Sự tác động bối cảnh văn hoá xã hội và khái quát đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 61 - 100)

6. Cấu trúc của luận án

1.3. Sự tác động bối cảnh văn hoá xã hội và khái quát đối tượng nghiên cứu

1.3.1. Khái quát sự tác động bối cảnh văn hoá xã hội - Sự tác động của bối cảnh văn hoá xã hội đến nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tại quần thể di tích Cố đô Huế

Lịch sử về nghệ thuật trang trí trên đồ đồng xứ Đàng Trong được phát triển trong bối cảnh xã hội khá phức tạp, đan xen nhiều vấn đề của thời cuộc, đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm trang trí của thời kỳ này. Một trong những yếu tố tác động đến nghệ thuật trang trí đồ đồng thời chúa và vua Nguyễn là sự tác động của các yếu tố bối cảnh chính trị, văn hoá và xã hội. Chính vì vậy nghệ thuật trang trí trên đồ đồng có thể được chia thành hai giai đoạn chính là thời kỳ tiền Nguyễn (các chúa Nguyễn) và thời kỳ cỏc vua Nguyễn. Sử sỏch ghi rừ, dưới đời vua Lờ Anh Tông, năm Mậu Ngọ (1558) cuộc hành trình về phía Nam của chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), con trai thứ của Chiêu

Huân Tĩnh Công (Nguyễn Kim) đã mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc, với công cuộc khai hoang vùng đất mới vốn được xem là “chốn rừng thiêng nước độc còn lắm hoang sơ”. Cuộc ra đi của Nguyễn Hoàng dưới danh nghĩa là một vị tướng của triều Lê Trung Hưng vào Nam trấn thủ vùng Thuận Hoá. Cuộc ra đi ấy, dù là ở góc độ nào đi chăng nữa thì đây cũng là yếu tố khởi nguyên cho sự hoàn thiện chỉnh thể bản đồ Việt Nam ngày nay. Việc mở rộng về phía Nam đã làm cho khu vực đồng bằng sôngHồng không còn là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, xứ Đàng Trong (khu vực từ phía nam sông Gianh của Quảng Bình trở vào) trong cuốn Đàng Trong thời chúa Nguyễn được mô tả như sau: “Vương quốc Đàng Trong [Cochinchina] kéo dài khoảng 150 dặm [lieues], từ vĩ tuyến 11 đến vĩ tuyến

17. Phía Bắc giáp Đàng Ngoài [Tonquin], phía Nam giáp Chiêm [Ciampa], phía Đông là Ấn Độ Dương [thực ra là Thái Bình Dương], còn phía Tây là vương quốc Lào… [72, tr.37].

Cùng với việc xây dựng và củng cố chính quyền Đàng Trong đã cho xây dựng nhiều công trình vừa phục vụ dân sinh nhưng cũng có thể được trưng dụng trong thời chiến.

Hoạt động đụ thị được chia theo khu vực rừ rệt theo cỏc đơn vị Dinh, đây cũng là cách gọi đơn vị hành chính cũng đồng thời là đơn vị quân đội. Trong thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo ở Đàng Trong. Các chúa Nguyễn đã tăng cường mở rộng đất nông

nghiệp thông qua các hoạt động khai phá các nương rẫy mới. Nhiều chính sách ưu đãi về thuế để phát triển nông nghiệp và khai hoang được áp dụng trong thời kỳ này:

Với một dân số còn thưa thớt và nhất là khi lãnh thổ được mở rộng với những cánh đồng phì nhiêu của miền Tây Nam Bộ, nguồn lương thực luôn vượt quá nhu cầu… các canh tác lương thực tiếp tục chiếm ưu thế. Đứng đầu là lúa gạo. Đây là nguồn lợi lớn của Đàng Trong: người dân được cung ứng một cách dư dật, hằng năm còn có dư để bán cho Đàng Ngoài… [72, tr.96].

Dinh trấn Quảng Nam được thành lập năm 1602 do con trai thứ là Nguyễn Phúc Nguyên trấn giữ, trong thời kỳ này các chính sách về ngoại thương với các nước khác cũng được chúa Nguyễn chú trọng, cảng thị được chú trọng đầu tư ở hai khu vực chính là Hội An - Quảng Nam và Thuận Hoá. Sau khi chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) qua đời thì chúa Sãi (Nguyễn PhúcNguyên) đã hoàn thành những công việc đang còn dang dở của cha mình đó là tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Đánh giá về tình hình kinh tế xứ Đàng Trong trong bài viết: “Phố cảng Thanh Hà và dấu tích phố cổ” in trong tập Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1992, Nxb Viện Khảo cổ học - Trung tâm khoa học và xã hội nhân văn quốc gia, 1993, Đỗ Bang đã mô tả:

Phố Cảng Thanh Hà ra đời vào năm 1636 sau khi

chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ từ Phước Yên vào Kim Long - Phú Xuân, nơi đây đã hình thành khu phố Hoa Thương và tiếp đón thương khách của nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh… [8, tr.172].

Chính những điều này đã mang lại những nguồn lợi rất lớn về thuế cũng như xuất khẩu các mặt hàng trong nước.

Đồng thời cũng là một kênh để các chúa Nguyễn có điều kiện củng cố về tiềm lực quân sự như mua các loại chất liệu như đồng, một chất liệu quan trọng để đúc các công trình mang tính thể hiện quyền lực như những chiếc vạc đồng, hay những chiếc chuông đồng để phục vụ các công trình tôn giáo. Bên cạnh đó còn để đúc các súng thần công, vũ khí quân sự khác và một số vật dụng khác. Đây cũng là khoảng thời gian có sự giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực thông qua các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Hoa… Vì vậy, chính sách mở cửa giao thương của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này cũng có sự giao lưu tiếp nhận các luồng văn hoá khác nhau trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế có sự giao thoa văn hoá thông qua các chủ đề và kiểu thức trang trí với một số nước phương Tây trong quá trình giao thương này. Chính quyền Đàng Trong có chính sách mậu dịch đối ngoại rất cởi mở, điều này đã góp phần đưa mậu dịch với các nước phương Tây bên ngoài phát triển mạnh mẽ. Một trong những điểm

nhấncủa ở thời các chúa Nguyễn là mở rộng giao thương về phía đường biển, tăng cường hoạt động trao đổi hàng hoá, quá trình này cũng đã thúc đẩy sự giao lưu văn hoá hai chiều với các quốc gia khác trên thế giới. Dưới thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cơ chế hoạt động ngoại thương rất thông thoáng thông qua các chính sách mở cửa buôn bán với các nước phương Tây cũng như các quốc gia trong khu vực. Nguyễn Duy Chính trong cuốn Đàng Trong thời chúa Nguyễn đã miêu tả như sau: “Đàng Trong là một vương quốc có nhiều hoạt động ngoại thương với bên ngoài, với Trung Hoa, với các quốc gia Đông Nam Á và cả với Nhật Bản. Với vị trí thuận tiện đó, việc du nhập văn hoá đã xảy ra” [44, tr.34].

Sự tác động của văn hoá và đời sống đã ít nhiều tác động đến các chủ đề và hình thức trang trí. Điều này được thể hiện khỏ rừ trong cỏc loại hỡnh trang trớ nghệ thuật Huế.

Ngoài ra, việc xuất phát từ một nền Nho giáo từ phía Đàng Ngoài vì vậy khi đến với vùng đất này Nguyễn Hoàng cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Nhiều công trình liên quan đến Phật giáo đã được chú trọng xây dựng trong thời kỳ này. Sự lan tỏa mạnh mẽ của đạo Phật đã tác động rất lớn đến tình hình văn hoá và xã hội, trở thành một tín ngưỡng tâm linh mạnh mẽ và lan toả trong cộng đồng dân cư xứ Đàng Trong. Văn hoá có nhiều sự khác biệt so với tính chất bản địa, một trong những vấn đề khó khăn đặt ra trong thời kỳ này văn hoá Chămpa bản địa quá mạnh đã

ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp xúc văn hoá của cư dân. Nguyễn Hoàng không thể sử dụng văn hoá của Nho giáo trong thời kỳ này bởi 2 lý do chính, thứ nhất ông vào xứ Đàng Trong với vai trò là tướng quân của triều đình nhà Lê, thứ hai là Phật giáo cũng có một số điểm tương đồng với văn hoá Chămpa và văn hoá tâm linh người Việt. Cụ thể trong các việc thờ Thiên Y A Na (bà mẹ xứ sở) đã thực sự là một hướng chọn hợp lý nhất trong thời gian này. Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của người dân ÁĐông nói chung và của người Việt nói riêng. Trong cuốn Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích quái cũng đã đề cập đến vai trò của mẫu. Đạo Mẫu thờ những vị nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Tục thờ nữ thần gắn liền với cư dân có nguồn gốc nông nghiệp. Mẫu thần thường đóng vai trò lớn hơn mang tầm quốc gia và hai dạng này thường thờ mẫu mang tính chất vùng miền địa phương. Thờ mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ có sự ảnh hưởng của Đạo giáo nhưng đã được Việt hoá là thờ những mẫu thần phạm vi vũ trụ. Các chúa Nguyễn đã rất khéo léo trong việc sử dụng Phật giáo để trở thành yếu tố quy tụ lòng dân, gắn kết văn hoá Chămpa bản địa và văn hoá Đàng Ngoài. Mặc dù đây là thời kỳ chiến tranh kéo dài song tình hình văn hoá và nghệ thuật vẫn có một số nét nổi bật, trong đó có nghệ thuật trang trí trên đồ đồng. Điều này được thể hiện thông qua các công trình văn hoá, các di vật còn lại hiện nay như 11 chiếc vạc đồng, chiếc Đại Hồng Chung, Khánh đồng ở

chùa Thiên Mụ. Đây là những công trình tiêu biểu và đặc sắc phản ánh được tình hình văn hoá của thời kỳ đầu Nguyễn. Điều này chứng tỏ các chúa Nguyễn đã nhận thức rất rừ về tầm quan trọng của văn hoỏ nghệ thuật.

Tình hình văn hoá xã hội thời kỳ đầu Nguyễn có nhiều tính chất bất định bởi sự di dân vào Nam khá ồ ạt, điều này dẫn đến sự hình thành của các làng xã hỗn hợp, tính chất hành chính vẫn chưa ổn định, còn lỏng lẽo chưa chặt chẽ.

Sự tiếp cận với văn hoá Chămpa bản địa cũng có ít nhiều xung đột tạo nên những tập tục văn hoá mới dung hoà giữa vùng bản địa. Với chính sách an dân trị quốc các chúa Nguyễn rất xem trọng sự ổn định về xã hội bởi bối cảnh xã hội trong thời kỳ đầu khá phức tạp. Nguyễn Hoàng đã tiên liệu về việc sử dụng tín ngưỡng để thu phục lòng dân và Phật giáo đã được Nguyễn Hoàng cũng như các chúa đời sau chú trọng phát triển để làm chính sách an dân trị quốc, cũng chính bởi vậy trong thời gian này nhiều ngôi chùa đã được thành lập. Ở thời kỳ đầu của các chúa Nguyễn, văn hoá Phật giáo đã có mộtsức ảnh hưởng mãnh liệt đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Sự ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo được xây dựng từ nền tảng chúa Nguyễn Hoàng, đây là một trong hai khoảng thời gian tinh thần tôn giáo hoà hợp với tinh thần chung của dân tộc như thời Lý - Trần. Trong thời kỳ này nhà nước đã bảo trợ cho Phật giáo và xem đây như là một hệ tư tưởng chính thống đóng vai trò chủ đạo trong định hướng phát triển, cũng chính vì vậy mà trong thời

kỳ này rất nhiều công trình của Phật giáo được tập trung đầu tư xây dựng, chùa được xây dựng với mật độ dày đặc như thời kỳ này. Chùa Hoàng Giác (1721), chùa Sùng Hoá (1602), chùa Thiên Mụ (1601), Chùa Thuyền Tôn… Sự phát triển chùa cũng đã tác động đến đời sống bởi sự gia tăng của các tầng lớp tăng ni. Các di vật đồ đồng như chuông đồng, khánh đồng, tượng phật… vì vậy mà cũng phát triển mạnh trong thời kỳ này. Nhiều công trình liên quan đến Phật giáo đã được chú trọng xây dựng trong cùng thời kỳ. Ảnh hưởng của đạo Phật đã tác động rất lớn đến tình hình văn hoá và xã hội, trở thành một tín ngưỡng tâm linh mạnh mẽ và lan toả trong cộng đồng dân cư xứ Đàng Trong. Mô tả về diện mạo chung chùa chiền trong thời kỳ này tác giả Cristophoro Borri trong cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621 đã viết: “Xứ Đàng Trong còn có rất nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật” [27, tr.118]. Chính điều này đã tạo nên một yếu tố tín ngưỡng mang yếu tố quy tụ, tránh các trường hợp xung đột về mặt văn hoá, tâm linh.

Theo Từ điển Tôn giáo: “Tín ngưỡng là lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí”. Như vậy, ở một góc độ nào đó tín ngưỡng là sự đặt niềm tin và hy vọng mà con người gửi gắm vào sức mạnh của thần linh và thiên nhiên để mang lại sự bình tâm, bình an trong cuộc sống. Bản thân của tín ngưỡng cũng có thể xem như sự cấu thành nên tôn giáo, ở mỗi tôn giáo khác

nhau thì vấn đề về tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng cũng có sự khác nhau.

Tình hình kinh tế xã hội trong dưới thời các chúa và vua Nguyễn về cơ bản được đánh giá chung là khá ổn định và phát triển với các chính sách mở cửa, đây cũng là giai đoạn hai nước lớn là Trung Hoa và Nhật Bản tuyên bố bỏ lệnh cấm vận mở rộng quan hệ hợp tác, vì vậy giao thương cũng có nhiều điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó các chúa Nguyễn còn mở rộng với các quốc gia ngoài khu vực châu Á thông qua nhiều dạng tiếp cận với các thương nhân người Bồ Đào Nha, Hoà Lan (Hà Lan)… Thời kỳ đầu, các vấn đề về lãnh thổ đã cơ bản được ổn định, nhà Nguyễn chú trọng phát triển kinh tế xã hội, sắp xếp bộ máy tổ chức, thiết lập các bộ luật để ổn định và phát triển đất nước.

Bối cảnh văn hoá xã hội ở thời các vua Nguyễn, Nho giáo có phần phát triển hơn, chính vì vậy mà vai trò của Phật giáo cũng có phần nào bị ảnh hưởng, tuy nhiên ở trong các cộng đồng dân cư thì Phật giáo vẫn là tín ngưỡng chủ đạo. Điều này xuất phát từ việc đề cao chính sách và ảnh hưởng của triều đình tới người dân. Sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử văn hoá xã hội đã khiến cho triều Nguyễn chú trọng hơn về các chính sách tôn giáo. Tuy nhiên, không vì vậy mà các công trình Phật giáo suy giảm ở thời các vua Nguyễn, các công trình như chùa, chuông, khánh… vẫn được thực hiện khá nhiều trong thời kỳ này. Sự đan xen giữa các yếu tố thời cuộc, tính chất lịch sử của các thời kỳ

đã tạo nên một sự giao thoa về văn hoá và lịch sử, từ đó tạo nên một nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của thời kỳ tiền Nguyễn và kéo dài cho đến thời kỳ các vua Nguyễn sau này. Thông qua các di vật hiện còn lưu giữ tại Cố đô Huế sẽ phần nào đối sánh những nét trang trí tiêu biểu qua các thời kỳ. Và mỗi thời kỳ nhất định cũng sẽ nhận thấy có một số nét đặc trưng riêng:

Dưới triều Nguyễn có luật Gia Long, những ông vua đầu triều hết sức đề cao Nho giáo, nhưng khác với Lê sơ, các vua Nguyễn không tỏ ra chống lại đạo Phật và tín ngưỡng dân dã. Ngược lại trong một chừngmực nào đó, họ còn quan tâm tới việc ủng hộ Phật giáo, cho nên nhiều ngôi chùa được tu sửa lại để trở nên khang trang [13, tr.117, 118].

Thực tế cho thấy nhiều công trình đồ đồng khá hoành tráng thời các vua Nguyễn được thực hiện như bộ Cửu Đỉnh, Cửu vị thần công và một số công trình khác phục vụ trong cùng đình và một số công trình tôn giáo. Việc sở hữu một số kỹ thuật đúc đồng của phương Tây xuất phát từ việc cởi mở trong chính sách đối ngoại của các vua Nguyễn thời kỳ đầu:

“Trong suốt thời gian 143 năm, triều Nguyễn (đặc biệt là 4 vị vua đầu tiên) đã cử rất nhiều các phái bộ Việt Nam đến phương Tây với mong muốn giao lưu buôn bán, học hỏi về khoa học kỹ nghệ và thiết lập các mối quan hệ với nước ngoài…” [93, tr. 37].

Trong thời các chúa Nguyễn đạo Thiên chúa giáo cũng

được du nhập và truyền đạo thông qua các giáo sĩ đến từ các nước phương Tây, có một thời gian đạo Thiên chúa giáo cũng bị hạn chế hoạt động do một số biến động của thời cuộc. Chính những lực lượng này cũng đã có một số bài viết và cuốn sách đánh giá về nghệ thuật trang trí của Việt Nam sau này. Các mô hình quan xưởng (các xưởng sản xuất thủ công thuộc quản lý của nhà nước) được chú trọng phát triển như các quan xưởng đúc chế vũ khí, quan xưởng đóng thuyền, quan xưởng đúc tiền, quan xưởng sản xuất vật liệu xây dựng… Đây là nơi hội tụ nhiều thợ thủ công giỏi trong cả nước ở kinh thành, phục vụ sản xuất các vật phẩm cho triều đình. Trong đó có chia thành các tượng cục theo từng nhóm ngành nghề cụ thể.

Bên cạnh đó, sự di dân từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong ở thời kỳ các chúa Nguyễn trong thời kỳ đầu đã kéo theo lực lượng thợ từ Đàng Ngoài vào phục vụ trong các xưởng đúc phục vụ chúa Nguyễn. Chính vì vậy mà các yếu tố phong cách trang trí của thời kỳ các chúa Nguyễn vẫn mang đậm phong cách của thời Hậu Lê. Cùng với đó là sự tác động của các yếu tố văn hoá Chămpa bản địa đã làm cho nghệ thuật trang trí của thời kỳ này có nhiều mốiquan hệ giao thoa văn hoá. Việc phân tích bối cảnh lịch sử, văn hoá xã hội từ thời kỳ tiền Nguyễn (các chúa Nguyễn) cho đến thời kỳ các vua Nguyễn đã cho thấy được sự tác động của những yếu tố này trong nghệ thuật trang trí đồ đồng tại Huế.

Những yếu tố này là một phần của sự tác động đến các bộ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 61 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(348 trang)
w