Những giá trị của nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 195 - 200)

6. Cấu trúc của luận án

3.2. Những giá trị của nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

3.2.1. Giá trị văn hoá

Những công trình di vật đồ đồng tại các khu di tích Cố đô Huế hiện nay trước hết là những công trình tiêu biểu có giá trị về mặt văn hoá nghệ thuật. Những nhóm di vật đồ đồng tiờu biểu này đó xỏc định rừ cỏc dấu ấn và thời kỳ phát triển văn hoá. Cụ thể ở trong luận án là thời ký các chúa Nguyễn (tiền Nguyễn) cho đến thời kỳ các vua Nguyễn. Những giá trị về mặt văn hoá này đã được giới

nghiên cứu đánh giá cao bởi sự xuất hiện của những di vật đồ đồng trong bối cảnh khan hiếm về chất liệu, đặc biệt là thời các chúa Nguyễn thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh kéo dài từ Đàng Ngoài cho đến Đàng Trong.

Với những di vật hiện còn lưu giữ tại QTDTCĐH đã cho thấy, nghệ thuật trang trí đồ đồng ở Huế phản ánh những giá trị về văn hoá và bối cảnh thực tại qua các đồ án trang trí, kiểu thức hoa văn trang trí trên từng di vật, nhóm di vật cụ thể. Những di vật đồ đồng của thời kỳ này được phân định các thời kỳ cụ thể thông qua các số liệu được ghi trên các di vật. Đây là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xác định được các yếu tố về mặt thời gian cũng như các phân kỳ cụ thể.

Bên cạnh đó những di vật đồ đồng của thời kỳ này cũng là minh chứng cho sự phát triển của thời kỳ đúc đồng, cũng như là cơ sở đánh giá đến kỹ thuật đúc và trang trí trên đồ đồng thời kỳ bấy giờ. Lịch sử cũng đã cho thấy rằng ở những thời kỳ xã hội phát triển, ít chiến tranh thì các công trình nghệ thuật cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Cụ thể những công trình đồ đồng có giá trị cao xuất hiện ở thời giữa của các chúa Nguyễn và phần lớn ở thời vua Minh Mạng (vị vua thứ 2 của triều Nguyễn) trong thời kỳ các vua Nguyễn.

Nghề đúc đồng trong thời kỳ Kim Long (1636 - 1687) đã để lại nhiều sản phẩm tuyệt vời. Chắc chắn là những biến động lịch sử đã làm Huế mất đi

không ít cổ vật quý báu của thời kỳ này, trong đó có nhiều đồ đồng, nhưng những sản phẩm còn lưu giữ lại đến nay cũng đủ để chứng tỏ điều đó. Tiêu biểu nhất phải kể đến là 11 chiếc vạc đồng hiện còn ở Huế, mà 10 trong số đó đã thuộc về thời kỳ Kim Long. Đây là 11 chiếc vạc được đúc trong thế kỷ XVII, từ năm 1631 - 1684, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) và Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687)… [59, tr.30].

Những di vật đồ đồng thời vua Minh Mạng tại QTDTCĐH là những công trình tiếp nối những giá trị về văn hoá của thời kỳ Kim Long (1636- 1687). Đây được xem là một trong những thời hưng thịnh nhất trong lịch sử triều đại các vua Nguyễn. Rất nhiều quy định, thể chế, công trình nghệ thuật được hình thành và ra đời, trong đó có hai công trình được xếp vào hạng bảo vật quốc gia của Việt Nam là:

Cửu Đỉnh và Cửu vị thần công. Đây là hai bộ di vật thuộc nhóm di vật đồ đồng đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam (11 chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn, Cửu Đỉnh, Cửu vị thần công, Đại hồng chung chùa Thiên Mụ).

Những công trình đồ đồng lớn chủ yếu được thực hiện dưới thời vua Minh Mạng. Bộ đề tài và các hoa văn trang trí ở thời Nguyễn cũng đã được chuẩn hoá hơn theo các chủ đề như: tứ linh, tứ thời, bát

bửu… chất liệu trang trí thời Nguyễn cũng khá phong phú từ các công trình kiến trúc như khảm sành sứ, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ, nề ngoã, đúc đồng…. [89, tr.49].

Dưới góc độ văn hoá những công trình đồ đồng thời kỳ này là một điểm nhấn trong dòng chảy nghệ thuật. Những di vật đồ đồng ở Huế đã ghi dấu ấn về văn hoá trong đó là sự kết hợp của các yếu tố dân gian và yếu tố cùng đình.

Mặc dù ở góc độ nào đi chăng nữa thì những di vật đồ đồng của thời kỳ này cũng đã ghi dấu về những giá trị văn hoá, lịch sử của triều đại. Nhà nghiên cứu Vĩnh Phối cũng đã đánh giá rất cao về những giá trị thẩm mỹ của đồ đồng tại Huế:

Về đồ đồng Huế: tiêu biểu là Cửu Đỉnh, các cổng tam quan và các tác phẩm bằng đồng khác là điển hình về điểm cao về nghệ thuật và kỹ thuật đúc đồng xuất phát tính kế thừa của nền văn hoá Đông Sơn và sự điêu luyện nghề luyện kim của người Việt cổ và tính chất trang trí tạo hình tuyệt vời của tính chất trang trí có tính hoành tráng, hùng vĩ, chứa đựng sự uy hùng của thời đại nhà Nguyễn mà các triều đại trước chưa đạt đến [106, tr.9].

Nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế đã phản ánh những giá trị về văn hoá thông qua sự tiếp nối các hình tượng trang trí từ những lối trang trí đã gặp ở Đàng Ngoài

như cách phân chia các ô hộc ở một số chùa và đình làng phía Bắc thế kỷ XVII, XVII cho đến phong cách nghệ thuật trang trí của thời kỳ này bên cạnh các yếu tố Chămpa bản địa như lối phân chia ô hộc, hoa văn phát triển theo hình chuỗi hoa dây khá đặc trưng. ngoài ra còn ảnh hưởng các yếu tố phương Tây như các đăng ten, cu ron trang trí. Chính những yếu tố này đã đặt nền tảng cho sự thành công của các di vật đồ đồng thời vua Nguyễn sau này như: Cửu Đỉnh, Cửu vị thần công… nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền trong cuốn Con đường tiếp cận lịch sử đã viết:

Tuy ở hoàn cảnh “eo hẹp” ấy, nhưng nghệ nhân Việt vẫn phát huy được tài năng của mình, để đẩy các mảng chạm lên mang một tầmtư tưởng mới. Chúng ta đã gặp những lan, trúc, mai, cúc… hoá rồng, phượng, lân, nét chạm không rối mà thoáng đạt, đơn giản, thanh tao, cô đọng, không thừa, không thiếu, mang tư cách những chỉnh thể để biểu hiện cho ý niệm cầu phúc đa chiều [13, tr.116].

Chất liệu đồng cũng là một chất liệu mang yếu tố tâm linh sâu sắc, bản thân chất liệu đồng cũng là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều trong các đồ vật mang yếu tố tín ngưỡng như chuông đồng, khánh đồng… cũng có lẽ vì vậy mà chất liệu đồng đã nhuộm màu của tâm linh bởi sự xuất hiện của chất liệu này qua các công trình tín ngưỡng như các tượng Phật, các bộ tam sự, lư hương, bát

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 195 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(348 trang)
w