Thực trạng quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 84)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng quản lý hoạt động XKHNS tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS Trong thời gian qua hoạt động XKHNS tại tỉnh Thái Nguyên được duy trì theo nguyên tắc chung được quy định cụ thể trong Luật Thương mại số

của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, một loạt các văn bản cấp luật được triển khai theo quy định của Nhà nước, như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (chương 3, kiểm dịch thực vật), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý thuế năm 2016, Luật Hải quan năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thú y năm 2015, …

Một số nghị định liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản được ban hành bởi Chính phủ và đã được tỉnh thực thi như: Nghị định số 142/2005/NĐ- CP, và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP, quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất, miễn tiền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi, thủy sản, thực phẩm. Nghị định 109/NĐ/CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thực trạng, kết quả ban hành và thực thi một số nghị định, chính sách, thông tư nổi bật được tỉnh Thái Nguyên thực hiện trong hoạt động quản lý xuất khẩu như sau:

Thứ nhất, về thúc đẩy hội nhập, nâng cao năng lực. Trong giai đoạn qua Tỉnh đã nỗ lực triển khai các chính sách, nghị định của Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu nông sản như: quyết định số 1684/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Căn cứ theo quyết định này,

các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh quan điểm: quá trình tái cơ cấu là nền tảng cho hoạt động hội nhập kinh tế, tập trung toàn bộ nội lực để cải thiện mô hình tăng trưởng của tất cả các ngành cũng như kinh tế của cả nước; hoàn thiện chính sách, thể chế, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, cán bộ, nhân viên…, áp dụng công nghệ, thành tựu khoa học kỹ thuật trong cải thiện kết cấu hạ tầng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng liên kết giữa các vùng kinh tế trong cả nước. Ngoài ra, Tỉnh cũng đã xây dựng các giải pháp đối với ngành hàng xuất khẩu chính trong XKHNS của Tỉnh là mặt hàng chè dựa trên các giải pháp dành riêng cho ngành chè mà trong quyết định này đã nêu.

Thứ hai, về chất lượng sản phẩm. Sở Công thương và UBND tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng triển khai Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tự công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc phải làm trước khi sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường. Trong đó, Tỉnh đã triển khai rừ ràng tới cỏc doanh nghiệp quy trỡnh, thủ tục làm hồ sơ tự cụng bố chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu bao gồm:

- Bản tự công bố chất lượng sản phẩm theo mẫu số 1 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề;

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (hoặc mẫu sản phẩm nếu khách hàng

chưa tiến hành kiểm nghiệm hay phiếu kết quả kiểm nghiệm quá 6 tháng);

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS (đối với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài).

Việc triển khai cụ thể những quy định, thông tin này đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong khâu chuẩn bị hồ sơ, thủ tục trước xuất khẩu. Giảm thiểu thời gian kê khai, kiểm tra kiểm soát giấy tờ trong khai làm thủ tục xuất khẩu.

của Bộ Công Thương ngày 6/6/2016 quy định về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020 được Chính phủ ban hành. UBND Tỉnh và Sở công thương đã triển khai tới cán bộ thực hiện hoạt động quản lý xuất khẩu. Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2020 là tất cả các thủ tục hành chính về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh đều thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Ngoài ra, Sở Công thương phấn đấu đảm bảo 100% hồ sơ được thực hiện kê khai trực tuyến để giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý.

Thứ tư, về phát triển dịch vụ logistics. Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định 3485/QĐ-UBND ngày 9/12/2015 về việc ban hành chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, nguyên tắc phát triển dịch vụ phụ trợ cho hoạt động phân phối hàng hoá của Thái Nguyên là ngoài việc phát triển dịch vụ logistic ở các doanh nghiệp, thì Thái Nguyên cũng sẽ thực hiện phát triển các trung tâm Logistic theo hướng chuyên môn hóa. Một số dịch vụ sẽ được phát triển như vận chuyển, phân phối hàng hóa, tập kết hàng hóa, xếp dỡ, lưu thông… Mục tiêu đặt ra dự kiến đến 2020, tỉnh sẽ đưa vào hoạt động 3 trung tâm logistic là: khu vực cảng Đa Phúc tại Phổ Yên; khu vực hải quan ngoài cửa khẩu tại Sông Công; cử giao giữa Thái Nguyên và đường Hồ Chí Minh tại Phú Lương. Hiện nay, trong tỉnh đã có nhiều kho lưu trữ trong thời gian nhất định các mặt hàng nông sản. Đặc biệt, Thái Nguyên hiện có 01 địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, có trên 70 doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan xuất, nhập khẩu hàng hóa, thu nộp vào Ngân sách nhà nước bình quân đạt trên 100 tỷ đồng/năm. Do vậy, trong thời gian tới, Tỉnh cần phát triển dịch vụ logistics hơn nữa để giúp cho các doanh nghiệp XKNS cải thiện công tác quản lý, tạo lập chuỗi cung ứng hiệu quả, giảm chi phí về thời gian trong quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Áp dụng các thành tựu trong công nghệ nhằm tăng hiệu quả sảm xuất, thúc đẩy thương mại phát triển, phát triển hoạt động thương mại của doanh nghiệp XKNS.

pháp luật liên quan đến XKHNS

Chỉ tiêu Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

Rất thấp 0 0,00

Thấp 12 27,12

Trung bình 18 42,37

Cao 12 28,81

Rất cao 1 1,69

Tổng 43 100,00

28.814%

3.390%

32.203%

35.593%

Rất cao Thấp Trung bình Cao Rất cao

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của cán bộ về công tác ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018 Nhằm đánh giá thực trạng của công tác ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã thực hiện lấy ý kiến của cán bộ làm việc tại Sở Công thương. Theo như biểu đồ 3.2, phản ánh đánh giá của người được hỏi về công tác ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đa số ở mức cao (35,59%) và ở mức trung bình (32,20%). Không có ai đánh giá ở mức rất thấp, 3,39% người được hỏi đánh giá ở mức thấp, 28,21% đánh giá ở mức rất cao.

19.50%

68%

2.20%

Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Biểu đồ 3.4: Đánh giá của doanh nghiệp về công tác ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả- năm 2018

Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện lấy ý kiến khảo sát của các doanh nghiệp XKHNS trên địa bàn về thực trạng của công tác ban hành và thực thi pháp luật liên quan đến XKHNS của cơ quan quản lý. Kết quả cho thấy đa số các doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình (68,0%) và tiếp theo là mức cao (19,5%) và mức thấp (10,30%). Không có ai đánh giá ở mức rất thấp.

Điều này cho thấy Sở Công thương đã thực hiện khá tốt công tác triển khai, ban hành và thực thi các nghị quyết, luật, chính sách liên quan tới hoạt động XKHNS trên địa bàn, giúp cho doanh nghiệp hạn chế những chi phí, rủi ro về thời gian và tiền bạc trong việt kê khai, thực hiện trao đổi hàng hóa quốc tế.

trình xuất khẩu hàng nông sản

- Xây dựng và thực thi chiến lược xuất khẩu hàng nông sản Bảng 3.3. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng nông sản

Năm 2017 / Năm 2018 / năm 2016 năm 2017

Nội dung Năm Năm Năm Tăng Tăng

chiến lược 2016 2017 2018 (+), Tỷ lệ (+), Tỷ lệ giảm (%) giảm (%)

(-) (-)

Giá trị (triệu USD) 5,2 5,4 5,0 0,2 103,8 -0,4 92,5

Kim ngạch (tấn) 2.600 2.600 2.400 0 0 -100 96,2

Nguồn: Báo cáo Sở Công thương 2018 Qua số liệu có thể thấy rằng, chiến lược của sở Công thương đề ra chiến lược, tăng quy mô và giá trị qua các năm. Trong giai đoạn 2016- 2017, sở công thương xây dựng kế hoạch xuất khẩu là 2.600 tấn với giá trị khoảng 5,4 triệu USD, tăng 0,2 triệu USD so với năm 2016. Tuy nhiên trong năm 2018, sở công thương đã điều chỉnh kế hoạch giảm xuống 5,0 triệu USD, chỉ bằng 92,5% so với năm 2017. Nhìn chung, tỉnh chú trọng tăng giá trị sản phẩm thay vì số lượng. Dựa trên hoạt động sản xuất thực tiễn, số lượng và giá trị chè dự kiến xuất khẩu được điều chỉnh giảm trong năm 2018.

Chiến lược phát triển XKHNS của Sở được lồng ghép trong các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch phát triển KTXH của Tỉnh, và được hình thành dựa trên chiến lược xuất nhập khẩu cả nước. Chiến lược Phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra định hướng về phát triển nông nghiệp và XKHNS. Chiến lược này được chỉ định riêng cho từng vùng. Nó không chỉ tập trung vào các tiểu vùng như thành phố Thái Nguyên mà còn xây dựng cho một số xã của huyện Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, huyện Phú Lương vì những khu vực này là vùng

trung phát triển, sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra tỉnh cũng tập trung nguồn lực xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Trong năm 2016, tỉnh đã đưa ra chiến lược phát tiếp tục phát triển chè organic để đáp ứng các thị trường khó tính. Mở rộng đầu tư trồng chè organic tại các vùng trọng điểm, thí điểm các giống mới. Đưa các tiêu chuẩn cụ thể vào trồng chè để nâng cao khả năng xuất khẩu. Nhờ vào chiến lược phát triển này mà XKHNS trong năm 2016 của Tỉnh đã tăng 5,3% so với năm 2015.

Trong năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh, Sở công thương tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với các ban ngành khác tổ chức Festival chè. Nhiều mặt hàng chè đã được chuẩn bị nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu chè trong và ngoài nước.

Nhìn chung, trong năm 2018 tỉnh vẫn chú trọng phối hợp với các ban ngành liên quan nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động XKHNS.

Duy trì và phát huy các thị trường Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN, chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế mới. Tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút các nguồn đầu tư và viện trợ nước ngoài.

Tỉnh nhận định rừ ràng rằng việc đẩy mạnh XKHNS là cần thiết vỡ hiện tại rừng, nguồn đất của tỉnh còn nhiều, và nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp chưa khai thác hết. Do đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã và đang hướng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và hạn chế những hoạt động gây hại cho môi trường. Mỗi vùng được đề ra những chiến lược riêng nhằm khai thác tối đa khả năng sẵn có. Đề cao các quy trình sản xuất organic, sử dụng nguyên liệu sách, tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch của người tiêu dùng. Xúc tiến các chương trình xây dựng,, phát triển thương

dưới sự bảo hộ của Nhà nước.

Ngoài ra, vấn đề thực phẩm sạch cũng là một trong những chiến lược quan trọng của tỉnh nhằm phát triển xuất khẩu nông sản sang các thị trường có tiêu chuẩn khắt khe đối với nông sản như EU, Mỹ. Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chè, trong giai đoạn 2016 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện thông qua đề án: Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, tỉnh phát triển vùng nguyên liệu chè theo hướng tiêu chuẩn organic và VietGap của các thị trường khó tính; hỗ trợ người dân chuyển từ canh tác truyền thống sang trồng organic… Đề án đã giúp tỉnh cải thiện năng cả về lượng, chất và giá trị của cỏc sản phẩm chố, giỏ trị sản xuất/1 ha đất trồng chố đó được nõng lờn rừ rệt.

Hiệu quả sản xuất và thu nhập của người sản xuất chè không ngừng được nâng cao. Các mục tiêu cụ thể của đề án bao gồm:

- Về sản xuất: trong đề án đề ra diện tích chè của tỉnh đạt 22.000 ha trong

năm 2020. Trong đó, tỉnh phấn đấu nâng cao diện tích chè giống mới đạt tỷ lệ 80% trên tổng diện tích chè. Nâng cao năng suất chè búp tươi đạt 115 tạ/ha;

sản lượng 230.000 tấn; giá trị sản phẩm 170 triệu đồng trở lên đối với sản phẩm chè/ 1 ha đất trồng; lợi nhuận sản xuất chè búp tươi 3.400 đồng.

- Về chất lượng, an toàn sản phẩm: Tỉnh đưa ra chỉ tiêu năm 2020, 100% diện tích chè quy hoạch đạt chuẩn VietGap, sản xuất chè theo hướng hữu cơ và an toàn nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của thị trường EU, Mỹ…; 30%

diện tích sản xuất chè an toàn được chứng nhận VietGAP (GAP khác), chứng nhận đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, xác nhận sản phẩm chè an toàn.

Các vùng chè trọng điểm của tỉnh như: thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, huyện Phỳ Lương, huyện Định Húa, huyện Đồng Hỷ, huyện Vừ Nhai, thị xã Phổ Yên xây dựng ít nhất 01 vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao; sản xuất chè hữu cơ.

chè đen và các sản phẩm chè khác đạt 20% sản lượng; 100% cơ sở chế biến chè xanh truyền thống ứng dụng quy trình kỹ thuật mới, cơ giới hóa đảm bảo an toàn thực phẩm; chế biến công nghiệp và chế biến ứng dụng công nghệ cao đạt từ 25% tổng sản lượng chè trở lên.

- Về thương hiệu:

+ 100% số doanh nghiệp, 80% số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến, kinh doanh chè có thương hiệu riêng với các các sản phẩm đặc thù, thế mạnh;

+ 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè tập trung sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên được bảo hộ trong nước và tiến tới được bảo hộ ở ngoài nước; đến năm 2020 có 30% sản lượng chè của tỉnh được mang các nhãn hiệu bảo hộ trong nước và tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Xây dựng thương hiệu gắn với du lịch, lịch sử, văn hóa truyền thống của tỉnh cho vùng sản xuất chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; ATK Định Hóa; các vùng chè Đại Từ, Phú Lương để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Về thị trường tiêu thụ; 80% sản lượng chè xanh, chè xanh chất lượng cao tiêu thụ thị trường thế mạnh trong nước; 20% sản lượng chè xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Nhật, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Iran,....

Nhằm thực hiện các chỉ tiêu này, hiện nay toàn tỉnh đã triển khai, thực hiện hiệu quả giải pháp phát triển sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống chè; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, hỗ trợ chứng nhận sản phẩm,... Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một số mô hình sản xuất chè an toàn chất lượng, có thị trường tiêu thụ, giá bán cao; thông qua công tác đào tạo, tập huấn sản xuất chè an toàn và các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao đó làm chuyển biến rừ rệt về nhận thức của người sản xuất và tiờu thụ chè an toàn. Sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn đang được người sản xuất hưởng ứng tích cực.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w