Thực trạng về dịch vụ bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam 1.4. Thực trạng chính sách định hướng phát triển ngành bán lẻ tại Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 45 - 48)

Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1. Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.3. Thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.3.3. Thực trạng về dịch vụ bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam 1.4. Thực trạng chính sách định hướng phát triển ngành bán lẻ tại Việt

Nam

Sau khi nước ta gia nhập WTO, hội nghị trung ương lần 4 khóa 10 đã ra Nghị Quyết “về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO”, trong đó có nêu ra 10 chủ trương chính sách lớn. Trong đó cũng khảng định tầm quan trọng chiến lược của ngành bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với việc cụ thể hóa những cam kết mở cửa thị trường bán lẻ theo như cam kết mà Việt Nam đã kí khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế. Tuy chưa có những điều chỉnh mang tính đột phá nhưng chính phủ bước đầu cũng có những chính sách định hướng và hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước để thích nghi với những hòa cảnh mới, sự cạnh tranh mới mà WTO mang lại.

Quán triệt các nghị quyết của Đảng, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý hệ thống phân phối hàng hóa nói riêng đã được quản lý hệ thống phân phối bán lẻ nói rieeng đã được quan tâm hơn. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thị trường nội địa và hệ thống phân phối hàng hóa đã được bổ sung, hoàn thiện, ban hành mới… đang góp phần từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trên thị trường, kiềm chế các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung cũng như quản lý và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa nói riêng.

- Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được quốc hội thông qua ngày 12/6/1999 quy định về việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động cảu các loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2005 thay thế luật doanh nghiệp 1999. Sau 10 năm thực hiện luật doanh nghiệp, đến hết năm 2009, số doanh nghiệp đăng kí kinh doanh đã đạt con số 460000. Nếu chỉ tính về số doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh, thì khu vực này đã tăng 15 lần trong 9 năm. Trong đó, số lượng doanh nghiệp thương nghiệp, sửa chữa tăng bình quân 22.04% trong giai đoạn 2006- 2008.

- Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 được quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2005. Đây là nỗ lực nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Luật cạnh tranh được ban hành với mục đích: 1) Kiểm

soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể gây hạn chế cạnh tranh đặc biệt khi mở cửa thị trường; 2) Bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; 3) Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng. Về đối tượng điều chỉnh, luật cạnh tranh áp dụng với hai nhóm đối tượng gồm: tổ chức, cá nhân kinh doanh, kể cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề tại Việt Nam.

- Luật chất lượng sản phẩm. Theo luật, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Người bán hàng có các quyền như cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa, có các nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa của mình lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa. Người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin tring thực về mức độ an toàn sản phẩm, chất lượng, hướng dẫn vận chuyển, lưu trữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa,; được cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa.

- Luật bảo vệ người tiêu dùng: Trước khi có luật bảo vệ người tiêu dùng, có hai văn bản chủ yếu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là: Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do UBTVQH ban hành số 13/1999/PL- UBTVQH và Luật cạnh tranh. Quyền lợi người tiêu dùng cũng được bảo vệ bởi nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự, Hình sự, Thương mại… Luật bảo vệ người tiêu dung nghiêm cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua quảng cáo hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch hoặc không chính xác hoặc che giấu thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về uy tín, khả năng kinh doanh…

- Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH ban hành ngày 26/4/2002 góp phần phát triển thị trường, bình ổn giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các lợi ích nhà nước

- Ngoài ra có các văn bản khác điều chỉnh dịch vụ phân phối như: Luật Doanh nghiệp 2005; Luật đầu tư 2005; Luật thương mại 2005; Nghị định

23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Quyết định 10/2007/NĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; Nghị định 110/2005/NĐ- CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ Việt Nam sau khi

Một phần của tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành bán lẻ việt nam sau khi gia nhập wto (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w