Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Nhân tố khách quan

* Tình hình kinh tế - xã hội thế giới

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mỗi sự biến động của kinh tế nền kinh tế thế giới đều ảnh hưởng sâu sắc tới các quốc gia. Lĩnh vực xuất khẩu là sự hợp tác thương mại từ cả hai phía, mọi hoạt động trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự biến động của kinh tế- xã hội thế giới. Những thay đổi bao gồm sự biến động kinh tế ở các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ,.. hay tình hình lạm phát, tỷ giá của USD đều ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động xuất khẩu của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Khi kinh tế nông nghiệp mở cửa, các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động sản xuất và đổ xô sang các thị trường tiềm năng. Khi đó, số lượng doanh nghiệp quá nhiều, hoạt động tần suất lớn, sở Công thương cần phải tập trung nhiều lực lượng hơn để quản lý, giải quyết các vấn đề trong xuất khẩu nông sản. Ngược lại, khi kinh tế nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi những khủng khoảng kinh tế, tỷ giá biến động hay các chính sách cấm vận, hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản sẽ giảm xuống. Khi này, lực lượng thực hiện quản lý XKHNS trở thành dư thừa. Điều này cho thấy, tình hình phát triển kinh tế- xã hội thế giới có tác động gián tiếp tới công tác quản lý XKHNS của tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, quy mô

hỡnh kinh tế- xó hội thế giới tới cụng tỏc quản lý XKHNS chưa thực sự rừ ràng.

* Tình hình kinh tế - xã hội trong nước

Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước là những yếu tố chính tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu. Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia Việt Nam là thị trường tiềm năng đặc biệt đối với mặt hàng nông sản. Do nguồn tài nguyên sẵn có dồi dào và phong phú nên sản xuất hàng nông sản luôn là điểm mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, do các vấn đề về môi trường, các vấn đề xuất khẩu cá sang thị trường EU mà xuất khẩu tại các tỉnh khác nói chung của Thái Nguyên nói riêng cũng gặp nhiều vấn đề.

Các đối tác yêu cầu nhiều hơn về giấy tờ truy xuất nguồn gốc, quy trình sản xuất khiến cho thủ tục kê khai trở nên khó khăn. Ngoài ra, vì các vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu quá lớn mà các doanh nghiệp dễ gặp phải rủi ro trong lần đầu chào hàng.

Các doanh nghiệp trong nước đều muốn hướng tới xuất khẩu để mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận. Xu hướng này thu hút nhiều doanh nghiệp thu mua, nhưng lại tạo ra cơ hội cho họ ép giá, vì các doanh nghiệp cùng tiêu thụ một mặt hàng sẽ dễ dàng thỏa thuận giá để cạnh tranh giành lấy đối tác.

* Nhân tố công nghệ

Thời đại công nghệ 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý xuất khẩu nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng. Nhờ có công nghệ, các doanh nghiệp dễ dàng phát triển hệ thống trồng cây sạch theo tiêu chuẩn organic, giảm chi phí nhân công đầu vào. Hơn nữa, công nghệ giúp các doanh nghiệp, hộ nông dân quảng bá sản phẩm của mình dễ dàng hơn, tiếp cận được thông tin của các nước nhập khẩu cũng như thị trường Quốc tế nhanh chóng. Việc giao dịch với các đối tác cũng trở nên nhanh gọn và chính xác, hạn chế các chi phí và thời gian trong giao dịch.

Đối với cơ quan quản lý hoạt động XKNS, công nghệ 4.0 giúp cải thiện

phẩm nông sản trước khi xuất khẩu, cán bộ làm kiểm tra tốn khá nhiều thời gian vì quy trình lấy mẫu, phân tích khá phức tạp. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ và máy móc, quá trình kiểm tra này đã rút ngắn xuống khá nhiều. Giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin của doanh nghiệp cũng được lưu trữ và trao đổi giữa các ban ngành thông qua các tiện ích của công nghệ. Việc này giúp mọi hoạt động quản lý đều đạt hiệu quả cao hơn.

Theo đánh giá của cán bộ và các doanh về ứng dụng công nghệ đối với hoạt động XKHNS tại tỉnh Thái Nguyên tại bảng 3.12, hầu hết người được hỏi đánh giá mở mức cao. Trang thiết bị máy móc đã được Sở trang bị đầy đủ và thường xuyên được đổi mới nhằm nâng cao hoạt động quản lý. Hơn nữa, các phần mềm quản lý, kê khai được triển khai mạnh mẽ giúp cho doanh nghiệp và cán bộ quản lý rút ngăn được thời gian và chi phí. Ý nghĩa của giá trị trung bình đã nhấn mạnh kết quả tích cực trong việc áp dụng những tiến bộ công nghệ trong quản lý XKHNS của tỉnh.

Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ về ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động XKHNS

Mức độ

Câu hỏi 1 2 3 4 5 Mean

1. Trang thiết bị máy móc được trang bị đầy đủ và thường xuyên

được đổi mới.

0,00 0,00 6,78 13,56 79,66 4,73 2. Sự ứng dụng của các phần

mềm quản lý, phân tích, thống kê.

0,00 0,00 16,95 71,19 11,86 3,95 3. Sở Công thương luôn mở lớp

tập

huấn về các phần mềm kê khai, quản lý dành cho các cán

0,00 0,00 40,68 45,76 13,56 3,73 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018

Các quy định, chính sách đã ban hành và có hiệu lực của các cơ quan Nhà nước có tác động trực tiếp tới hoạt động XKHNS của các doanh nghiệp tải các tỉnh trên cả nước. Cụ thể, chính sách này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động quản lý XKNS thông qua hai yếu tố chính là: tỷ giá hối đoái và thuế quan.

Thứ nhất, tỷ giá hối đoái. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên mặt hàng chè chiếm tỷ trọng lớn. Giống như các mặt hàng xuất khẩu khác, nông sản cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái. Việc giảm giá VND đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Các chính sách điều hành tỷ giá sẽ gây ra tác động tới các doanh nghiệp. Mặc dù, tác động không quá lớn do hầu hết doanh nghiệp nhỏ lẻ, các nguyên liệu đầu vào không phải nhập khẩu nên khi có biến động cũng gây ảnh hưởng quá lớn. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khi các đơn hàng liên tục phải điều chỉnh về giá khiến cho việc ký kết hợp đồng bị chậm. Đối với hàng nông sản, đây là điều bất lợi. Việc trì trệ hợp đồng khiến cho nông sản bị hư hỏng, chất lượng giảm dẫn tới giá trị sẽ bị điều chỉnh. Ngoài ra, chính sách điều chỉnh đồng VNĐ còn quá cứng nhắc dẫn tới Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng sẽ mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.

Thứ hai, thuế quan và quota. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota. Hiện nay, các doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Do mặt hàng nông sản đang được khuyến khích phát triển nên thuế dành cho mặt hàng này gần như là 0. Điều này đã đẩy mạnh khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên mặt hàng nông sản của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của Việt Nam nói chung vẫn phải chịu mức thuế cao từ các nước đối tác. Điều này khiến cho việc ký kết hợp đồng trở nên khó khăn hơn.

hàng có tiềm năng lớn, đầu tư trong xuất khẩu, khu công nghiệp chế biến, các chính sách về tín dụng, những chính sách này tác động mạnh tới tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh. Nhà nước áp dụng nhiều chính sách bảo hộ cho ngành nông nghiệp, hỗ trợ trong việc tiếp cận tín dụng trong xuất khẩu. Tuy nhiên, việc bảo hộ quá chắc chắn dẫn tới nhiều vấn đề tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khi mà họ phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp mạnh ở thị trường Quốc tế. Hơn nữa, chính sách bảo hộ lớn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, tình trạng hàng hóa ồ ạt, chất lượng không đảm bảo dẫn tới hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn.

Mọi thay đổi của Nhà nước về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, các mức thuế áp dụng với các loại mặt hàng đều có tác động ít nhiều tới hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nói riêng.

Mọi chính sách, quy định mà Nhà nước đưa ra đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy thương mại, mở rộng nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều quy định, chính sách đã được ban hành chưa thực sự phù hợp với thực tế. Các quy định trong quá trỡnh quản lý, kiểm tra hàng húa trước khi xuất khẩu cũn chưa rừ ràng. Điều này khiến cho doanh nghiệp bối rối trong quá trình làm thủ tục kê khai, dẫn tới sai sót và làm tăng khối lượng công việc đối với cán bộ thực hiện hoạt động quản lý XKNS.

Dựa trên đánh giá của cán bộ và các doanh nghiệp tại bảng 3.13 và 3.14 về hệ thống chính sách đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại tỉnh Thái Nguyên có thể thấy các hoạt động trong việc áp dụng, thực thi, triển khai chính sách chưa được đánh giá cao. Các câu hỏi đều được đánh giá ở mức trung bình. Theo đánh giá này có thể thấy việc định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản còn hạn chế, 11.86% cán bộ được và 5.9% doanh nghiệp được hỏi đánh giá ở mức thấp.

Ngoài ra, theo kết quả đánh giá của cán bộ và các doanh nghiệp các quy định về quản lý XKHNS

bàn (16.95% cán bộ đánh đánh giá ở mức thấp và 23.6% doanh nghiệp đánh giá ở mức thấp). Các VBQPPL về các loại thuế dành cho xuất khẩu hàng nông sản đã được ban hành chưa cụ thể khiến cho cả doanh nghiệp và cán bộ đều gặp khó khăn. Tính thực tiễn của các chính sách VBQPPL chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho số doanh nghiệp sai phạm có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây.

Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ về hệ thống chính sách đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại tỉnh Thái Nguyên

Mức độ

Câu hỏi 1 2 3 4 5 Mean

1. Định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản.

0,00% 11,86% 67,80% 8,47% 6,78% 2,71

2. Mức độ đầy đủ, rừ ràng, đồng bộ của VBQPPL về các loại thuế dành cho xuất khẩu hàng nông sản đã được ban hành.

0,00% 13,56% 62,71% 13,56% 5,08% 2,68

3. Sự phù hợp của các quy định trong quản lý xuất khẩu hàng nông sản đối với sự phát triển của các DN trên địa bàn.

0,00% 16,95% 57,63% 6,78% 13,56% 2,68

4. Hoạt động rà soát, chỉnh sửa theo định kỳ các VBQPPL và quy định về quy trình quản lý xuất khẩu hàng nông sản.

0,00% 1,69% 69,49% 15,25% 8,47% 3,12

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018

hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại tỉnh Thái Nguyên Mức độ

Câu hỏi 1 2 3 4 5 Mean

1. Định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản.

0,00% 5,90% 69,50% 12,50% 12,10% 3,31

2. Mức độ đầy đủ, rừ ràng, đồng bộ của VBQPPL về các loại thuế dành cho xuất khẩu hàng nông sản đã được ban hành.

0,00% 9,60% 63,50% 10,50% 16,40% 3,33

3. Sự phù hợp của các quy định trong quản lý xuất khẩu hàng nông sản đối với sự phát triển của các DN trên địa bàn.

0,00% 23,60% 47,90% 15,60% 12,90% 3,17

4. Hoạt động rà soát, chỉnh sửa theo định kỳ các VBQPPL và quy định về quy trình quản lý xuất khẩu hàng nông sản.

0,00% 6,78% 52,90% 24,60% 15,72% 3,51

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018 3.4.2. Nhân tố chủ quan

Bộ máy quản lý đối với XKNS. Đây là một trong những nhân tố bên trong, đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý đối với hoạt động XKHNS. Năng lực quản lý của bộ máy nhà nước thể hiện ra ở cơ cấu tổ chức, trình độ cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý về XKHNS.

được phõn định rừ ràng giữa cỏc khõu, cỏc cấp sẽ đảm bảo chức năng quản lý, các cơ chế chính sách được thực hiện có hiệu quả, việc phối hợp các chính sách nhịp nhàng, hiệu quả cao. Thêm vào đó, bộ máy tinh gọn, hiệu quả, sẽ tiết kiệm chi thường xuyên, tăng các khoản chi cho đầu tư phát triển XKHNS.

Trình độ cán bộ làm công tác hoạch định và thực thi các chính sách XKHNS có năng lực tốt, có tâm huyết, hăng say với nghề thì tác động tốt đến phát triển XKHNS.

Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ về trình độ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu

Mức độ

Câu hỏi 1 2 3 4 5 Mean

1. Trình độ chuyên môn

của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu.

0,00% 11,86% 67,80% 8,47% 6,78% 2,71

2. Phẩm chất đạo đức,

nghề nghiệp trong công việc Các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu.

0,00% 0,00% 50,85% 25,42% 18,64% 3,47

3. Sự hiểu biết về kinh tế

và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của các bộ làm công tác quản lý xuất

0,00% 15,25% 52,54% 11,86% 15,25% 2,81

4. Trình độ tin học, ngoại

ngữ các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu.

0,00% 0,00% 15,25% 71,19% 8,47% 3,73 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018

chuyên môn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu và sự hiểu biết về kinh tế và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu còn hạn chế, mới chỉ được đánh giá ở mức trung bình.

Bảng 3.16. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn, đạo đức của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu

Mức độ

Câu hỏi 1 2 3 4 5

1. Trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu.

0,00% 8,80% 43,20% 35,60% 12,40%

2. Phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp trong công việc Các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu.

0,00% 3,30% 12,10% 62,10% 22,50%

3. Sự hiểu biết về kinh tế và các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu.

0,00% 3,50% 53,30% 23,90% 19,30%

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018 Về phía các doanh nghiệp, theo kết quả đánh giá về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ tại bảng 3.16, Trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý xuất khẩu và sự hiểu biết về kinh tế và các hoạt động kinh doanh của các bộ làm công tác quản lý xuất khẩu còn hạn chế, mới

thấp vẫn khá lớn từ 3,50%- 8,80%. Trong khi đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ thực hiện công tác quản lý được đánh giá khá cao. 62,10% doanh nghiệp được hỏi đánh giá ở mức cao, 22,5% đánh giá ở mức rất cao.

Những kết quả này cho thấy các cán bộ thực hiện công tác quản lý vẫn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế và chuyên môn. Tuy nhiên, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp trong công việc Các bộ thực hiện hoạt động quản lý xuất khẩu, trình độ tin học, ngoại ngữ được đánh giá khá cao. Đây là những yếu tố căn bản những cũng rất quan trọng không chỉ với hoạt động quản lý XKHNS mà đối với tất cả các hoạt động quản lý khác.

* Mức độ hoàn thiện của hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKHNS và sự thực hiện các chính sách này.

Hệ thống luật pháp, các chính sách về XKHNS đã dần được cải thiện.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Hầu hết các chính sách đều phù hợp với hoạt động sản xuất, xuất khẩu thực tại nên đã tạo được điều kiện thuận lợi cho sản xuất và XKHNS phát triển nhanh. Các chính sách về tín dụng, hỗ trợ nông dân vay vốn được triển khai rộng rãi. Tại nhiều điểm vùng núi ngân hàng đã để các điểm giao dịch di động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân theo đúng chính sách mà Nhà nước đề ra. Các mức thuế quan hiện tại đang khá ưu đãi với ngành nông nghiệp. Những điều này đã thúc đẩy được ngành XKHNS tại Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng.

* Các cam kết, thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã tham gia

Bên cạnh ký kết thương mại với các nước ASEAN, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại với các quốc gia lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Điều này đã tăng mức hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Các ký kết này làm cho việc quản lý đối với XKHNS của Việt Nam phải được thay đổi và tiếp cận trên một khía cạnh mới. Các hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w