HèNH 1.2: GIẢI THÍCH VềNG ĐIỀU CHỈNH PDCA
1.4 Sự cần thiết và hợp lý khi áp dụng TQM để cải thiện chất lượng của thủ tục hải quan đối với hàng may gia công XNK
2.1.3 Quy trình thủ tục hải quan Quy trình thông quan 1171
Với mục đích tạo thuận lợi hơn cho thương mại, ngày 15 tháng 6 năm 2009 TCHQ ban hành quy trình thủ tục hải quan theo quyết định 1171/QĐ-TCHQ thay thế cho quy trình thủ tục hải quan 874. Quy trình này gồm 4 bước:
(i) Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra trhực tế hàng hoá
Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ hải quan, nhập mã số doanh nghiệp, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai. Nếu không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai, công
chức trả lại tờ khai cho doanh nghiệp và thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người khai hải quan biết rừ lý do. Nếu đủ điều kiện đăng ký tờ khai, cụng chức có nhiệm vụ nhập các thông tin vào hệ thống quản lý rủi ro, đăng ký tờ khai, ký, đóng dấu “Cán bộ đăng ký tờ khai” rồi in lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan;
tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan theo quy định, ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào lệnh. Công chức tiếp nhận chuyển bộ hồ sơ cho lãnh đạo chi cục.
Lãnh đạo chi cục nghiên cứu duyệt lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo 1 trong 3 mức mà hệ thống quản lý tự động phân luồng đưa ra hoặc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra do có những nghi ngờ hoặc cần kiểm tra ngẫu nhiên. Tuỳ thuộc vào kết quả được Lãnh đạo chi cục duyệt trên lệnh hình thức công chức hải quan ở bước 1 nhập thông tin ghi trên lệnh vào hệ thống quản lý và xử lý kết quả do lãnh đạo chi cục duyệt.
* Lệnh hình thức ở mức kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan
Công chức hải quan chấp nhận khai báo của doanh nghiệp, đóng dấu “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” và chuyển hồ sơ hải quan cho công chức bước 3.
* Lệnh hình thức ở mức kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá
Công chức bước 1 tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ theo quy định, cụ thể phải kiểm tra nội dung khai, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ, tính đồng bộ giữa các chứng từ ...và đặc biệt chú ý kiểm tra tên mã hàng, xuất xứ hàng hoá và trị giá tính thuế. Kết thúc kiểm tra, công chức phải ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào lệnh phụ thuộc vào kết quả kiểm tra.
- Nếu kết quả kiểm tra phù hợp và không có thông tin khác thì, công chức hải quan đóng dấu “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” và chuyển hồ sơ hải quan cho công chức bước 3.
- Trường hợp có thông tin khác, công chức đề xuất lãnh đạo thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trên cơ sở có căn cứ, có lý do xác đáng được ghi cụ thể vào lệnh hình thức.
* Lệnh hình thức ở mức kiểm tra thực tế hàng hoá
Công chức hải quan bước 1 tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ theo quy định như đối với bộ hồ sơ cho lệnh hình thức kiểm tra chi tiết hồ sơ. Sau khi kiểm tra chi tiết, công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra và đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra chi tiết hàng hoá theo quy định ở mức 1 kiểm tra theo tỷ lệ % hoặc mức 2 là kiểm tra toàn bộ hàng hoá trên lệnh hình thức và chuyển hồ sơ cho công chức bước 2.
(ii) Bước 2. Kiểm tra thực tế hàng hoá và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế
Ở bước này số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hoá do lãnh đạo chi cục quyết định. Công chức hải quan bước 2 sau khi nhận hồ sơ hải quan đã được kiểm tra chi tiết hồ sơ tại bước 1, kiểm tra nội dung khai bổ sung và đề xuất chấp nhận hay không chấp nhận nội dung khai bổ sung, trình lãnh đạo chi cục xét duyệt. Căn cứ vào phê duyệt của lãnh đạo, công chức ghi kết quả tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung và ký tên đóng dấu công chữc vào bản khai bổ sung. Sau đó công chức được phân công tiến hành kiểm tra hàng hoá với cách thức và nội dung được quy định chi tiết tại Điều 14 thông tư 79/2009/TT-BTC.
Kiểm tra xong, công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra theo cách thức và tiêu chí quy định cụ thể và kết luận kiểm tra vào lệnh và tờ khai hải quan.
- Nếu kết quả thực tế phù hợp với hồ sơ hải quan, công chức ký, đóng dấu công chức “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” và chuyển hồ sơ cho công chức bước 3.
- Nếu kết kiểm tra thực tế hàng hoá có sự sai lệch so của khai của người khai hải quan, công chức bước 2 đề xuất các biện pháp xử lý, trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định: Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định ấn thuế, lập biên bản chứng nhận hoặc biên bản vi phạm, quyết định thông quan hay xử lý theo quy định của pháp luật.
(iii) Bước 3. Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan
Công chức hải quan bước 3, sau khi nhận được hồ sơ hải quan từ công chức bước 1 hoặc công chức bước 2, căn cứ vào kết quả kiểm tra trên lệnh hình thức và
tờ khai hải quan tiến hành thu thuế và lệ phí hải quan theo quy định. Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”. Sau đú vào sổ theo dừi và trả tờ khai hải quan cho người khai. Nếu không có vướng mắc gì chuyển hồ sơ hải quan cho công chức bước 4.
(iv) Bước 4. Phúc tập hồ sơ
Công chức bước 4 thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ giống như việc phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan 874.
Quy trình thủ tục hải quan 1171 được ban hành ngày 15/6/2009 thay cho quy trình thủ tục hải quan 874. Nhìn hình thức quy trình 1171 được giảm đi một bước, song thực tế mọi công việc của công chức hải quan trong quy trình đều giống công việc của các công chức trong quy trình 874. Công chức bước 1 trong quy trình 1171 gần như đã làm công việc của công chức bước 1 và bước 2 trong quy trình 874.
Điều này có thể giúp làm giảm thời gian trong khâu kiểm tra chi tiết hồ sơ, nhưng đổi lại yêu cầu trình độ, kỹ năng của công chức bước này đòi hỏi cao hơn, chuyên sâu hơn và thường bị quá tải đối với công chức phải tra mã số, tra giá trên GTT22 đối với những lô hàng có nhiều mặt hàng. Hơn nữa trong thời gian chờ đợi lãnh đạo chi cục duyệt mức độ kiểm tra, công chức này đã tiếp nhận một bộ hồ sơ khác và khi lãnh đạo chuyển hồ sơ lại cho công chức bước này thì họ phải giải quyết 2 bộ hồ sơ. Điều này cũng gây khó khăn cho công chức được phân làm công tác tiếp nhận cả về thời gian lẫn chuyên môn nghiệp vụ, hồ sơ phải chuyển qua chuyển lại cho lãnh đạo chi cục nhiều lần và lãnh đạo chi cục phải ký quá nhiều trên lệnh hình thức. Tuy nhiên, xét về tổng thể quy trình 1171 là một khâu đột phá nhằm rút bớt thời gian thông quan và đòi hỏi các công chức tham gia vào quy trình phải tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân mình.
Để đánh giá chất lượng của quy trình, cần xem xét, đánh giá cách bố trí nguồn lực trong quy trình.
38
Bước 4
Phú c tập hồ sơ
Khách hàng
Bước 1
Tiếp nhậ n hồ sơ, Đăn g ký tờ khai , Đón g dấu
“cán bộ đăn g ký tờ
Lãnh đạo
chi cục Duỵệt, quyết định lệnh hình thức
Mức kiểm tra sơ bộ HS.
Chấp nhận khai báo phù hợp với kiểm tra sơ bộ
Đóng dấu “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan”
Mức kiểm tra chitiết HS:
Kiểm tra Giá, Mã số, Xuất xứ và các yêu cầu khác
Đóng dấu “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan”Mức kiểm tra thực tế
HH
Kiểm tra chi tiết hồ sơ: Giá , Mã số, Xuất xứ ….
Đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng may gia công xuất nhập khẩu
Bước 3 Thu thuế, lệ phí.
Đóng dấu
“Đã làm thủ tục”.
Vào sổ theo Bước 2: Kiểm
tra TT
Đóng dấu “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan”
Đề xuất khai bổ sung
Kiểm tra thực tế HH
Ghi KQ và Kết luận
Xử lý kết quả kiểm tra
KQ kiêm tra phù hợp
KQ kiểm tra sai lệch
Xử lý kết quả kiểm tra sai lệch
Kiểm tra sau thông quan
Hình 2.3 Sơ đồ Quy trình tông quan hàng may gia công XNK theo QĐ 1171
Tiếp nhậ n hồ sơ, Đăn g ký tờ khai , Đón g dấu
“cán bộ đăn g ký tờ khai
, in lệnh hình thức
Bước 3 Thu thuế, lệ phí.
Đóng dấu
“Đã làm thủ tục”.
Vào sổ theo dừi Trả tờ khai
Bố trí nguồn nhân lực
Nhìn chung, số cán bộ làm việc tại 5 bước của quy trình thủ tục hải quan khác nhau, tùy theo số lượng hàng may gia công xuất nhập khẩu tại mỗi đơn vị, số lượng cán bộ được bố trí cụ thể như sau:
- Có từ 2-3 cán bộ được sắp xếp ở việc tiếp nhận hồ sơ (tiếp nhận, đăng ký).
Nhiệm vụ của họ trước hết là kiểm tra sơ bộ hồ sơ theo yêu cầu, đăng ký và nhập dữ liệu khai báo trong hệ thống Quản lý rủi ro để máy tính cho ra lệnh hình thức kiểm tra (ở quy trình 1171 thì số lượng người có thể được thay đổi vì bước này bao gồm cả nhiệm vụ kiểm tra chi tiết hồ sơ theo yêu cầu lệnh hình thức được lãnh đạo chi cục duyệt hoặc lãnh đạo chi cục quyết định.
- Có từ 2-3 cán bộ ở bước 2 kiểm tra chi tiết hồ sơ (ở bước 2 trong quy trình 874, bước 1 trong quy trình 1171) bởi vì 1 người kiểm tra phải thẩm tra cẩn thận theo từng quy trình định sẵn về trị giá hải quan, 1 người kiểm tra về phân loại hàng may gia công xuất nhập khẩu và 1 người kiểm tra xuất xứ hàng may gia công xuất nhập khẩu của bộ hồ sơ hải quan được xếp vào luồng vàng và đỏ (theo quy trình 874) hoặc của bộ hồ sơ phải kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng may gia công xuất nhập khẩu (theo quy trình 1171). Trong trường hợp lãnh đạo chi cục bố trí 1- 2 người thì họ phải kiểm tra toàn bộ hồ sơ theo cách này.
- Ở bước 3 đối với quy trình 874 và bước 2 với quy trình 1171- kiểm tra thực tế hàng may gia công xuất nhập khẩu phải được thực hiện bởi ít nhất là 2 người. Do vậy, tại các đơn vị thông quan với khối lượng hàng may gia công xuất nhập khẩu lớn, lãnh đạo có thể thành lập đơn vị kiểm tra chi tiết hàng may gia công xuất nhập khẩu riêng biệt.
- Ở bước 4 đối với quy trình 874 và bước 3 đối với quy trình 1171- thu thuế, lệ phí đóng dấu xác nhận thông quan có từ 1-3 cán bộ được bố trí để thẩm tra thuế hải quan và việc cho nộp chậm thuế, thu phí hải quan; nếu cần thiết có thể chỉnh thuế, tiền phạt và gửi thông báo thuế cho doanh nghiệp. Chi cục trưởng hoặc chi cục trưởng uỷ quyền cho phó Chi cục trưởng phụ trách việc ra quyết định liên quan đến thông quan hàng may gia công xuất nhập khẩu.
- Ở bước 5 với quy trình 874 hoặc bước 4 đối với quy trình 1171 Đội tổng hợp (khoảng 6-7 người) có chức năng phúc tập hồ sơ và hỗ trợ các việc hành chính có liên
quan cho Chi cục trưởng hoặc người được uỷ quyền làm việc tại cửa khẩu. Tóm lại có khoảng 15 -20 người được bố trí trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho quy trình này.
Thông thường Chi cục hải quan cửa khẩu có 2 đơn vị: đội nghiệp vụ tham gia trực tiếp vào các bước của quy trình thủ tục, Đội tổng hợp chịu trách nhiệm gián tiếp với quy trình. Ở đơn vị kiểm soát rộng, bên cạnh đội nghiệp vụ làm thủ tục và đội tổng hợp còn có thêm 1-2 đội nữa là đơn vị kiểm tra thực tế hàng may gia công xuất nhập khẩu và đội kiểm soát chống buôn lậu. Hoạt động của hải quan chưa bố trí được hoạt động 24h/ 7 ngày trong khi các hoạt động thương mại cần sự hiện hữu của các dịch vụ hải quan bất cứ lúc nào, đặc biệt ở cửa khẩu biên giới lớn.
Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ)
KTSTQ là một biện pháp nghiệp vụ của hải quan để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật hải quan đối với hàng may gia công xuất nhập khẩu đã được thông quan và ra khỏi địa bàn kiểm soát của hải quan. Quy định về KTSTQ cho phép cơ quan hải quan có thẩm quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến hàng may gia công xuất nhập khẩu đã thông quan và kiểm tra chi tiết hàng may gia công xuất nhập khẩu (nếu có thể và cần thiết) ở ngay trụ sở của doanh nghiệp, công tác tiền kiểm thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, thẩm tra kiều hối tại các ngân hàng cũng có ý nghĩa quan trọng để tăng cường tính hiệu quả của KTSTQ.
Hải quan Việt Nam đang áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, chỉ 10-15% hàng may gia công xuất nhập khẩu kiểm tra thực tế và 20% kiểm tra chi tiết hồ sơ thì KTSTQ trở nên quan trọng trong việc thẩm tra hồ sơ hải quan đã thông quan qua 3 luồng để bảo đảm tính hiệu quả quản lý rủi ro của hải quan và đảm bảo nguồn thu ngân sách. Do vậy, KTSTQ cần được thực hiện không chỉ trên cơ sở các trường hợp nghi ngờ như quy định trong luật hải quan 2005, mà còn trên cơ sở ngẫu nhiên như các nước phát triển và các nước đang phát triển dùng để tạo cân bằng giữa thận lợi và tuân thủ.
KTSTQ được coi như là “lưới an toàn” cho phép kiểm tra ở những bước sau để đảm bảo sự tuân thủ của doanh nghiệp. KTSTQ cũng cho phép Hải quan xác định doanh nghiệp có thuộc đối tượng chấp hành tốt pháp luật hay không tuân thủ các nghĩa vụ về thuế thích hợp theo quy định (kiểm tra ngẫu nhiên).
Hiện nay, hoạt động KTSTQ của Hải quan mới chỉ chú trọng vào thẩm tra các trường hợp vi phạm mà thực sự đáp ứng được nghiệp vụ điều tra khẳng định các vi
hàng may gia công xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng may gia công xuất nhập khẩu và sở hữu trí tuệ.
Điều tra chống buôn lậu
Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Hải quan năm 2005 quy định “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng may gia công xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải; đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng may gia công xuất nhập khẩu qua biên giới, người và phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hải quan có quyền bắt và tạm giữ người, khám xét và tịch thu phương tiện và hàng may gia công xuất nhập khẩu để giải quyết các vi phạm. Công chức hải quan cũng có quyền kiểm tra và khởi tố. Hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (Điều 66). Để thực tốt nhiệm vụ này, Cục Điều tra chống buôn lậu đã được thành lập, đã tổ chức cho cán bộ của Cục thu thập, phân tích và xử lý thông tin tình báo và tiến hành điều tra các hàng may gia công xuất nhập khẩu nghi ngờ. Cục là đầu mối giải quyết các vấn đề buôn lậu, hàng cấm như là các chất ma túy, vũ khí.... Tuy nhiên, những trường hợp khó khăn, Cục có thể kết hợp với công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhằm thực hiện tốt chức năng phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng may gia công xuất nhập khẩu, ma túy qua biên giới, Hải quan có thể lắp đặt các thiết bị hiện đại ở một số trạm kiểm soát biên giới, biển, sân bay. Các camera quan sát cũng được lắp đặt ở một số nơi trọng điểm của địa bàn hoạt động hải quan. Có thể nói, Hải quan Việt Nam đã dành một nguồn lực đáng kể cho đấu tranh chống các gian lận thương mại.
Ngoài việc chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng may gia công xuất nhập khẩu qua biên giới, ngăn chặn việc buôn bán ma túy qua biên giới, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới cũng là một nhiệm vụ quan của Hải quan Việt Nam. Vì vậy trong chương trình hành động của Cục điều tra chống buôn lậu, công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới cũng luôn được đặt lên hàng đầu.
2.2. Phân tích quy trình thủ tục hải quan hiện tại đối với hàng may gia