Ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 151 - 172)

6. Cấu trúc của luận án

2.3. Ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

2.3.1. Bố cục

Với bề dày về văn hoá và lịch sử, nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng ở Huế được kế thừa và phát triển trên nền tảng của văn hoá nghệ thuật dân tộc. Việc đối sánh các di vật đồ đồng từ thời các chúa cho đến các vua Nguyễn đã cho thấy sự chuyển tiếp các dạng bố cục và hình mảng và đề tài trang trí. Bên cạnh đó sự tác động bởi các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng cũng tác động đến bố cục và hình thức trang trí trên đồ đồng ở Huế. Trong đó, có sự tác động khá lớn của Phật giáo trong thời kỳ tiền Nguyễn, sau đó là Nho Giáo và sự dung hoà của Phật - Nho - Đạo giáo trong các hình thức trang trí của nghệ thuật đồ đồng (Tam giáo đồng nguyên). Sự tác động của đạo Phật ở Việt Nam không chỉ đối với đời sống tâm linh mà còn tác động đến các lĩnh vực văn húa nghệ thuật, được biểu hiện khỏ rừ nột trờn nghệ thuật đồ đồng thời chúa và vua Nguyễn. Các sản phẩm bằng đồng phục vụ tín ngưỡng vì vậy mà cũng phát triển trong thời kỳ này. Các biểu tượng của Phật giáo như hoa văn chữ vạn trên chuông và vạc, lá đề, hay những bông hoa sen được cách điệu thành những dạng đường viền quanh các thân chuông, khánh với nhiều cách trang trí bằng mảng hoặc bằng nét, góc nghiêng hoặc chính diện từ trên xuống

[PL7.1, tr.207], [PL11.3.3, tr.225] cũng xuất hiện khá nhiều.

Ở thời kỳ các vua Nguyễn thì yếu tố Nho giáo được đẩy lên cao, trở thành các quy tắc trong chủ đề, bố cục trang trí. Vì vậy, những kiểu thức bố cục đăng đối với một hoa văn đứng chính tâm ở giữa đã phát triển nhiều trong thời kỳ các vua Nguyễn. Còn ở những đồ đồng thời các chúa Nguyễn các dạng bố cục ngẫu biến hoặc đăng đối tương đối (đăng đối giả) xuất hiện khá nhiều trên các trang trí đồ đồng thời kỳ này. Phật giáo là một trong những tín ngưỡng tôn giáo có tầm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việt. Hệ tư tưởng triết học mở của đạo Phật đã chạm đến tâm thức người dân xứ Đàng Trong thông qua những triết lý uyên thâm, mang đậm tính nhân văn và giáo dục hướng con người đến với những cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Cũng chính vì lẽ đó mà chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã biết vận dụng những yếu tố này ở trang trí trang trí trong Phật giáo, không gian tâm linh tín ngưỡng của phật giáo đã trở thành một nơi gửi gắm những ước vọng tâm linh của con người tới sức mạnh của đấng siêu nhiên. Dựa theo phân kỳ lịch sử và ngôn ngữ trang trí có thể chia thành hai giai đoạn chính đó là thời kỳ các chúa Nguyễn (tiền Nguyễn) và thời các vua Nguyễn.

- Bố cục phân chia theo dạng ô hộc

Về tính chất trang trí chung của đồ đồng thời kỳ này là bố cục được phân chia theo các ô hộc bởi những vạch đơn

hoặc đa nét. Về cấu trúc tổng thể dễ nhận thấy các hoa văn trang trí trên đồ đồng ở Huế thường được đóng khung trong các dạng hình nhất định như hình vuông, hình chữ nhật và trải dài theo dạng dải, ram hình theo đường ngang, ôm theo dạng hình trụ như lối trang trí trên chuông và vạc [PL11.7.2, tr.232], [PL11.7.6, tr.234], [PL11.7.7, tr.235]. Tuỳ vào mỗi bố cục khác nhau và hình dáng vật thể khác nhau mà sự bố trí này cũng được sắp xếp một cách khá linh động. Bố cục của các hoa văn trang trítrên đồ đồng ở Huế là sự kết hợp của những mảng bố cục độc lập trong tương quan bố cục chung của tổng thể các mảng trang trí. Để đảm bảo tính tổng hoà tương quan chung của các hoa văn trang trí nên phần lớn các mảng chạm đều có mật độ bố cục trang trí khá dàn trải, độ cao thấp của các mảng khá đồng đều nhau. Các chi tiết trang trí bên trong các ô hộc này được kéo dài theo kiểu hoa dây hoặc kết hợp với động vật theo lối trang trí, cách điệu. Cách thức trang trí trong các ô hộc này hoặc để trống hoặc được trang trí ở 4 góc. Ở trang trí ở Cửu Đỉnh, mặc dù không được phân chia theo ô hộc nhưng những mảng hình phù điêu trang trí trên thân đỉnh được chia thành 3 tầng và bố trí khá đều, chuyển động tròn quanh thân đỉnh. Đây được xem là một dạng bố cục đóng mở kết hợp hài hoà với nhau.

Điểm đặc biệt ở trang trí Cửu Đỉnh chính là sự kết hợp các mảng bố cục phụ độc lập trong tổng hoà bố cục chung trên các khối hình trụ tròn của các đỉnh đồng. Điểm đặc biệt trong

bố cục của trang trí Cửu Đỉnh chính là việc sử dụng chung không gian của phần nền của bề mặt Cửu Đỉnh, chính sự điều tiết bố cục rất linh hoạt này đã tạo cho bố cục của các mảng đúc nổi trên Cửu Đỉnh rất sinh động và đa diện, đa chiều.

Tuỳ vào mỗi bố cục khác nhau và hình dáng vật thể khác nhau, sự bố trí hình mảng cũng được sắp xếp một cách linh động phù hợp với các di vật đó. Đây được xem là một trong những đặc điểm chung nổi bật của thời kỳ này.

Việc chia bố cục theo dạng ô hộc làm cho nghệ thuật trang trí thời kỳ này vừa theo khuôn khổ nhưng vẫn mang các yếu tố tự do thoáng đạt ở các chi tiết. Điều mà các bố cục ảnh hưởng theo lối đăng đối sau này thường gặp ở các triều vua Nguyễn.

Với Huế, trang trí thành dải đã có từ giữa thế kỷ XVII, ở những đường diềm hoa dây bao quanh thân vạc đồng sân điện Cần Chánh, rồi diềm bia, khánh, súng thần công và nhiều hiện vật khác nữa.

Trang trí giải của các hiện vật kể trên không còn mang đề tài như trên trống đồng nữa, điều mà hình thức này còn giữ được chủ yếu chỉ ở sự kế thừa về phong cách và một vài ý nghĩa gắn với phong cách đó. Trên vạc và khánh, dải trang trí ít nhiều có đề tài liên quan với lực lượng tự nhiên trong việc cầu no đủ, đao và vân xoắn cùng đường lượn chính ít

nhiều đã thống nhất về cách thức tạo tác với một loại hình dải của đất Bắc [32, tr.48].

- Bố cục theo dạng thức hình tròn

Một trong những điểm nhấn ở cách xử lý bố cục các hoạ tiết hoa văn trang trí trên đồ đồng tại Huế là bố cục theo kiểu thức hình tròn. Những hoa văn đứng độc lập thường có lối được được bố trí trong bố cục hình tròn hoặc theo dạng thức hình tròn. Bố cục trang trí theo bố cục hình tròn trong các khung ô hộc hình vuông, chữ nhật đã cho NCS một vài suy nghĩ có sự liên quan nào đó về quan niệm trời tròn đất vuông của người Việt cổ, một dạng thức trang trí khá quen thuộc ở cỏc trang trớ đồ đồng Đụng Sơn. Rừ nhất là trờn 11 chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn tại Huế, các mảng trang trí tuy nằm trong các khuôn hình chữ nhật phân theo ô nhưng các hoạ tiết bên trong gần như chủ yếu được sắp xếp và bố trí theo dạng hình tròn hoặc chuyển động theo bố cục hình tròn. Thông qua các phương pháp khảo sát và phân tích thực tế trên các các di vật, đồng thời sử dụng phần mềm đồ hoạ để xử lý thì một điều thú vị là khi vẽ một hình tròn giả định thì các họa tiết ấy thường nằm ở bên trong chu vi của hình tròn. Các họa tiết này thường lấy hình tròn làm tâm, các chi tiết phụ thường xoay hoặc chuyển động xung quanh tâm tạo ra sự vận động [PL4.1-2, tr.192], [PL4.4, tr.193]. Về mặt trang trí thì các yếu tố này tạo ra tính chuyển động về thị giác làm cho chi tiết trang trí mang tính động. Vậy đây là một

sự ngẫu nhiên hay cố ý? Để lý giải được điều này cần căn cứ đặc điểm trang tríthời kỳ này thông qua bối cảnh lịch sử, văn hoá, đặc điểm của phường thợ… ngoài ra cần lưu ý đến yếu tố giao lưu và tiếp biến văn hoá, tín ngưỡng bởi đây chính là những nhân tố ảnh hưởng đến phong cách trang trí cho mỗi giai đoạn trong lịch sử.

Bên cạnh đó, các motif hình tròn và xoắn ốc cũng là một trong những hoa văn có thể tìm thấy trên các di vật đồ đồng Đông Sơn… vậy liệu rằng chúng có một mối liên hệ hay liên quan nào đó trong phong cách trang trí và quan niệm thẩm mỹ? Biểu hiện cho bố cục hình tròn được thể hiện ở các hoạ tiết độc lập hoặc các họa tiết mang tính chất đầu nối như ở các vạc hoặc chuông, phần hình tròn thường tập trung ở phần núm chuông, lối trang trí thường là các dạng chấm hoặc theo dạng cánh sen. Phần núm đánh chuông thường nằm ở vị trí giao nhau giữa mảng nét ngang và nét dọc ở vị trí 1/4 quả chuông. Đây là một điểm quy tụ về thị giác cũng như là một điểm trang trí nổi bật nhất của quả chuông. Đồng thời cũng là 1 trong 4 mặt chính của quả chuông vì đây là các vị trí để đánh chuông. Các họa tiết bố cục hình tròn xoay quanh ở các phần trang trí núm chuông và một vài hoạ tiết trang trí ở gần quai chuông, hoặc ở đỉnh của quai chuông. Đây cũng là nơi có vị trí dày nhất trên thân chuông. Với quan niệm của phương Đông, hình tròn thường là đại diện cho sự quy tụ, sự viên mãn và đủ đầy, là cái bất

biến của không gian và thời gian bởi nó không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Trong quan niệm của Phật giáo nó được hiển thị thông qua hình ảnh của bánh xe luân hồi thể hiện sự chuyển động của tạo hoá, trong Phật giáo Thiền tông các vòng tròn đồng tâm biểu hiện cho các giai đoạn của sự hoàn thiện từ bên trong, sự tự phát triển của tinh thần. Hình tròn đối với Hồi giáo được xem là hình toàn vẹn nhất, với người dân da đỏ ở Bắc Mỹ hình tròn là sự thể hiện của thời gian… như vậy xét theo quan niệm phương Đông và phương Tây thì hình tròn đềumang một ý nghĩa quan trọng không chỉ về quan niệm mà còn thể hiện thông qua các biểu tượng trong trang trí và kiến trúc. Đây cũng có thể được xem là một điểm mới đáng chú ý dưới góc độ nghệ thuật trang trí.

Ngoài ra, việc khảo cứu thực địa trên các di vật đồng thời kỳ này cho chúng tôi thấy rằng: Bố cục trang trí đồ đồng ở thời kỳ tiền Nguyễn chưa mang tính quy phạm chặt chẽ như thời vua Nguyễn sau này, chủ đề trang trí mang đậm tính dân gian bởi phụ thuộc khá nhiều vào các nhóm thợ.

Lối trang trí thường thiên về diễn nét chứ không theo lối đặc tả về đối tượng, các lớp mảng cũng đơn giản ít lớp. Không gian chính gần như để trống, chỉ một vài mảng hình là có bố trí các lớp không gian phụ để diễn tả viễn cận. Đồ đồng thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong thường có kích thước không lớn do nhiều hạn chế về kỹ thuật và nguồn vật liệu

khá hạn chế. Phần lớn thường được sử dụng ở các công trình phục vụ cho các chúa Nguyễn và trong các công trình tín ngưỡng dân gian. Đến thời các vua Nguyễn các công trình đồ đồng được chú trọng đầu tư hơn, nhiều công trình có kích thước lớn ra đời trong thời kỳ các vua Nguyễn, chủ yếu là thời vua Minh Mạng. Bố cục trang trí đồ đồng ở Huế cú một sự chuyển biến khỏ rừ nột từ lối trang trớ nột cho đến các diện mảng. Nó có sự chuyển tiếp từ các lối trang trí của Đàng Ngoài cho đến sự giao thoa tiếp biến với văn hoá bản địa, văn hoá phương Tây.

Bố cục trang trí và hình mảng trang trí thời kỳ đầu Nguyễn ảnh hưởng khỏ rừ nột trong trang trớ ở cỏc diềm cửa hoặc ở hai bên lối vào ở mặt chính tại các tháp Chămpa, bố cục trang trí dạng này cũng bắt gặp tại các bệ đỏ của một số chựa ở Đàng Ngoài. Ảnh hưởng khỏ rừ nột từ cách tạo tác các mảng phù điêu Chămpa như ở các dạng phù điêu mô tả thần Shiva, diễn hoạt sự chuyển động của đôi bàn tay của thần Shiva. Điều này cũng phần nào cho thấy sự kết hợp văn hoá của thời kỳ này với văn hoá Chămpa bản địa. Đi sâuvào phân tích các mảng chi tiết cụ thể phần lớn được bố trí theo kiểu thức không gian ước lệ vì vậy các đối tượng được khai thác cũng có một góc nhìn riêng đầy lý thú mặc dù không tuân theo tỷ lệ hiện thực hàn lâm. Đây cũng là một yếu tố mang đậm tính dân gian trong các công trình thời đầu Nguyễn. Càng về sau quy tắc phân

chia ô hộc được áp dụng nhiều hơn với các bộ đề tài trang trí cung đình. Bố cục trang trí đồ đồng ở Huế khá đậm đặc ở các phần trên đối với những chiếc vạc đồng, cửu vị thần công, mật độ trang trí khá đều đối với Cửu Đỉnh, chuông đồng. Ở thời kỳ tiền Nguyễn bố cục trang trí có phần thoáng đạt và bay bổng hơn, thỉnh thoảng vẫn có một số hoa văn còn vượt ra khỏi giới hạn của các ô hộc. Đến thời các vua Nguyễn thì bố cục và các mảng hình trang trí được đóng khuôn chặt chẽ hơn và áp dụng các nguyên tắc như đăng đối qua trục, đăng đối xoay, đăng đối trượt…

2.3.2. Đường nét

Ở thời các tiền Nguyễn, diễn hoạt về nét được xem là một trong những điểm mạnh trong trang trí trên đồ đồng.

Nghệ thuật đồ đồng ở Huế có một sự đa dạng của đường nét từ các dạng nét, kiểu thức tạo nét đến sự biến thiên của nét, mật độ của nét, tiết diện của nét, cao thấp của nét, thậm chí còn có một số trường hợp nét đóng vai trò tạo khối. Phần lớn trên các di vật đồ đồng ở Huế tỉ lệ nét chiếm khoảng gần 2/3 diện tích của phần trang trí. Ở những kiểu trang trí thiên về nét như trên các đồ đồng thời tiền Nguyễn liên quan khá nhiều đến yếu tố hình và nền. Đây có thể nói là một cặp phạm trù đầu tiên cần phải bàn đến khi giải quyết bài toán về mặt phẳng trong không gian. Hình sẽ được xác định khi có một lớp nền được tạo ra, theo nguyên lý thị giác thì lớp nền càng đơn giản thì phần hình sẽ càng nổi bật

hơn, trọng tâm hơn. Ở đây có một phần vai trò của sự tương phản tạo nên yếu tố bổ sung cho nhau. Trong quá trình nghiên cứu khảo sát điền dã và so sánh đối chiếu các di vật đồ đồngthời chúa Nguyễn và vua Nguyễn, NCS thấy rằng ở thời kỳ đầu của các chúa Nguyễn cấu trúc trang trí trên đồ đồng thiên về diễn tả nét. Càng về sau thì các lớp không gian được bổ khuyết thêm vào mảng miếng diễn hoạt không gian về chiều sâu của các lớp hoa văn. Nét là một trong những yếu tố rất quan trọng của trang trí, xét về cấu trúc và thuộc tính của nét gồm các loại như nét thanh, nét đậm, nét liền, nét gấp khúc, nét cong, nét thẳng… Về mặt thị giác những nét nằm ngang thường tạo ra cảm giác cân bằng, tĩnh lặng. Nét vuông góc thường mang lại cảm giác vững chắc, cố định. Ở những nét nghiêng sẽ mang lại cảm giác về sự chuyển động, mất cân bằng...

Sự sắp xếp của các lớp nét tạo ra những nét rung cảm do sự biến thiên của các lớp nét, chính do yếu tố tiết diện nét không đều đã tạo ra một sự áo giác về mặt thị giác. Điều này biểu hiện khỏ rừ ở phần trang trớ ở vạc và chuụng. Bờn cạnh các loại nét kỷ hà phân chia không gian trang trí thì cũng có nhiều hoa văn được thể hiện bằng dạng nét diễn hình như các hoa văn hình lá đề trên các thân chuông như chuông làng An Lưu, chuông chùa Thuyền Tôn… Việc xử lý nét có thể nói là đỉnh cao tại bộ Cửu Đỉnh cho thấy sự diễn hoạt đa dạng, sự kết hợp phong phú các lớp nét đã tạo ra

các hiệu ứng sinh động về diễn tả đối tượng, không gian và kể cả yếu tố chuyển động áo về thị giác.

Mật độ trang trí nét thời chúa Nguyễn khá đơn giản chứ không cầu kỳ và dày đặc như thời vua Nguyễn sau này.

Phần nét ở các chuông đồng thời chúa Nguyễn tập trung ở phần trên và gần vị trí miệng chuông đóng vai trò như là một đường hình viền chia tách không gian giữa hình và nền. Ở đây yếu tố đường nét vừa là yếu tố diễn hình vừa là yếu tố diễn khối. Lấy ví dụ cụ thể ở chuông làng An Lưu ở hai lớp nét hoa văn gần miệng chuông đã có sự khác nhau về kích cỡ và loại nét, ở vành dưới thì diễn hình, phần trên là diễn khối. Đối với các công trình tại các vị trí rất quan trọng như các nghi môn, Cửuđỉnh… bộ nét được sử dụng trau chuốt và sắc nét hơn. Sự kết hợp và đan xen các loại nét cho đến kích cỡ thay đổi tuỳ theo từng vị trí đã tạo cho những di vật đồ đồng ở Huế có một hệ nét khá phong phú và đa dạng tạo nên yếu tố hài hoà và cân bằng về thẩm mỹ.

2.3.3.Nhịp điệu

Một trong những đặc tính trang trí của đồ đồng ở Huế là sự chuyển động uyển chuyển và mềm mại giữa các lớp hoa văn trang trí. Các lớp hình dường như đan xen và đồng hiện vào nhau không theo một tuyến tính không gian xa gần của viễn cận, một không gian của các lớp hình và nhịp điệu biến chuyển theo một dòng chảy. Điều này cũng đã phản ánh về tư duy sáng tạo của các nghệ nhân xưa. Ở phần

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 151 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(348 trang)
w