Đặc trưng nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 172 - 195)

6. Cấu trúc của luận án

3.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế

3.1.1. Đặc trưng đề tài trang trí

3.1.1.1. Sự kết hợp đề tài dân gian và cung đình

Trong các đề tài trang trí trên các di vật đồ đồng ở QTDTCĐH, có sự kết hợp của những motif trang trí mang đậm các yếu tố dân gian như bộ đề tài: cò - cá (con cò bắt cá), hay những hình ảnh những cây cỏ bình dị trong đời sống bình thường trên các công trình mang tính đại diện cho vương triều như: Cửu Đỉnh, Vạc đồng. Hình ảnh những con lợn rừng trên những chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn, trờn Cửu đỉnh thời cỏc vua Nguyễn đó được khắc hoạ khỏ rừ nét. “… mỹ thuật Huế vẫn hội tụ hai tính chất tưởng chừng như đối lập nhưng lại hoà hợp trong cùng một dòng, thậm chí có lúc trong cùng một tác phẩm: cung đình và dân gian.

Có nơi, có lúc, chúng ẩn hiện khác nhau nhưng chưa bao giờ triệt tiêu nhau” [32, tr.11].

Những đề tài trang trí xuất hiện trong dân gian cũng đã xuất hiện trong các đồ vật phục vụ cung đình, tuy nhiên xét về mật độ và sự đa dạng thì ở các di vật đồ đồng phục vụ

cung đỡnh được biểu thị rừ nột hơn và cũng cú một số nguyên tắc nhất định trong trang trí. Ví dụ như hình tượng con rồng cũng xuất hiện trong trang trí ở dân gian, con rồng cũng là hình tượng xuất hiện ở các công trình liên quan đến triều đình, trên các chất liệu như đá, khảm sành sứ, gỗ, vải… tuy nhiên đại diện cho nhà vua là hình tượng con rồng 5 móng. Trang trí mỹ thuật cung đình tại Cố đô Huế vì vậy mà cũng chú trọng tínhbiểu trưng ẩn dụ. Đó cũng là một phần của tính chất của ngôn ngữ trang trí mang tính siêu thực, được biểu hiện khỏ rừ ở chủ đề và tớnh chất trang trớ của các hoa văn trên các di vật đồ đồng tại Huế.

Đề tài trang trí ở đây hầu hết mang tính chất biểu trưng, nhằm thể hiện sự cao sang quyền quý của chốn cung đình mà chúng ta đã gặp ở các nền nghệ thuật chính thống trước. Nó được liên danh thành những nhóm một như tứ linh (rồng, phụng, lân, rùa) tứ quý (thông, lan, cúc, trúc), bát bửu (đàn, sáo, bầu rượu, cuốn thư, quạt, bàn cờ, giỏ hoa và như ý) [32, tr.34].

Sự xuất hiện đề tài trang trí dân gian trong các công trình của cung đình và ngược lại đã cho thấy sự ảnh hưởng và giao hoà của hai dòng nghệ thuật này. Đây có lẽ là một trong những đặc trưng khá nổi bật trong các đề tài và kiểu thức của mỹ thuật Nguyễn nói chung và trên chất liệu đồng nói riêng.

Những dạng hoa văn hình chấm ở trong dân gian cũng được hiện hữu trên những chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn: “Những môtíp gồm các chấm tròn nổi xoay quanh thành cụm trên thành vạc, chúng ta cũng thấy quen thuộc với trang trí trên eo của những chiếc nồi đồng rất gần gũi với dân quê Việt Nam mà dân gian thường gọi là điểm cúc nút” [92, tr.628].

3.1.1.2. Kết hợp hình tượng đa tôn giáo

Hoà chung vào dòng chảy của lịch sử dân tộc, có một sự hiện hữu của các tín ngưỡng tôn giáo ở một số lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế. Sự dung hoà giữa các ngôn ngữ biểu tượng tôn giáo chính là một nét chung trên các chất liệu trang trí của thời kỳ này, trong đú biểu hiện khỏ rừ nột qua cỏc motif trang trớ trên các chuông đồng phục vụ trong các công trình tôn giáo.

Ngoài ra ở các di vật đồ đồng khác cũng sửdụng một số motif liên quan đến Phật giáo và Nho giáo. Đây là hai tư tưởng chính tác động sâu sắc đến nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này. Ở thời kỳ tiền Nguyễn tĩn ngưỡng Phật giáo được chú trọng quan tâm, đến thời các vua Nguyễn thì vai trò của Nho giáo được đề cao hơn.

Việc các biểu tượng tôn giáo cùng xuất hiện trong cùng các đồ án trang trí trên các di vật đồ đồng tại QTDTCĐH được xuất phát từ bối cảnh lịch sử và văn hoá xã hội cũng như chính sách tín ngưỡng phù hợp với từng đặc điểm của

từng giai đoạn, khi mà ở thời kỳ đầu Nguyễn còn nhiều bất ổn về mặt tư tưởng và thiếu ổn định. Với chính sách an dân trị quốc các chúa Nguyễn rất xem trọng sự ổn định về xã hội bởi bối cảnh xã hội trong thời kỳ đầu khá phức tạp mang tính hỗn dung. Để dung hoà xã hội thực tại các chúa Nguyễn đã rất khéo léo trong việc sử dụng phối kết hợp các yếu tố dung hoà các tôn giáo, trong đó lấy Phật giáo làm yếu tố dung hoà vì phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và cũng có một số nét tương đồng với các tôn giáo khác. Sự xuất hiện về các câu chuyện nữ thần liên quan đến tín ngưỡng thờ mẫu, là những điểm chung quy tụ về tinh thần trong thời gian đầu của các chúa Nguyễn trên đất Đàng Trong. Mô tả về diện mạo chung chùa chiền trong thời kỳ này tác giả Cristophoro Borri trong cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621 đã viết: “Xứ Đàng Trong còn có rất nhiều đền chùa rất đẹp với tháp cao và lầu chuông. Mỗi địa điểm dù nhỏ bé đến đâu thì cũng có đền chùa thờ cúng thần Phật” [27, tr.118].

Sự dung hoà về các biểu tượng trang trí đa tôn giáo cũng đã phần nào cho thấy tính giao lưu và tiếp biến văn hoá trong nghệ thuật trang trí trên đồ đồng ở Huế. Nhiều biểu tượng liên quan đến đạo Phật cũng xuất hiện như motif hoa sen được sử dụng khá nhiều trên các chuông, vạc, khánh đồng, ngoài ra hình tượng hoa sen cũng xuất hiện trên các chất liệu cùng thời khác như đá, nề vữa, gỗ… Bên cạnh đó là các hoa văn biểu hiện cho Nho giáo như

đôi bút, quyển sách… hoa văn Đạo giáo: quạt ba tiêu, cây phất trần… cũng xuất hiện trên các đồ án trang trí đồ đồng của thời kỳ này.

Sự kết hợp các hình tượng đa tôn giáo ở thời các chúa và vua Nguyễn được xem là một cách dung hoà của lòng người, cùng hướng chung về một hướng, đây là một quan điểm nhân văn của văn hoá Việt nói chung và được biểu hiện rừ nột ở trong thời kỳ đầu Nguyễn. Mặc dự cú sự kết hợp nhiều tôn giáo trong cùng một đồ án trang trí nhưng tổng quan vẫn cảm nhận được sự dung hoà trong bối cảnh tổng thể. Chính bởi yếu tố bối cảnh lịch sử xã hội đã tạo cho mối liên hệ này trở nên mật thiết hơn, các chủ đề trang trí vì vậy mà có thể không còn phân chia theo từng bộ, trong các chất liệu trang trí khác như đá hoặc gỗ cũng có thể bắt gặp sự kết hợp của các biểu tượng trang trí này. Hình tượng bát bửu xuất hiện sớm nhất là trang trí kiến trúc của chùa Bút Tháp (ở phần trang trí lan can đá và bệ tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Trong trang trí Phật giáo ít khi xuất hiện các bộ hoa văn bát bửu, tuy nhiên ở thời các chúa Nguyễn sự xuất hiện khá nhiều bộ đề tài trang trí này như chuông chùa Thiên Mụ, chùa Sùng An, chùa Thuyền Tôn, chùa La Chữ… Bát bửu trong Phật giáo: Bánh xe luân hồi, hoa sen, tù và, cái lọng, độc bình, nút thắt huyền bí, cặp cá, Bát bửu trong Nho giáo: gươm, quạt, đàn tranh, đàn tỳ bà, bầu trời, quyển sách, đôi bút, quyển thư, gậy như ý.

Trong bối cảnh lịch sử, Đạo giáo được phát triển mạnh ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVI dưới thời Mạc nhưng sau đó cũng giảm dần và hoà lẫn vào Phật giáo, một số quán đạo lớn như Lâm Dương quán, Hội linh quán, Linh tiên quán cũng trở thành những ngôi chùa. Sự nhận diện đạo giáo được biểu hiện khỏ rừ nột qua bộ bỏt bửu của bỏt tiờn. Đú là Lẵng hoa (Lam Thái Hoà), đôi dép của (Lữ Đồng Tân), bầu rượu (Lý Thiết Quài), ống sáo trúc (Hàn Tương Tử), bông sen (Hà Tiên Cô), thanh gươm hoặc bộ sanh tiền (Tào Quốc Cựu), quạt(Chung Ly Quyền), gậy tre, cặp roi (Trương Lão Qua). Phất trần, quạt ba tiêu, đàn tỳ bà. Đối với Nho giáo bộ bát bửu được biểu hiện qua các vật quý như: sách, kiếm, bầu thái cực, lẵng hoa, cái quạt.

Ở đây có một số biểu tượng xuất hiện trong cả 3 đạo này như: pho sách, quạt, đàn… điều này cho thấy dường như đã có sự kết hợp với nhau và dường như đã trở thành những motif không thể thiếu trong trang trí và kiến trúc. Đến thời vua Nguyễn cũng sử dụng khá nhiều các motif hoa văn bát bửu và được sử dụng rộng rãi hơn ở các chất liệu khác như nề họa, khảm sành sứ, đá, gỗ. Trong Nho giáo bát bửu xuất hiện với các biểu tượng như: cuốn thư, hồ lô, cặp sáo, pho sách, cặp bút lông, đồng tiền, gươm, ô trám, đàn… Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông phân tích khá cụ thể về việc hoà hợp giữa các tôn giáo như sau:

…trong hoàn cảnh của các chúa Nguyễn, con đường

tam giỏo rừ ràng, là sự lựa chọn hợp lý để xõy dựng chính quyền (Nho giáo); hoà nhập vùng đất vốn xa lạ, huyền bí của người mới đến (Lão giáo); thu hút nhân tâm, trấn an dân tình, xoá nhoà những dị biệt, khoảng cách và hoài nghi giữa đoàn người Nam tiến với người tiền trú vốn có chung một niềm tin (Phật giáo). Với con đường này, nhà Chúa đã từng bước tạo nên đối trọng nhưng không hề đoạn tuyệt với xứ Đàng Ngoài về mặt tư tưởng [134, tr.32].

Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu cho thấy đâu đó sự đan xen các yếu tố của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo trên cùng một di vật, đặc biệt ở thời kỳ các vua Nguyễn thì Nho giáo được đẩy lên cao và trở thành chuẩn mực trong trang trí. Sự phối kết hợp tam giáo đã tạo nên một nét nhận diện khá độc đáo trong trang trí đồ đồng ở Huế. Là một nhà nghiên cứu mỹ thuật Huế, tác giả Vĩnh Phối cho rằng:

“Trang trí Huế nổi bật nhất là đã tiếp thu các luồng tư

tưởng Đông phương, tổng hoà tư tưởng tam giáo Nho, Phật, Lão đã tạo nên tính chất biểu hiện, tượng trưng khái quát cao và sâu sắc” [99, tr.50]. Có thể lấy ví dụ điển hình ở Đại Hồng Chung chùa Thiên Mụ là một di vật thuộc về Phật giáo nhưng vẫn xuất hiện các dấu ấn của Đạo giáo thông qua các quẻ âm dương ngũ hành, hoặc các biểu tượng qua bộ bát bửu ở phần trang trí gần quai chuông. Sự xuất hiện của bát bửu (tám đồ vật quý) không thống nhất theo bộ mà có

sự kết hợp nhiều biểu tượng tôn giáo khác nhau mang ý nghĩa tượng trưng, cho thấy sự dung hoà của ngôn ngữ trang trí đa tôn giáo trong cùng một thời kỳ và trên cùng một đồ án trang trí. Mặc dù ở mỗi hệ tư tưởng khác nhau thì cũng có sự thay đổi nhất định về các đồ vật, ví dụ như trong Phật giáo bát bửu bao gồm các đồ vật: lá đề, tù và hình ốc, ụ lọng, chữ vạn, hoa sen, bầu nước cam lồ, mừ hỡnh cỏ chép, bánh xe luân hồi. Tám vật quý này thường xuất hiện trên các ô hộc của kiến trúc, chuông đồng, nhang án... Tuy nhiên, trên này cũng thấy ở bộ bát bửu của Đạo giáo thường xuất hiện các đồ vật như: quạt, lẵng hoa, ống sáo, pho sách, phất trần, bầu rượu, gậy như ý, cuốn thư… Yếu tố tam giỏo được thể hiện khỏ rừ nột ở bộ bỏt bửu trờn cỏc chuông đồng. Ở phần trang trí của các chuông này cũng thấy rừ bộ đề tài bỏt bửu được sử dụng rất nhiều, trở thành nhóm hoa văn trang trí chính trên những chiếc chuông này.

Phần nền của các motif này thường là chữ vạn cách điệu hoặc hình tổ ong, hoa văn hình hoa thị, hoặc cũng đôi khi chữ vạn đứng độc lập như một chỉnh thể... Hệ thống biểu tượng trang trớ tại cỏc ngụi chựa Việt phản ỏnh khỏ rừ cỏc kiểu thức trang trí của thời kỳ này, các di vật đồng tại các ngụi chựa ở Đàng Trong là những minh chứng tỏi hiện rất rừ hiện thực của xã hội, sự giao thoa của các hệ tư tưởng của Nho giáo, Lão giáo và Đạo giáo có thể gọi là “Tam giáo đồng nguyên”. Sự tác động và giao thoa với các nền văn hóa

khác như Chămpa, Ấn Độ, Trung Hoa cũng đã ảnh hưởng đến hệ tưtưởng này trên hành trình vận động và phát triển, các yếu tố khởi nguyên thuần Việt cũng ít nhiều có phần bị tác động. Xét ở mỗi góc độ khác nhau thì các giá trị biểu tượng ấy cũng có phần thay đổi và biến thể song tựu chung thì nó cũng mang đến những giá trị hiện hữu cho ước vọng của con người trong hệ tư tưởng minh triết của đạo Phật. Việc gìn giữ và khai thác các giá trị biểu tượng trong ngụn ngữ trang trớ Phật giỏo đó gúp phần làm rừ hơn nột đẹp giữa đạo và đời, giữa con người với con người cũng như mối giao hòa vạn vật trong thiên nhiên và cuộc sống.

3.1.2. Đặc trưng phong cách trang trí

3.1.2.1. Giản lược

Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH được bố cục giản lược từ các hình mảng cho đến đường nét trang trí. Các lớp không gian cũng được đơn giản hoá, sử dụng phần nền của các di vật làm không gian trọng tâm và chiếm diện tích lớn nhất. Không gian ước lệ được sử dụng chủ đạo đối với bố cục trang trí, chính vì vậy các lớp lang của các mảng hình cũng trở nên đơn giản hoá, không đặt nặng các yếu tố viễn cận xa gần. Đối với các di vật ở thời kỳ tiền Nguyễn cỏc yếu tố này được biểu hiện rừ nét hơn qua các vạc đồng thời các chúa Nguyễn, trên các khánh đồng… Các yếu tố đường nét được phát triển chủ đạo để diễn hoạt các hoa văn trang trí. Việc sử dụng hình ảnh

giản lược góp phần tôn lên các mảng hình chính trên bề mặt.

Ngoài ra, yếu tố giản lược còn được thể hiện trong các đề tài và kiểu thức trang trí, cũng có phần quy phạm đối với các di vật của cung đình. Đều này đã tạo ra sự cân bằng giữa mảng phẳng mà mảng nổi trên bề mặt chất liệu.

3.1.2.2. Hình tượng hoá

Hình tượng được sử dụng trong trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu được điển hình hoá cao với các bộ đề tài.

Việc điển hình hoá sẽ làm chocác hoa văn trở nên chắt lọc hơn theo lối nghệ thuật ý niệm (conceptual art). Đặc biệt đối với những trang trí không sử dụng màu sắc thì việc hình tượng hoá theo các dạng thức biểu tượng trang trí sẽ phát huy hiệu quả về mặt thẩm mỹ và yếu tố thị giác. “Biểu tượng thể hiện trong truyền thống Việt là sự kết tụ tinh hoa từ bàn tay khối óc của tổ tiên, chúng được hình thành bởi khối tư duy nông nghiệp, để phản ánh về một ý niệm truyền đời là cầu no đủ và mọi điều hạnh phúc” [32, tr.242].

Việc sử dụng các yếu tố hình tượng hoá theo các chủ đề, gắn hình tượng thiên nhiên cho cho thấy sự ngưỡng vọng về một thế giới tốt đẹp, sống hài hoà với thiên nhiên.

Ngoài ra, việc hình tượng hoá với các chủ đề rộng lớn mang tầm khái quát đã cho thấy ngưỡng vọng của triều đại. Đặc biệt là đối với các công trình của triều đình như Cửu Đỉnh, Cửu vị thần công…

3.1.2.3. Kết hợp đa hình thức trang trí

Sự kết hợp nhiều hình thức trang trí khác nhau như:

cao phù điêu - thấp phù điêu, tượng tròn - phù điêu với sự kết hợp đa kỹ thuật chạm - đúc trong đó sự kết hợp khối cao phù điêu và thấp phù điêu là một đặc trưng nổi bật. Nghệ thuật trang trí đồ đồng ở Huế có kết hợp khối cao phù điêu và thấp phù điêu, yếu tố này có sự phối kết hợp rất hài hoà với tổng thể, các khối tròn dường như có một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng theo các lớp lang và vận động theo các chiều hướng của khối. Việc kết hợp này đã tạo ra cái nhìn rung cảm, đa diện mang được nhiều cảm xúc bởi các yếu tố trang trí đầy tinh tế. Sự tổng hoà đa diện của khối cao phù điêu và thấp phù điêu đã tạo nên một sự giao thoa về ánh sáng, của những mảng sáng tối, sự giao hoà giữa các diện và các khoảng cắt không gian khi có sự tương tác của ánh sáng tự nhiên. Sự phân tầng ánh sáng đã tạo cho các khối hình trên các di vật được phân chia theo nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau.

3.1.3. Đặc trưng thủ pháp trang trí

3.1.3.1. Ẩn dụ - tượng trưng

Yếu tố ẩn dụ - tượng trưng bao hàm cả nội dung ám chỉ một sự vật, hay hiện tượng, đôi khi nó trở thành một yếu ngầm một cách tinh tế, giản dị thông qua các hình tượng nghệ thuật, màu sắc, phong cách thể hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các hoa văn văn trang trí trên các di vật đồ đồng tại QTDTCĐH mang nhiều lớp nghĩa, tuỳ vào đặc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế . (Trang 172 - 195)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(348 trang)
w