Đánh giá chung về quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn qua, hoạt động quản lý XKHNS của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

- Tỉnh đã tạo dựng môi trường pháp luật, thể chế tương đối đồng bộ, giúp cho quy trình quản lý trở nên dễ dàng hơn. Các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển hàng nông sản ngày càng được lưu tâm và phát triển phù hợp hơn với điều kiện trong nước, bối cảnh quốc tế. Các đặc điểm về thuế, quan hệ thương mại của Việt Nam đã được tỉnh chú trọng trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp.

- Các chính sách XKNS trong thời kỳ hội nhập của Chính phủ, các Bộ ngành được tỉnh triển khai và thực hiện một cách quyết liệt và linh hoạt để theo kịp với những thay đổi trên thị trường. Những đề án, chính sách về quy hoạch, phát triển hàng nông sản được triển khai cụ thể tới các doanh nghiệp nên đã góp phần tạo ra nhiều cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng vươn lên những vị trí xuất khẩu cao trên thị trường thế giới.

- Việc xây dựng thực thi chiến lược đã được quan tâm hơn. Sở Công thương đã thực hiện tốt các chỉ thị của Bộ, Tỉnh trong thực thi các đề án. Các mục tiêu phát triển được sở Công thương xây dựng cụ thể theo từng lĩnh vực.

- Kiểm tra, xử lý sau kiểm tra cũng có tín hiệu tích cực. Số lần kiểm tra đã tăng đáng kể, đi liền với đó số lượng vụ vi phạm cũng đã được phát hiện nhanh chóng. Điều này cho thấy cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đã sát sao hơn với hoạt động của các doanh nghiệp.

đánh giá cao. Điều này đã giúp nâng tính chuyên nghiệp của hoạt động quản lý XKHNS, từ đó tăng hiệu quả và chất lượng. Việc kê khai, phân tích, đánh giá kinh tế đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực khi tỉnh tận dụng tốt công cụ công nghệ.

3.5.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý XKHNS

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động quản lý XKHNS tại tỉnh Thái Nguyên vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, mặt hàng nông sản chưa đa dạng. Hiện nay chè là mặt hàng chính trong hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên. Trong khi đó diện tích đất, rừng và khí hậu của tỉnh có thể trồng được nhiều loại cây và thực phẩm khác. Việc chỉ xuất khẩu một mặt hàng sẽ dẫn tới nhiều rủi ro khi mất vụ hay thuế của mặt hàng này thay đổi …

Thứ hai, tính thực tiễn của hệ thống pháp luật về XKNS còn hạn chế.

Nhiều chính sách, kế hoạch được xây dựng nhưng khi áp dụng còn rất nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiều chế tài, quy định còn khó hiểu dẫn tới nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục kê khai…

Thứ ba, hoạt động kiểm tra giám sát chưa đạt hiệu quả cao. Mặc dù số lượng doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn tỉnh khá ít, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm vẫn chiếm phần lớn và có dấu hiệu gia tăng. Phần lớn vi phạm về chính sách, kê khai thông tin sản phẩm. Điều này dẫn tới hai vấn đề chính, gây tốn thời gian, chi phí trong quá trình kiểm tra, và gây mất lòng tin với đối tác.

3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý XKHNS

Dựa vào kết quả nghiên cứu và phỏng vấn, nguyên nhân của những hạn chế trên là:

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển thị trường chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay, các chính sách chưa phát huy được tính chủ động và vai trò của doanh nghiệp. Công tác hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm,

trường mới chưa thực sự hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp chưa phát triển được các mặt hàng khác mà chỉ tập trung vào chè. Các chính sách, giải pháp đưa ra chung chung khiến cho doanh nghiệp khó mở rộng thị trường, vì mỗi thị trường có những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và giấy tờ khác nhau. Việc xúc tiến thương mại còn hạn chế. Việc xây dựng và phát triển các chính sách xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tiềm năng của tỉnh với chưa cụ thể.

Thứ hai, chưa gắn kết được với các doanh nghiệp. Việc tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, cán bộ thực hiện về thay đổi chính sách còn hạn chế dẫn tới tính thực tiễn chưa được cải thiện. Những chính sách, quy định về giá, xây dựng thương hiệu chưa cụ thể và đảm bảo sự thống nhất trong toán tỉnh. Nhiều chính sách đưa ra chưa phù hợp với thực trạng biến động kinh tế nên hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản chưa được thực hiện tốt nên dẫn tới nhiều hậu quả như mất lòng tin của đối tác, sản phẩm xuất khẩu gặp phải nhiều rào cản hơn. Các chế tài xử phạt còn chung chung, chưa phõn theo cỏc mức độ rừ ràng. Quy trỡnh kiểm tra nhiều khi vẫn được thực hiện tắt. Cỏc doanh nghiệp khụng hiểu rừ về quy trỡnh kiểm tra dẫn tới công tác thực hiện gặp nhiều trở ngại. Nhiều quy định hành chính gây phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp và hộ nông dân dẫn tới cả hai phía đều lãng phí thời gian và chi phí về nguồn nhân lực.

Thứ tư, chức năng, vai trò của từng bộ phận trong bộ máy quản lý và điều hành chưa cụ thể dẫn tới làm việc chưa đạt hiệu quả. Việc phối hợp giữa các phòng ban hạn chế khiến cho bộ máy quản lý chưa được thống nhất.

Nhiều lãnh đạo chưa thực sự tốt trong áp dụng thực tiễn, nên nhiều kế hoạch đưa ra chưa thực sự phù hợp với thực trạng kinh tế cũng như hoạt động của các doanh nghiệp. Chất lượng cán bộ chưa đồng đều, nhiều cán bộ thiếu kinh nghiệm về kinh tế nên khi thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn dẫn tới kết quả của cả quá trình quản lý bị giảm sút.

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1. Quan điểm và định hướng xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w