Khái quát chung về Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí quản lý chất lượng toàn diện để đánh giá và nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu (Trang 30 - 35)

HèNH 1.2: GIẢI THÍCH VềNG ĐIỀU CHỈNH PDCA

1.4 Sự cần thiết và hợp lý khi áp dụng TQM để cải thiện chất lượng của thủ tục hải quan đối với hàng may gia công XNK

2.1.2 Khái quát chung về Hải quan Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, Hải quan Việt Nam cần phải thay đổi để phù hợp với nền kinh tế đổi mới, phát triển và hội nhập. Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính từ tháng 9/2002 và đã được tổ chức lại với mục tiêu hài hoà và trách nhiệm lớn. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan gồm: Tổng cục trưởng và 5 phó Tổng cục trưởng.

Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2003 – 2008 (Nguồn TC Thống kê)

Biểu đồ 1.2. Số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu (nguồn Cục CNTT&TTHQ)

Tổng cục Hải quan gồm 12 vụ cục, 6 đơn vị sự nghiệp và 33 Cục hải quan địa phương (xem sơ đồ tổ chức của TCHQ trên hình 2.1) và Cảng biển, sân bay, kho ngoại quan và những điểm thông quan quy định làm thủ tục hải quan và thường được gọi là lãnh thổ hải quan.

Năm Số công chức hải quan

2005 7768

2006 7963

TT PTPL

Bộ Tài chính

Tổng Cục Hải quan

Bộ máy giúp việc Đơn vị sự nghiệp 33Cục Hải tỉnh Liên tỉnh, TP

Cục GSQL

Cục TXNK

Vụ TCCB

Văn phòng

Thanh tra

Cục CNTT

Vụ GSQL

Cục KTSTQ

Vụ HTQT

Vụ PC

Vụ TVQT

Viện NCHQ

Trường Hải quan Việt Nam

Báo HQ

CN PTPLMB CN PTPLMT CN PTPLMN

Kiểm tra sau thông

quan

152 Chi cục 35 Đội kiểm soát và đơn vị

tương đương Cục ĐTCBL

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy Tổng cục Hải quan năm 2010 (nguồn TCHQ)

2007 7963

2008 8034

2009 9293

Năm 2008, Tổng cục hải quan có tổng số 8034 người chính thức và 936 lao động hợp đồng (có khoảng 730 công chức ở Hà Nội, 1800 công chức tại TP Hồ Chí Minh, 700 công chức ở Hải Phòng). Hàng năm đều có nhiều sinh viên tốt nghiệp các

Bảng 2.1. Số lượng công chức hải quan trong các năm gần đây (nguồn TCHQ)

trường đại học đến làm việc tại TCHQ và khoảng 30 -50 người chuyển đi hoặc nghỉ hưu. Số lượng công chức hải quan qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1 .

Trước yêu cầu cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan, vấn đề cơ bản nhất, có tính quyết định đối với Hải quan Việt Nam hiện nay là phải cải cách toàn diện, đồng bộ, triệt để từ cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách hải quan theo hướng đơn giản, hài hòa với thông lệ quốc tế. Cải cách tổ chức, bộ máy, cơ chế vận hành theo hướng tinh gọn, đảm bảo thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về Hải quan và nhiệm vụ Hải quan. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, phong cách làm việc cho cán bộ, công chức Hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hiện đại hóa công sở và tác nghiệp hải quan trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý Hải quan hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về hải quan và thực hiện nhiệm vụ hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và hài hòa với thông lệ, luật pháp quốc tế về hải quan.

Trong chương trình cải cách hiện đại hoá hải quan, Ngành HQ đã xây dựng tầm nhìn, viễn cảnh, sứ mệnh của mình như sau:

Viễn cảnh

Hải quan Việt Nam trở thành một Cơ quan hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, liêm khiết và hiệu quả đáp ứng được yêu của tình hình thực tế và phát triển kinh tế đất nước. Đến 2010 và 2020 Hải quan Việt Nam quản lý hướng tới sự tuân thủ, tự nguyện, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và du lịch, và bắt đầu thực hiện hải quan điện tử.

Phương châm

Thuận lợi - tận tuỵ - chính xác Sứ mệnh

- Quản lý tuân thủ và tự nguyện hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế, hướng tới tạo thuận lợi cho thương mại và phát triển kinh tế.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia

- Đảm bảo thu ngân sách

- Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng - Góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, an toàn quốc gia và an toàn xã hội.

- Tham gia quản lý kinh tế xã hội.

Trong những năm tiến hành chương trình cải cách, Hải quan đã đạt được những thành tích đáng kế, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của Doanh nghiệp.

Chiến lược

Hải quan đã xây dựng “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá Hải quan từ 2004 – 2006 và phương hướng cho 2010, Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan theo quyết định 456/QĐ-BTC”. Đến 2010 Hải quan Việt Nam phấn đấu trở thành một hải quan tiên tiến trong khu vực, cán bộ hải quan có kỹ năng cao, chuyên nghiệp, sử dụng công nghệ thông tin, tự động hoá trên cơ sở quản lý rủi ro và ứng dụng kỹ thuật hiện đại. Để thực hiện, Hải quan đã thí điểm thực hiện hải quan điện tử ở Cục Hải quan Hải Phòng, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, … và ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, sửa đổi, bổ sung luật pháp, sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức bộ máy.

Hải quan đang xây dựng chương trình cải cách và hiện đại hoá cho năm 2010 – 2020 và đưa ra viễn cảnh dài hơn cho tương lai.

Áp dụng công nghệ thông tin

Việc áp dụng công nghệ thông tin là rất quan trọng trong quá trình cải cách và hiện đại hoá quy trình thủ tục hải quan. Trước đây, vào năm 1994 Hải quan sử dụng hệ thống thông quan ASYCUDA của UNCTAD do UNDP hỗ trợ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà ASYCUDA không được thi hành đầy đủ.

Từ đó, Hải quan đã từng bước cải thiện môi trường công nghệ thông tin. Hải quan đã thí điểm thực hiện hải quan điện tử ở Cục Hải quan Hải Phòng và Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh. Việc triển khai hải quan điện tử được thực hiện từ

tháng 7/2005 và tháng 9/2005 đã đưa vào hoạt động ở Hải Phòng, tháng 10/2005 đưa vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu thống kê trong vòng 3 năm từ 2006 đến tháng 9/2008 cho thấy đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với các loại hình kinh doanh, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), gia công cho 480 doanh nghiệp, thông quan cho 85.045 tờ khai XNK với lưu lượng trung bình năm 2008 đạt 113 tờ khai/ngày (tăng 10% so với 10/2007). Kết quả đến tháng 10/2009 tỷ lệ tờ khai thực hiện bằng hình thức khai hải quan từ xa đạt 81%

vượt 1% chỉ tiêu đặt ra cho năm 2009; Hoàn thành xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối với hệ thống của cơ quan Hải quan thống nhất giữa thủ tục HQ điện tử và khai hải quan điện tử; Thực hiện việc nâng cấp hệ thống tiếp nhận khai báo từ xa có khả năng tiếp nhận tập trung tại cấp Cục và Tổng cục. Kim ngạch XNK trong thời điểm từ 2006 đến 20/9/2008 đạt xấp xỉ 8,5 tỷ USD với số thuế thu được xấp xỉ 6.655 tỷ đồng. Riêng 09 tháng đầu năm 2008 đạt xấp xỉ 3.080 tỷ đồng; kim ngạch XNK đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Chi cục Hải quan điện tử tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh chiếm lần lượt 4%, 6%, 7% (theo các năm 2006, 2007, 2008) trên tổng kim ngạch XNK hàng may gia công xuất nhập khẩu đã làm thủ tục tại Cục Hải quan trên. Ưu điểm lớn của hải quan điện tử là loại bỏ quá trình nhập số liệu thủ công của công chức hải quan từ tờ khai giấy và tiết kiệm được 10-15 phút cho quá trình khai hải quan, giảm các các lỗi do con người và tăng độ chính xác của việc thống kê thương mại.

2.1.3 Quy trình thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí quản lý chất lượng toàn diện để đánh giá và nâng cao chất lượng thủ tục hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w