5. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản tại một số địa phương và bài học rút ra cho Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên
1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh
Theo nghiên cứu của Cao Quỳnh (2018), trong 2 quý đầu của năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt 815 triệu USD, tằng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Theo báo cáo thường niên của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng so với cùng kỳ trong đó mặt hàng thủy sản chế biến tăng mạnh nhất đạt 34%. Có thể thấy đây là một mức tăng trưởng cao và khá ổn định. Kết quả đáng khích lệ này là nhờ vào việc tỉnh Quảng Ninh đã nâng cấp, cải thiện giao thông nhằm giảm chi phí trong lưu thông hàng hóa cũng như đảm bảo hoạt động thông thương, vận chuyển, trao đổi hàng hóa. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng cải thiện thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.
Về nâng cao, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, trong khoảng thời gian vừa qua, tỉnh đã tập trung đầu tư nhiều dự án giao thông tại khu vực cửa khẩu như: Cầu Bắc Luân II, lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên, đường giao thông từ QL18 vào khu bến bãi Km3-Km4, tỉnh lộ 341 từ Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cầu qua cặp cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc)… Nhờ sự giám sát chặt chẽ của UBND tỉnh và chủ thầu, sau một thời gian khẩn trương thi công, ngày 7/3, lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên (TP Móng Cái) đã chính thức thông quan hàng hóa. Trung tâm giao dịch hoa quả, nông, lâm, hải sản Châu Á - Thái Bình
Dương đã gấp rút thi công và đưa vào hoạt động cuối năm 2018. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng hệ thống cảng được đầu tư đồng bộ trong khuôn viên bến bãi trên 100ha bao gồm: hệ thống kho chứa hàng đông lạnh rộng 8.500m2; kho chứa hàng khô 8.000m2; đường giao thông nội bộ, sân bãi đã được bê tông hóa, khu vực sân bãi có sức chứa tối đa 3.000 container... Nhờ vào sự đầu tư này mà sau
3 tháng đi vào hoạt động, tỉnh đã thu hút được 20 doanh nghiệp, 30 cư dân biên giới và 2.000 xe tải đến làm thủ tục cho nông sản và thủy, hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc.
Về thủ tục hành chính và thu lệ phí. Trong năm 2017, tỉnh Quảng Ninh đã công bố danh sách các công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động tái xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, tỉnh đã phối hợp với Cục Hải Quan và các sở ban ngành điều chỉnh quy định về thông quan, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, tỉnh đã điều chỉnh quy định vè thủ tục tái xuất, các điểm thông quan hàng hóa,... Cụ thể, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian chi phí của mình bằng cách làm thủ tục trực tiếp tại cục hải quan, giao dịch hàng hóa qua cửa khẩu phụ, hoặc biên giới được mở..
Cỏc thủ tục liờn quan tới hoạt động xuất khẩu nụng sản được cải thiện rừ rệt. Quy trình thu phí tại các mục kiểm dịch thực vật, thủy sản, y tế giảm từ 4 giờ xuống 2 giờ. Cùng với đó, khai báo hải quan qua điện tử được đưa vào hoạt động trên toàn hệ thống nhằm giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu. Sau thời gian đi vào hoạt động, hệ thống VNACCS/VCIS đã giảm 13,41% và giảm 52,86% thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Hải quan tỉnh đã thực hiện triển khai Hệ thống quản lý tự động tại cảng biển (VASSCM) với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân. Nhờ vào hệ thống này các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã giảm được lượng thời gian thông quan. Từ đó, nâng cao vị thế cạnh tranh và giúp phát triển kinh tế của vùng.
Rừ ràng, nhờ vào những cải cỏch trong giao thụng, cở sở hạ tầng, quy định, quá trình làm thủ tục thông quan mà kết quả xuất khẩu của tỉnh Quảng
Ninh đã có những thành tựu đáng kể. Trước khi triển khai các hoạt động tỉnh Quảng Ninh đó xỏc định rừ mục tiờu của tỉnh đú là phỏt triển một cỏch bền vững. Dựa vào đó, xây dựng những chiến lược, giải pháp cụ thể. Các giải pháp mở rộng thị trường, nâng cao dây chuyền sản xuất, hoàn thiện những quy định, chính sách về thương mại, tín dụng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng được phõn tỏch rừ ràng, cú chiến lược, kế hoạch về thời gian và mục tiờu cụ thể. Do đó, những giải pháp mà tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện đều mang lại hiệu quả tích cực.
1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công thương tỉnh Bắc Giang
Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Bắc Giang đã và đang mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Úc, Thái Lan, Hà Lan.. Trong đó nhóm chủ lực mà tỉnh hướng tới là hàng rau quả chế biến như vải thiều, chè,… Theo báo cáo của Sở công thương tỉnh Bắc Giang, kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Bắc Giang tháng 4 đạt 693,47 triệu USD, luỹ kế từ đầu năm đạt 2.031,29 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sản xuất, gia công từ nguyên phụ liệu nhập khẩu như hàng dệt may, điện tử, nông sản, tấm pin năng lượng mặt trời... Thành tựu này là nhờ vào những cải cách trong quản lý hoạt động xuất khẩu của tỉnh bao gồm hướng dẫn thủ tục, hành chính cho doanh nghiệp, người nông dân và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý.
Bắc Giang nổi tiếng với vải thiều, đây cũng là sản phẩm chính mà tỉnh hướng tới trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để hướng tới những thị trường lớn, tỉnh đó nhận thấy rừ vấn đề cần phải cải cỏch đú là nõng cao chất lượng sản phẩm, tuyên truyền các chỉ tiêu trong xuất khẩu đối của các thị trường cho người nụng dõn. Trong đú, tỉnh đó nờu rừ cỏc mặt hàng nụng sản phải đóng gói phải thực hiện các quy định của phía nhập khẩu. Trên bao bì, thùng, kiện nhất thiết phải ghi tiếng của nước nhập khẩu hoặc tiếng Anh; ghi rừ tờn hoa quả, nơi sản xuất, nơi đúng gúi hoặc mó số theo mẫu,
số đăng ký là mã số hồ sơ mà cơ quan kiểm dịch cấp khi làm thủ tục xuất khẩu, ghi rừ nơi vận chuyện đến. Giải phỏp này giỳp rỳt ngắn thời gian kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan, giảm thiểu rủi ro cho người nông dân cũng như doanh nghiệp.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều hoạt động quy mô về kinh tế, chính trị nhằm củng cố các mối quan hệ với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước... Đặc biệt là chương trình Gặp gỡ đầu xuân, trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại; Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt - Trung. Qua đây, đã góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Dựa vào kết quả của những cuộc gặp mặt, Sở công thương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện điều chỉnh thủ tục xuất khẩu, kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cũng như lòng tin của các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhằm tạo thuận lợi cho các công ty trong kê khai và thực hiện các thủ tục xuất khẩu, Sở công thương đã cập nhật thường xuyên các thông tin về quy định của Bộ Công thương về hoạt động xuất khẩu. Điều này giúp giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục, giảm thiểu gánh nặng cho cán bộ thực hiện quản lý hoạt động xuất khẩu hàng húa. Nhận rừ nhược điểm của nhúm hàng nụng sản là dễ hỏng, nhạy cảm với thời gian và thời tiết nên UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở công thương thường xuyên cập nhật ý kiến của các doanh nghiệp. Cải thiện quy trình thủ tục theo giai đoạn để hướng tới dịch vụ tốt hơn.
Hằng năm, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở công thương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện cử các cán bộ đi học nâng cao nghiệp vụ trong quản lý xuất khẩu theo chương trình của Bộ Công thương. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao tổng thể chất lượng bộ máy quản lý.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên Một là, xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp với thực tế
hoạt động XKHNS tại tỉnh. Mọi hoạt động quản lý đều cần những chính sách, kế hoạch phát triển cụ thể. Đầu tiên, tỉnh nên chú trọng tổ chức nhiều hoạt động quy mô về kinh tế, chính trị nhằm củng cố các mối quan hệ với các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước... Đặc biệt là chương trình Gặp gỡ đầu xuân, trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại; Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế. Qua đây, đã góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Dựa vào kết quả của những cuộc gặp mặt, Sở công thương của tỉnh nên chỉnh sửa, xây dựng lại chiến lược quản lý sao cho phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng hóa trước khi thông quan nhằm hạn chế những rủi ro về chất lượng hàng hóa cũng như tạo thêm lòng tin của các đối tác.
Hai là, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản và giảm thiểu gánh nặng trong quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản. Cơ sở hạ tầng là yếu tố tác động mạnh tới xuất khẩu, nó có thể giúp giảm chi phí trong trao đổi hàng hóa. Do vậy, cơ quan quản lý cần phải nắm bắt tình hình hoạt động XKHNS trên địa bàn tỉnh, xây dựng những kế hoạch mới để nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tránh những rủi ro, giảm gánh nặng trong quản lý. Hơn nữa, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp mở rộng kinh tế của tỉnh.
Ba là, cải thiện thủ tục hành chính và quy trình quản lý. Rút ngắn những khâu không cần thiết để tiết kiệm thời gian làm thủ tục, nâng cao chất lượng quản lý là việc làm quan trọng trong quản lý hoạt động XKHNS.
Nhằm tạo thuận lợi cho các công ty xuất khẩu trong kê khai và thực hiện các thủ tục thông quan, Sở công thương nên cập nhật thường xuyên các thông tin về quy định của Bộ Công thương về hoạt động xuất khẩu. Điều này giúp giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục, giảm thiểu gánh nặng cho cán bộ thực hiện quản lý hoạt động XKHNS. Ngoài ra, nên tìm hiểu, đánh giá cụ thể về thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, nhân viên quản lý trong quá trình thực hiện
các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động XKHNS. Lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh sao cho phù hợp quy định và giảm thiểu chi phí về thời gian liên quan tới thực hiện các thủ tục chính về XKHNS.
Bốn là, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân sự và bộ máy quản lý. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt của công tác XKHNS trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, UBND tỉnh, Sở công thương nên xây dựng kế hoạch, chọn lọc các cán bộ tiềm năng để đi học nâng cao năng lực trong quản lý xuất khẩu theo chương trình của Bộ Công thương. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao tổng thể chất lượng bộ máy quản lý.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công Thương của tỉnh Thái Nguyên như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công Thương của tỉnh Thái Nguyên?
Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì?
Những giải pháp nào cần được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản tại Sở Công Thương, tỉnh Thái Nguyên?