CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC VỀKÊNH PHÂN PHỐI
2. Thực tiễn vấn đềnghiên cứu
Trong những năm gần đây, với những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, ngành chăn nuôi đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Tình trạng thịt bò nhập khẩu ngày càng tăng lên, tỉlệcạnh tranh ngày càng cao gâyảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụbò nội địa.
Người nông dân chăn nuôi bỏvẫn theo quy mô nhỏlẻ, không chủ động trong việc giải quyết đầu ra nên người chăn nuôi còn nhiều khó khăn. Vì vậy tôi nghiên cứu đềtài này nhằm hoàn thiện hệthống kênh phân phối cho thịt bò Vàng nội địa giúp tăng sản lượng tiêu thụthịt bò Vàng, góp phần giải quyết đầu ra cho nông dân.
2.1 Tổng quan ngành thịt Việt Nam
Những báo cáo thịtrường trong những năm gần đây cho thấy sựgia tăng mạnh mẽcủa nhu cầu tiêu thụcác loại thịt tại Việt Nam; dựbáo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụthịt tại Việt Nam sẽvượt mốc 4 triệu tấn. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽchiếm tỷtrọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt;
tuy nhiên mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3-5%/năm dựkiến sẽmởra những triển vọng khảquan cho lượng tiêu thụthịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.
Trái ngược với sựgia tăng mạnh mẽcủa nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng trong nguồn cung các loại thịt được giữ ởmứcổn định, dao động trong khoảng 1 - 3%/năm, dựkiến tổng sản lượng thịt vượt mốc 4.1 triệu tấn vào năm 2019. Mức tăng trưởng này chưa đủ để đápứng nhu cầu thịtrường và trong khi nguồn cung cho thịt heoổn định và đápứng đủnhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Thịt ngoại tràn vào Việt Nam
Tận dụng sựthiếu hụt nguồn cung, làn sóng thịt nhập khẩu đã tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 5 năm, từ2010 đến 2014, giá trị nhập khẩu thịt đã tăng 113%, cán mốc 205.6 triệu đôla Mỹvào năm 2014 (Ipsos Business Consulting dựbáo giá trịnhập khẩu thịt năm 2015 đạt 213.3 triệu đôla Mỹ).
Giá trịnhập khẩu thịt bò chứng kiến mức gia tăng gần 400%, từ25 triệu đôla Mỹnăm 2010 lên đến 92.5 triệu đôla Mỹnăm 2014 (dựbáo cán mốc 99.5 triệu đôla Mỹvào năm 2015). Với mức tăng trưởng mạnh mẽnày, giá trịnhập khẩu thịt bòđã tăng lên
chiếm 45% tỷtrọng thịt nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2014, trong khi giá trị nhập khẩu thịt gia cầm tiếp tục dẫn đầu thịtrường với tỷtrọng 51%.
Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam
86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợthay vì trong siêu thị.
Người Việt cũng chưa có thói quen đi chợtheo tuần, thay vì thếngười tiêu dùng vẫn đi chợhàng ngày đểmua được thực phẩm tươi. Tuy nhiên, cùng với sựphát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dựbáo là sẽdần thay đổi, đặc biệt là trong giới trẻ. Trong bối cảnh thịt bẩn, thịt kém chất lượng tràn lan gây nhức nhối dư luận, người Việt ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Đối với những người có thu nhập cao, họsẵn sàng chấp nhận chi trảnhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao; và đối với nhóm phân khúc khách hàng này, họdành nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Đểphát triển cho thịt bò Vàng nội địa hướng tới nhóm khách hàng này doanh nghiệp cần xây dựng được thương hiệu, lòng tin nơi khách hàng đểthuyết phục họtiêu dùng, sản phẩm thịt bò Vàng nội địa vừa ngon, chất lượng nhưng giá cảkhông quá đắt như thịt bò ngoại và còn giúpđỡ được người dân Việt Nam có cuộc sốngổn định hơn. (Nguồn:
điểm nhấn thịtrường, 2014)
2.1.1 Khái quát thực trạng chăn nuôi bòởViệt Nam
Theo BộNN&PTNT, sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2018ổn định và có mức tăng trưởng khá. Chăn nuôi bò, gia cầm phát triển (đàn bò tăng 2%, gia cầm tăng 5,5%); chăn nuôi lợn phục hồi (đàn lợn đã tăng 1,8% so với cùng kỳ2017), đạt 98%
kếhoạch. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳnăm 2017. Riêng 8 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm từgia cầm đạt gần 20 triệu USD (tăng gần 2,5 lần); sữa và các sản phẩm từsữa đạt 82 triệu USD (tăng 80% so với cùng kỳnăm 2017).
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu cảnước giảm dần do hiệu quảkinh tếkhông cao, đàn bò duy trì tốc độ tăng, nhưng mức tăng không cao như các năm trước do khó khăn vềthịtrường đầu ra.
Theo sốliệu ước tính của TCTK, tính đến thời điểm hiện tại, tổng sốtrâu cảnước giảm 1,2%, tổng sốbò tăng 2,0% so với cùng kỳnăm 2017.
Sản lượng thịt các loại:
Theo tính toán của TCTK, so với cùng kỳnăm 2017, sản lượng thịt xuất chuồng các loại cụthểnhư sau: Sản lượng thịt trâu hơi ước đạt 66,4 nghìn tấn, tăng 0,9%; sản lượng thịt bò hơi ước đạt 253,2 nghìn tấn, tăng 2,6%; sản lượng sữa bò tươi ước đạt 713,3 nghìn tấn, tăng 8,4%.
Tính riêng quý III năm 2018 so với quý III năm 2017: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 17,7 nghìn tấn, tăng 0,6%, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 67,8 nghìn tấn, tăng 2,2%, sản lượng sữa bò tươi ước đạt 243,3 nghìn tấn, tăng 9%
Giá trịxuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 9 năm 2018 ước đạt 38 triệu USD, đưa giá trịxuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳnăm 2017. Giá trịxuất khẩu các sản phẩm từ trâu, bòđạt 2,14 triệu USD (giảm 57,5%),
Theo nhiều chuyên gia, nhu cầu tiêu thụthịt bò của nước ta sẽtăng nhanh, do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện. Hiện nay, sản lượng bò thịt chỉchiếm 4-5%
tổng sản lượng thịt xẻ. Thực tếcho thấy, sản xuất thịt bò trong nước chưa đápứng được nhu nội địa, đặc biệt là bò thịt chất lượng cao. Chính sựthiếu hụt này, một mặt đã thúc đẩy các công ty chăn nuôi và thương mại nhập khẩu một lượng rất lớn thịt trâu, bò từ bên ngoài vềcung cấp cho thịtrường trong nước.(Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam)
2.1.2 Thực trạng chăn nuôi bòởHuế
Thực trạng ngành chăn nuôiởHuếhiện nay chưa phát triển nhiều, đa sốcác hộ chăn nuôi có quy mô nhỏlẻ. Năm 2017, tổng đàn bỏ ởHuếcó 24.000 con, so với tổng đàn bò cảnước ước tính lên tới 5.655.000 con (Theo tổng cục thống kê Việt Nam). Số lượng bòởHuếchỉchiếm một phần nhỏtrên tổng lượng bò của cảnước, nhưng việc tìm kiếm đầu ra cho nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu nghiên cứu và tìm ra giải pháp giảquyết đầu ra cho nông dân chăn nuôi bòởHuếthì có thểnhân rộng và phát triển ra cho hộnông dân cảnước, giải quyết vấn đềcho người dân, giúp người chăn nuôi có thu nhậpổn định hơn.
Bên cạnh đó việc quản lý giết mổvà kiểm soát giết mổgia súc, gia cầm là việc vô cùng quan trọng nhưngđang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Mặc dù có những điểm sáng vềgiết mổgia súc tập trung tại Hương Thủy, Bãi Dâu, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, TP Huế... và có được đội ngũ thú y đểkiểm tra, rà soát gia súc gia
cần trước khi giết mổ ởlò, nhưng nhìn chung tình trạng giết mổgia súc trên địa bàn toàn tỉnh vẫn không kiểm soát được. Chủyếu người dân vẫn giết mổtại nhà, lò mổtập trung chưa phát huy hiệu quả.
Vì vậy đểngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có định hướng và giải pháp thực hiện quyết liệt của lãnhđạo các cấp, các ngành chuyên môn, các địa phương. Đểkhuyến khích chăn nuôi phát triển, Uỷban nhân dân Tỉnh cần tiếp tục duy trì chính sách hỗtrợngành chăn nuôi như đã tiến hành trong thời gian qua, nhưng cần rà soát lại theo hướng tập trung vào những sản phẩm, khâu đột phá mũi nhọn trong chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi đểphát huy hiệu quả. Bên cạnh duy trì và phát triển tổng đàn cần tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm thịt. Giám sát phương thức chăn nuôi của người dân, kiểm tra tồn dư chất kháng sinh, chất cấm có trong thịt đểtừ đó xây dựng các biện pháp sản xuất thịt bòđảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo dựng được uy tín, thương hiệu giúp sản phẩm của địa phương đến gần hơn với NTD.