6. Cấu trúc của luận án
2.2. Đề tài, kiểu thức và thủ pháp trong nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di
tích Cố đô Huế
2.2.1. Đề tài trang trí
2.2.1.1. Nhóm đề tài động vật, chim thú + Motif trang trí hình Rồng
Rồng và các dạng biến thể của rồng là một trong các motif trang trí được sử dụng khá nhiều trên đồ đồng tại Huế cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Rồng thuộc vào bộ Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) là bộ đề tài trang trí thường xuất hiện trên các công trình kiến trúc của Việt Nam như đình, chùa, lăng tẩm... đây là bộ đề tài xuyên suốt theo trục phát triển hệ thống trang trí cung đình cũng như tín ngưỡng dân gian với nhiều hàm tố về các giá trị biểu tượng và ý nghĩa. Rồng là con vật không có thật nhưng sự xuất hiện của nó dưới nhiều dạng biến thể khác nhau đã trở thành motif trang trí chủ đạo hầu hết ở các công trình kiến trúc của dân gian, cung đình và cả trong những công trình kiến trúc Phật giáo. Biểu tượng rồng ở mỗi quốc gia, tôn giáo khác nhau thì ý nghĩa về sự xuất hiện của con rồng
cũng có phần khác nhau.
…ở hai nền văn hoá Đông và Tây, sự nhìn nhận về rồng lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền văn hoá. Phương Tâycoi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh phục. Còn phương Đông chủ yếu lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng [84, tr.52].
Trong quan niệm của cư dân vùng lúa nước, rồng được xem là biểu tượng của nước, mang đến nguồn nước.
Trong nghệ thuật trang trí đồ đồng tại Huế, xuất hiện khá nhiều hình ảnh con vật linh cũng như các con vật khác.
Rồng là con vật biểu trưng cho sức mạnh cao nhất, là đại diện cho sự hiện diện của vua (rồng 5 móng) thường được trang trí trong các cung điện, lăng tẩm, những đồ dùng do vua sử dụng, các trang trí khác rồng chỉ được xuất hiện ở thể 4 móng (3 móng trước và 1 móng sau). Khác với ý nghĩa của con rồng trong cung đình, con rồng ở chùa thường mang ý nghĩa cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đi kèm với trang trí rồng thường là mây (vân), bởi vậy thể thức trang trí Long ẩn vân cũng thường được sử dụng làm cho con rồng càng trở nên huyền bí thoắt ẩn thoắt hiện trong mây. Trong trang trí trên đồ đồng thời các chúa Nguyễn thì bộ đề tài lưỡng long chầu nhật (rồng chầu mặt trời), long ẩn vân (rồng mây kết hợp) thường
được sử dụng nhất, những motif này thấy rừ nhất ở Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ hoặc 4 cặp rồng trên chuông đồng của làng An Lưu [PL11.3.4, tr.225], hoặc trên các cột trụ của các phường môn bằng đồng tại các công trình kiến trúc triều Nguyễn. Yếu tố nhận diện con rồng của các thời kỳ qua phong cách trang trí và thế dáng. Ở thời kỳ đầu Nguyễn, hình tượng rồng được trang trí mập hơn thời kỳ sau này của các vua Nguyễn, các chi tiết như râu thường được kéo dài thành kiểu mũi mác. Con rồng thời các vua Nguyễn về yếu tố nhận diện ban đầu là đã bỏ cách trang trí kiểu mũi mác ở râu, lông ở phần đầu. Thế dáng thường được thể hiện ở thế ngẩng cao đầu, thân nhỏ nhưng diễn hoạt nhìn khá sinh động. Cách trang trí của rồng trên đồ đồng tại Huế được trau chuốt vàsắp xếp theo lối long ẩn vân. Trên các phường môn bằng đồng ở Đại Nội, lăng Thiệu Trị, lăng Minh Mạng sự sinh động của hai con rồng trang trí theo lối “Long võn đồng trụ” được biểu hiện khỏ rừ nột, hai trụ chính được trang trí theo lối hiện thực, hai trụ phụ hai bên được trang trí theo lối rồng mây (long vân) cách điệu.
Rồng được khắc hoạ trên Cao Đỉnh (thuộc bộ Cửu Đỉnh) với hình ảnh long ẩn vân. Trên những chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn cũng được trang trí cá vượt vũ môn để biến chuyển thành rồng. Thấy rừ ở cụm vạc 8 quai [PL9.1, tr.215].
Đề tài rồng hoá trong nghệ thuật trang trí đồ đồng tiêu biểu tại Huế
Yếu tố “hoá” (chuyển thể) được phát triển mạnh trong
thời các chúa và vua Nguyễn. “Hoá” được xem là hình thức đặc trưng trong trang trí trong chiều dài phát triển đồ đồng tại Huế, biểu hiện của nó được thể hiện qua nhiều chủ đề trang trí như dây lá hoá rồng, cá hoá rồng…
… nếu chúng ta liên kết một số biểu tượng cùng một đề tài, chúng ta thấy rằng một trong những yếu tố mất dần tính cá biệt của nó để tiến đến biểu tượng đơn thuần cho thành tố khác, tỉ như: trên nhiều phụ bản khác nhau biểu thị con rồng và cành lá hoặc lá lật, hoặc hoa tây với con dơi, đều là những lối chuyển thành thạo và khẳng định cho thấy rừ sự biến dạng từ thành tố này sang thành tố khỏc theo từng chặn triển khai khác nhau. Do đó, người An Nam gọi các mẫu này là dây lá hoá rồng (dây lá biến thành con rồng) [34, tr.17].
- Cá hoá rồng
Cá hoá rồng là một đề tài khá đặc biệt ở trên đồ đồng tại Huế cũng như một số nước khác trong khu vực, được thể hiện trên những chiếc tay nắm của các vạc đồng thời các chúa Nguyễn (loại 8 quai). Nhà nghiên cứu Nguyễn Du Chi đã đề cập đến vấn đề này trong cuốn Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đếnnửa đầu thời kỳ phong kiến: “Cá hoá rồng là đề tài mang tính huyền thoại, có lâu đời trong văn học dân gian Việt Nam. Đó là câu chuyện kể loài cá kéo nhau về tụ hội tại thác Vũ Môn để thi tài. Nếu con nào nhẩy qua được
thác thì sẽ hoá thành rồng…” [31, tr.151].
Hình ảnh cá hoá rồng là câu chuyện biểu hiện cho sự vượt qua khó khăn để thành tài của các sĩ tử đi thi. Hình ảnh những con rồng đuôi cá trên những chiếc vạc đồng được trang trí kết hợp giữa khối cao phù điêu (mình rồng) và khối thấp phù điêu (đuôi cá) [PL9.1, tr.215].
- Rồng mây (long vân): Hình tượng rồng ẩn mây và mây hoá rồng được sử dụng khá nhiều ở trong trang trí mỹ thuật Nguyễn nói chung và trong trang trí đồ đồng nói riêng.
Đó là hình tượng rồng ẩn vân ở các phường môn đồng trước điện Thái Hoà, lăng Minh Mạng và lăng Thiệu Trị [PL11.12.1.1- 11.12.3.2, tr.246-248].
+ Motif trang trí hình Lân (Nghê)
Lân là con vật linh thuộc bộ tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong bộ tứ linh này có 3 con vật linh cố định là:
Long, Quy, Phụng. Còn hình ảnh con Lân thường được làm vị trí hoán đổi với con Long Mã tuỳ vào từng công trình và tuỳ và vị trí khác nhau. Lân cũng một con vật hư cấu được biểu trưng cho sức mạnh siêu nhiên, thường bố trí ở hai bên cổng lăng, hoặc hai bên nhang án, trên rìa nóc của chùa...
Triều Nguyễn đã cho đúc nhiều cặp thú giống kỳ lân bằng đồng đặt trước các miếu thờ, điện thờ trong hoàng thành và lăng mộ. Các con thú được đúc rất tinh tế với đầy đủ mắt mũi miệng râu ở tư thế đứng
đón chào: hai chân trước hơi quỵ, hai chân sau nhổm lên, lân lông bờm lông xoắn, đuôi chùm, có múng vuốt; tuy dỏng dấp dữ tợnnhưng lại hiện rừ vẻ thuần phục, hớn hở. Các con thú này thực chất là biến thể của chiếc lư hương… [120, tr.350].
Trong đạo Phật, hình tượng con Lân thường đóng vai trò ý nghĩa như là một sự cảnh giác mang tính soi xét tâm can của kiếp tu hành, là chiếc gương soi xét của chân tu trước những cám dỗ của cuộc đời. Ở một số chùa con Lân còn thấy là sự biến tấu trở thành con long mã ở những chùa có niên đại cuối XVIII và đầu XIX. Về trang trí, khác với nét trang trí mang tính hung dữ, tính trấn áp như con Lân của Trung Hoa, con Lân trong các ngôi chùa Việt thường được trang trí rất gần gũi, điều này được thể hiện theo tính chất khối tròn, kích thước nhỏ, thế dáng tĩnh, mặt hiền, thường gọi là con nghê theo cách gọi của dân gian. Trong trang trí đồ đồng, con Lân được được trang trí theo dạng phù điêu trên các chuông đồng hoặc được trang trí theo lối tượng tròn, được đặt để ở trong Đại Nội và lăng Minh Mạng, Thiệu Trị. Hình tượng con Lân cũng xuất hiện ở chuông La Chữ và một số công trình khác trong dân gian. Lân tại các công trình thường đứng thành cặp, chỉ ở những bộ trang trí tứ linh, cùng xuất hiện 4 con vật (Long, Lân, Quy, Phụng) thì nó mới đứng riêng. Bên cạnh các giá trị về thẩm mỹ, tâm linh nó còn mang một giá trị công năng sử dụng, bởi những con Lân này
bản thân là những lư xông trầm, bởi vậy khi khảo sát những con Lân đồng này chúng tôi thấy phía trước ngực nó có một tấm hình vuông cạnh khoảng 17cm có thể mở ra để đưa trầm vào bên trong [PL11.11.1.3, tr.243].
+ Motif trang trí hình Quy (rùa)
Một con vật nữa trong bộ tứ linh đó là con rùa (Quy).
Một biểu trưng cho sự điềm tĩnh, chắc chắn vì vậy rùa được lựa chọn là nền móng, vận chuyển những đồ vật quan trọng như Lạc Thư, Hà Đồ, Bát Quái… Rùa được xem là con vật chứa đựng cả hai yếu tố âm dương: phần lưng nhô tròn lênđược xem là biểu trưng cho phần trời, phần bụng bằng phẳng được xem là sự hiện hữu của đất. Hình ảnh con rùa thụt đầu và bốn chân vào trong mai còn được xem là biểu tượng của sức mạnh nội tại, không khoa trương ra bề ngoài, với đặc tính sinh học con rùa thở chậm, sống lâu thể hiện sự tự tại và ý nghĩa trường tồn. Mai rùa chứa lịch rùa liên quan đến các yếu tố nông nghiệp. Trong 4 con vật linh thì rùa là con vật có thật, rùa có lớp vỏ chắc chắn, bốn chân ngắn và to tạo thành một bệ đỡ rất chắc chắn. Bởi những đặc tính đó nên trong trang trí của cung đình, rùa mang ý nghĩa vững bền của triều đại, ở trong trang trí tại chùa thì rùa mang tính biểu trưng cho sự vĩnh cửu, trường tồn của Phật pháp. Rùa thường được xuất hiện nhiều ở thế kỷ XVII với các kiểu thức rùa đội hạc, rùa đội bia. Hoa văn trên mai rùa cũng được các nhà chùa sử dụng trang trí ở các chân
móng, tường rào tạo được cảm giác vững chắc, bền vững.
Trang trớ trờn chuụng đồng La Chữ thể hiện thấy rừ hỡnh ảnh con rùa đang phun nước (rùa cuốn thuỷ) [PL11.4.5, tr.227]
rất sinh động. Đây là tín hiệu của nền văn hoá lúa nước với mong muốn được mưa thuận gió hoà, không bị hạn hán.
Trong trang trí hình tượng rùa thường được làm vật chuyển hoặc bệ đỡ cho các vật quý như hình ảnh con rùa chở lạc thư ở chuông đồng La Chữ. Ở các công trình thuộc cung đình hình tượng rùa chở bát quái cũng được chạm trên Chương đỉnh (thuộc bộ Cửu đỉnh), con rùa biển cũng được chạm trên Tuyên Đỉnh (thuộc bộ Cửu đỉnh), bên cạnh đó hai con vật thuộc họ rùa cũng được chạm vào Cửu đỉnh đó là con Trạnh (Cao đỉnh) và con Đồi mồi (Nhân đỉnh).
+ Motif trang trí hình Phụng
Hình tượng chim phụng được sử dụng khá nhiều trong trang trí mỹ thuật Nguyễn, trên các chất liệu như: đá, gỗ, nề, khảm sành sứ, đồng… Ở chất liệu đồng, hình tượng phụng xuất hiện chủ yếu trên vạc, chuông… [PL4.13,tr.196], [PL4.5, tr.197]. Trong Phật giáo, phụng là con chim thiêng xuất hiện từ rất sớm trong hệ thống trang trí hoa văn ở chùa. Motif trang trí chim phụng thường xuất hiện với miệng ngậm lá đề mang đến thông điệp của sự giác ngộ luân lý của đạo Phật. Trang trí của chim phụng nói chung và trên chất liệu đồng nói riêng luôn mang tính chuyển động, biểu hiện với các tư thế đang bay hoặc đang múa. Chính vì vậy
sự xuất hiện của chim Phụng trên các đồ án trang trí rất sinh động, phá vỡ cấu trúc tĩnh và mang đến sự chuyển động của không gian cùng với các yếu tố của đường lượn của phần đuôi kết hợp với mây. Phụng cũng là một trong 4 con vật trong bộ tứ linh, được xem là biểu tượng cho sức mạnh của tính âm, rồng đại diện cho tính dương, chính vì vậy đề tài long phụng kết hợp được xem là sự giao thoa giữa âm dương, đất trời. Ở đề tài trang trí cung đình, phụng thường chọn làm các motif trang trí đại diện cho Hoàng hậu và vương phi: phượng liễn (xe Hoàng hậu, phượng giá (kiệu Hoàng hậu)… Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền đã đưa ra nhận định về hình tượng chim phượng (phụng) như sau:
“Phượng là chúa của các loài chim, một biểu tượng của tầng trên/bầu trời, của nguồn sinh lực thiêng liêng, hiện thân của thánh nhân, người tài” [13, tr.212].
- Motif trang trí Cò- cá
Cò và cá xuất hiện trên thạp đồng Đông Sơn, biểu tượng cò cá xuất hiện như biểu hiện của sự no đầy thức ăn, biểu hiện của sự chiến thắng. Ở vạc đồng thời các chúa Nguyễn, hình ảnh cò và cá được nhắc lại và diễn tả khá sinh động cùng với sự khắc hoạ sự chuyển động của phần nước bên dưới chân của con cò đã tạo nên một không gian sinh động [PL4.10, tr.196]. Hoa văn trang trí cò và cá là một trong những điểm nhấn khá đặc sắc mang nhiều yếu tố dân gian từ chủ đề cho đến cách thức thể hiện. Hình tượng con
cò và hình ảnh con cá trên đồng luôn là một hình ảnh gắn bó với người dân Á Đông quacác hình ảnh cuộc sống đời thường. Hình ảnh con cò luôn gắn liền với người dân Việt, đây là con vật mang yếu tố đặc trưng của vùng sông nước.
Con cò thường xuất hiện ở các vùng đồng ruộng ở khu vực đồng bằng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Du Chi đã nhận định hoa văn về loài cò:
Đáng chú ý trước hết là một hoa văn về loài chim có mỏ, cổ, đuôi, chân đều dài, đầu nhỏ, thường có có mấy sợi lông từ trên đầu bay ra phía sau. Đó là loài cò nói chung. Tuỳ theo màu sắc, hình dáng mà loài cò có nhiều tên gọi khác nhau như: cò, vạc, diệc.
Các nhà nghiên cứu thường gọi hoa văn này là
“chim lạc”. Loại chim này được nghệ nhân Đông Sơn chú ý sáng tác nhiều nhất [31, tr.58].
Cũng có một số nhận định hình ảnh con chim Lạc chính là hình ảnh cách điệu của con cò trong nghệ thuật trang trí. Bởi nó là hình ảnh mang tính chất biểu trưng cho các cư dân vùng lúa nước, có đời sống gắn liền với đồng ruộng. Hình tượng con cò xuất hiện trong chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn được thể hiện theo phong cách tả thực. Cũng có lẽ vì vậy mà rất lý thú khi nó được xuất hiện trên những di vật mang tính chất biểu tượng về vương quyền ở các công trình của các chúa Nguyễn.
+ Motif trang trí chim én
Biểu tượng chim én là tín hiệu về mùa xuân, hoa mai thuộc bộ tứ thời Mai, Lan, Cúc, Trúc, đây cũng là một loài đại diện cho mùa xuân. Sự xuất hiện cùng lúc hai hình tượng hoa mai và chim én trên chiếc vạc đồng là một tín hiệu tốt lành báo hiệu những niềm vui. Hai biểu tượng này cùng xuất hiện sẽ gia tăng thêm các giá trị của sự hân hoan chào đón mùa xuân, là ngưỡng vọng tốt đẹp về một cuộc sống an lành, đầy đủ, ấm no [PL4.11, tr.196].
+ Motif trang trí con lợn
Hình tượng con lợn rất ít khi được sử dụng trong trang trí, đặc biệt là trên những công trình thuộc vào sự quản lý của vua, chúa. Sự xuất hiện của lợn rừng trên các vạc đồng thời kỳ đầu của chúa Nguyễn phải chăng là sự phản ánh sự hoang sơ của thời kỳ đầu xứ Đàng Trong hay là một biểu trưng cho sự đủ đầy lương thực thực phẩm bởi thịt lợn là một trong những nguồn thực phẩm chính của người dân Việt [PL4.3, tr.193]. Trong nghệ thuật trang trí đồ đồng tại Huế, hình tượng con lợn xuất hiện ở Tuyên đỉnh và con lợn rừng trên vạc đồng thời các chúa Nguyễn. Đây là con vật đứng cuối cùng trong bảng 12 con giáp. Về mặt ý nghĩa tượng trưng hình tượng con lợn bao hàm nhiều nội dung khác nhau, trong Hindu giáo thì chu kỳ sinh sống là chu kỳ của lợn lòi trắng. Trong Ai Cập cổ đại thì cấm nuôi lợn và ăn thịt lợn bởi nữ thần Nout (nữ thần của trời) thường được hiển thị dưới hình ảnh một con lợn cái đang cho đàn con bú.