5. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản 1. Các nhân tố khách quan
* Tình hình kinh tế - xã hội thế giới
Trong thực trạng kinh tế hiện nay, các nước có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau để cùng đạt được những mục tiêu kinh tế lớn hơn. Do đó, mọi sự thay đổi trong kinh tế của các nước đều có tác động ít nhiều tới hoạt động kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Xuất nhập khẩu là sự tham gia của ít nhất hai công ty ở hai nước khác nhau, và chịu sự chi phối chính trị, tỷ giá của cả hai nước. Mỗi sự thay đổi về thuế, chính sách, hay quan hệ xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia sẽ khiến nhiều công ty xuất nhập khẩu thua lỗ, hoặc tăng trưởng. Thậm chí ở trong một số trường hợp nó có thể khiến các công ty phá sản.
Cụ thể, khi kinh tế nông nghiệp thế giới mở cửa, những chính sách thuế ưu đãi nhiều hơn sẽ kích thích hoạt động sản xuất nông sản và XKHNS.
Khi này, các công ty, doanh nghiệp sẽ mở rộng nhiều cơ sở và tăng lượng hàng hóa xuất khẩu đột ngột. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp, lượng hàng xuất khẩu yêu cầu cơ quan quản lý phải ngay lập tức bố trí lực lượng để kiểm tra hàng hóa, điều chỉnh chính sách, quy định để phù hợp với những thay đổi mới. Điều này ám chỉ rằng, các cơ quan quản lý cần phải nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế thế giới và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
* Tình hình kinh tế - xã hội trong nước
Bên cạnh yếu tố kinh tế, chí trị thế giới thì tình hình kinh tế- xã hội
trong nước cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Kinh tế- xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho người dân. Tuy nhiên sự bất ổn của kinh tế- xã hội có thể khuyến khích các nhà sản xuất xuất khẩu nông sản. Khi kinh tế- xã hội trong nước không ổn định, nghĩa là thị trường đang có nhiều biến động. Để đảm bảo được thu nhập, và hoạt động kinh tế các công ty thường chọn xuất khẩu sang các thị trường lớn, kinh tế- xã hội ổn định. Nhìn chung, đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu nói chung và XKHNS nói riêng.
* Khoa học công nghệ
Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã tác động đến tất hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa. Nó đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế và nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Sự phát triển của công nghệ giúp người dân giảm thiểu được sức lao động, tăng chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Áp dụng tốt các thành tựu công nghệ còn giúp sản phẩm nông nghiệp dễ dàng tiếp cận tới các thị trường khó tính như EU, Mỹ,… Trên thực tế, nhờ vào sự phát triển của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp đã giảm được nhiều chi phí trong việc thu thập thông tin, liên lạc, trao đổi với khách hàng và đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp các công ty giảm chi phí di chuyển và rủi ro khi liên lạc bằng phương pháp thông thường. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ cải thiện cơ sở hạ tầng, giao dịch ngân hàng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển ngành nông nghiệp. Ngược lại, công nghệ thấp sẽ khiến chất lượng, số lượng sản phẩm không đảm bảo, chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao và hạn chế cơ hoạt động xuất khẩu.
* Các chính sách và quy định của Nhà nước
Mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều dựa trên quy định, luật mà Nhà
nước đề ra. Dựa vào những nguyên tắc, quy định cũng như chính sách của Nhà nước mà các hoạt động giao dịch thương mại được thiết lập như kiểm tra, xuất khẩu hàng hóa, thủ tục thông quan, thuế…Những nhân tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động XKHNS như sau:
Tỷ giá hối đoái thể hiện mức độ chênh lệch giữa hai đồng tiền. Tỷ giá hối đoái là một trong yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới quyết định xuất nhập của các công ty xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên nó lại bị chi phối bởi các chính sách, luật của Nhà nước.
Trong giao dịch hàng hóa, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, lợi nhuận của các công ty xuất, nhập khẩu. Mỗi sự biến động tăng hay giảm giữa các đồng tiền sẽ làm thay đổi giá trị của mọi mặt hàng trong hoạt động xuất khẩu và làm thay đổi lợi nhuận của các công ty trong trao đổi hàng hóa với đối tác nước ngoài. Một ví dụ cụ thể trong hoạt động xuất khẩu như: Khi tỷ giá tăng, những công ty xuất khẩu những sản phẩm thuộc nhóm hàng sản phẩm sơ chế sẽ dễ bị thua lỗ do khụng nắm rừ được sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Những nhà sản xuất này có thể phải trả mức phí cao hơn mức thông thường do tăng lạm phạm. Trong trường hợp này, hàng xuất khẩu sẽ bị giảm tiềm năng do tỷ giá chênh lệch quá lớn dẫn tới lợi nhuận không thể bù lại chi phí sản xuất. Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu có thể bù đắp chi phí thông qua tăng giá trị xuất khẩu, nhưng vị thế cạnh tranh của họ sẽ giảm. Trên thực tế, các nhà sản xuất nên giữ ổn định giá ngoại hối để tránh rủi ro. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn tỷ giá hối đoái chính thức sẽ dẫn tới bất lợi cho các nhà nhập khẩu nhưng là điều kiện tốt đối với nhà xuất khẩu.
Bên cạnh đó, vị thế cạnh tranh của các công ty cũng chịu tác động không nhỏ từ quota và thuế của các nước nhập khẩu. Thuế xuất khẩu tác động làm giảm lượng hàng qua đó nguồn thu ngoại tệ của các quốc gia cũng sẽ giảm. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai nhiều chiến lược nhằm khuyến khích giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia do vậy các mặt
hàng nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều.
Quota là một hình thức áp dụng để hạn chế số lượng hàng hóa đưa ra ngoài. Công cụ này sẽ là điều kiện thuận lợi đối với các quốc gia xin được quota nhập khẩu, tuy nhiên nó lại khiến các quốc gia hạn chế xuất nhập khẩu trực tiếp.
Ngoài ra, một số chính sách khác cũng tác động nhiều tới hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa của các công ty xuất khẩu như: quy định về đầu tư trong xuất khẩu, chính sách thiết lập các khu đặc quyền thương mại, chính sách về tín dụng. Tuỳ theo mức độ tác động, các trường hợp áp dụng mà các chính sách có thể làm tăng hiệu quả, hoặc hạn chế hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Những thay đổi trong quy định, thủ tục xuất khẩu hàng hóa, nhưng thay đổi về mức thuế đối với từng loại hàng hóa cũng sẽ tác động ít nhiều đến hoat động sản xuất, giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp. Thực tế, tất cả các Quốc gia luôn xây dựng các chính sách để tạo điều kiện phát triển xuất khẩu.
Tuy nhiên, các chính sách pháp luật dành cho hoạt động này chưa thật sự phù hợp với tình hình hoạt động, sản xuất của các các thể, công ty, doanh nghiệp.
1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
* Năng lực quản lý của bộ máy quản lý đối với XKHNS
Đây là nhân tố bên trong, thuộc về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý đối với hoạt động XKHNS. Năng lực quản lý của bộ máy nhà nước thể hiện ra ở cơ cấu tổ chức, trình độ cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý về XKHNS. Cơ cấu bộ máy quản lý đối với XKHNS phải phự hợp với đặc điểm từng cụng việc, được phõn định rừ ràng giữa các khâu, các cấp sẽ đảm bảo chức năng quản lý, các cơ chế chính sách được thực hiện có hiệu quả, việc phối hợp các chính sách nhịp nhàng, hiệu quả cao. Thêm vào đó, bộ máy quản lý tinh gọn, phù hợp sẽ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm được nhiều khoản chi cho đầu tư phát triển XKHNS. Trình độ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi các chính sách XKHNS có
năng lực tốt, có tâm huyết, hăng say với nghề thì tác động tốt đến phát triển XKHNS.
* Mức độ hoàn thiện của hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKHNS và sự thực hiện các chính sách này.
Hệ thống luật pháp, các chính sách về XKHNS tạo nên môi trường, là những công cụ quản lý đối với XKHNS. Các chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ tạo điều kiện cho sản xuất và XKHNS phát triển nhanh. Và ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ tạo thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất và XKHNS. Hệ thống các chính sách có tác động đến công tác quản lý đối với XKHNS bao gồm chính sách đất đai, đầu tư, tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, khuyến nông, chính sách phát triển logistics v.v.. Trong giai đoạn hội nhập, các chính sách này phải hoàn thiện theo hướng tiếp cận và có sự điều chỉnh để phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế.
* Các cam kết, thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã tham gia
Mức độ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là sự tham gia của Việt Nam vào các tổ chức, ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực tiềm năng. Điều này làm cho việc quản lý đối với XKHNS của Việt Nam phải được thay đổi và tiếp cận trên một khía cạnh mới. Kinh tế Việt Nam khi mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì chịu ảnh hưởng của kinh tế thế giới càng lớn. Khi gia nhập vào WTO và ký kết hiệp định thương mại với nhiều nước, Việt Nam phải thực hiện nhiều cam kết quốc tế về thương mại và đầu tư.
Theo đó, các quy định trong quản lý đối với XKHNS phải đổi mới, điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế. Ví dụ: Khi gia nhập WTO, các trợ cấp trực tiếp của nhà nước cho hoạt động XKHNS như: thưởng xuất khẩu;
mua nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng cơ sở hạ tầng với giá ưu đãi; miễn hoặc giảm thuế đối với doanh nghiệp XKHNS; trợ cấp lãi suất tín dụng
phục vụ cho XKHNS đều bị cấm. Một số trợ cấp gián tiếp như: Chính phủ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển do các doanh nghiệp tiến hành; trợ cấp cho doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường; trợ cấp cho những vùng kinh tế phát triển khó khăn thuộc nhóm được thực hiện trong những điều kiện nhất định.
1.3. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản tại một số địa