, BigC có nhãn hàng Wow, Metro có các nhãn hàng Quality, Select Horeca…
Xu hướng đo dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu nguồn hàng của các doanh nghiệp: 66,8% lượng hàng mua từ các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trên địa bàn nội thành, 20,4% mua từ các tỉnh, doanh nghiệp tự sản xuất và liên kết sản xuất được 4,9% lượng hàng, nguồn hàng nhập khẩu ước đạt 7,9%. Như vậy, siêu thị đã không còn đơn thuần là mua đi bán lại mà còn tham gia vào khâu sản xuất nên chủ động hơn về nguồn hàng và có ảnh hưởng nhất định đối với các nhà cung ứng.
Hệ thống dịch vụ trong các siêu thị ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Điều này do nguồn cán bộ quản lý siêu thị có trình độ học vấn khá cao, tỷ lệ nhân sự làm trong hệ thống siêu thị có trình độ đại học, cao đẳng đạt 20% và tỷ lệ này trong cán bộ quản lý là 29%. Về ngoại ngữ, 29% cán bộ quản lý siêu thị có thể dùng ngoại ngữ giao tiếp.
1.3. Thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập