Giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công Thương của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Sở Công Thương của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

4.2.1. Giải pháp cho xây dựng và thực thi chính sách hoạt động xuất nhập khẩu nông sản

Thứ nhất, về chính sách thị trường. Nâng cao vai trò và tính chủ động của doanh nghiệp là việc cần thiết trong xây dựng chính sách hoạt động xuất nhập khẩu. Sở Công thương đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm, thâm nhập thị trường, bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có, phát triển thị trường mới. Để đưa ra được chính sách hợp lý, nên chia các thị trường xuất khẩu của tỉnh thành ba nhóm chính: Thị trường các nước đang nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh, các thị trường mới bắt đầu nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh nhưng số lượng nhiều, và các thị trường tiềm năng nhưng chưa nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh.

sản của tỉnh. Sở Công thương nên định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục củng cố thị phần, quan tâm đến việc phát triển thêm mặt hàng mới. Nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó phát triển các chiến lược dựa trên mục tiêu tiếp tục củng cố mối quan hệ thương mại, đẩy mạnh việc đa dạng hóa mặt hàng, tiến tới phát triển theo hướng chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị các mặt hàng.

Đối với nhóm thứ hai, các thị trường mới bắt đầu nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh nhưng số lượng nhiều. Đối với nhóm này, Sở Công thương cần phối hợp với sở NN&PTNT để giúp các doanh nghiệp phân tích nhu cầu của các thị trường đối tác. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiềm năng từ đó hoàn thiện, nâng cao sản phẩm. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải đối với những thị trường ở nhóm này đó là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về đặc tính sản phẩm, VSATTP, đóng gói bao bì còn có tiêu chuẩn xã hội, tiêu chuẩn môi trường. Do đó, đối mặt hàng xuất khẩu sang nhóm này Sở công thương phải có những định hướng, biện pháp thâm nhập cụ thể, quyết liệt.

Đối với nhóm thứ ba, các thị trường tiềm năng nhưng chưa nhập khẩu hàng nông sản của tỉnh. Xây dựng mà mở rộng thị trường là hướng đi đúng đắn trong kinh tế. Hiện nay số lượng thị trường mà tỉnh thực hiện xuất khẩu nông sản còn khá nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng đối với hàng nông sản của tỉnh như một số nước phát triển thuộc EU, Nga, Đông Âu, Trung Đông. Để mở rộng thị trường sang các nhóm nước này, Sở Công thương cần phải xỏc định rừ rào cản hiện tại là gỡ, từ đú đưa ra chiến lược khắc phục. Hơn nữa, Sở Công thương cần phối hợp với sở NN&PTNT để định hướng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất mặt hàng phù hợp với nhóm thị trường này.

của Tỉnh ra thị trường nước ngoài. Sở Công thương nên phối với các ban ngành liên quan xây dựng các trung tâm tiếp thị nông sản tỉnh. Trung tâm này sẽ phát triển marketing quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh trong và ngoài nước. Xây dựng và phát triển chính sách xây dựng thương hiệu cho mặt hàng tiềm năng của tỉnh với các nội dung cụ thể và có nguồn tài chính phân bổ rừ ràng. Bờn cạnh đú, khuyến khớch và hỗ trợ cỏc doanh nghiệp lớn tự xõy dựng thương hiệu của mình. UBND Tỉnh và Sở Công phương nên tổ chức những hội chợ, triển lãm, hội nghị hội thảo tại tỉnh với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại. Tỉnh đứng ra tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm. Đồng thời, mời truyền thông các nước nhập khẩu tham gia các mô hình sản xuất, chế biến nhằm quảng bá sản phẩm gián tiếp ra thị trường thế giới.

4.2.2. Giải pháp cho việc xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch và chương trình xuất khẩu nông sản

Hiện nay thị trường Quốc tế phát triển không ổn định, các mức thuế bảo hộ đối với các mặt hàng đều có xu hướng tăng. Vấn đề này yêu cầu tỉnh Thỏi Nguyờn cần phải cú chiến lược, kế hoạch cụ thể rừ ràng. Trước hết, những chiến lược XKHNS cần phải tập trung cho những mục tiêu hiệu quả và phát triển bền vững, khắc phục việc có quá nhiều mục tiêu đặt ra, loại bỏ các mục tiêu không phải ở tầm chiến lược, gia tăng việc định lượng các mục tiêu, giảm thiểu các mục tiêu chung chung, không định lượng được

Những chiến lược, kế hoạch đưa ra phải được gắn với các chỉ số kinh tế, thực trạng phát triển kinh tế của các thị trường mà tỉnh hướng tới. Tỉnh nên thuê chuyên gia phân tích kinh tế, hoặc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong công tác phân tích thị trường để đưa ra những kế hoạch sát với thực tế

đảm bảo sự thống nhất trong toán tỉnh: những chiến lược, kế hoạch, chính sách đưa ra phù hợp với số đông doanh nghiệp.

Mặt hàng chính của tỉnh là chè, tỉnh nên tập trung xây dựng phát triển theo cả chiều rộng và sâu, nghiên cứu kỹ các yếu tố kích thích phát triển xuất khẩu. Phát triển chất lượng, giá trị nên được chú trọng hơn là số lượng. Để cải thiện được điều này, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đổi mới công nghệ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, đảm bảo VSATTP, trồng thực phẩm theo tiêu chuẩn organic. Đẩy mạnh phát triển chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu nông sản thông qua đầu tư công nghệ, nâng cao tỷ lệ nông sản chế biến, từ đó nâng cao giá trị mặt hàng. Bên cạnh đó, những chiến lược, kế hoạch nên xây dựng và hoàn thiện theo hướng chú trọng vào nhu cầu thị trường và hiệu quả dựa trên cơ sở khả năng sản xuất của doanh nghiệp và hộ nông dân.

Mỗi mặt hàng đều có đặc điểm phát triển riêng cũng như mỗi thị trường đều có yêu cầu khác nhau. Do đó, thay vì chỉ tập trung xây dựng chiến lượng, chương trình phát triển xuất khẩu nông sản chung thì tỉnh Thái Nguyên nên đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển cho từng nhóm mặt hàng. Nhóm mặt hàng có thể phân theo đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc phân theo nhóm hàng sẽ giúp cho việc xây dựng chiến lược phát triển đạt hiệu quả hơn, tránh được những rủi ro trong trao đổi hàng hóa.

Bên cạnh đó, Sở Công thương nên thúc đẩy các doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược cho chính doanh nghiệp của mình. Có thể khuyến khích các doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược bằng cách công bố định hướng chiến lược xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng ở mức cụ thể và chi tiết. Thúc đẩy các doanh nghiệp tự xây dựng chiến lược của mình vì các doanh nghiệp hiểu rừ những nguồn lực mà mỡnh cú. Họ cú thể điều chỉnh kế hoạch

trong dài hạn, trung hạn.

4.2.3. Giải pháp nâng cao kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu nông sản Kiểm tra, giám sát hoạt động XKHNS nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sản xuất sản phẩm nông sản. Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động XKHNS sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng trong quản lý hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung. Để việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả thì các cơ quan thẩm định quy hoạch, kế hoạch phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, nếu thẩm định sai thì phải xử phạt nghiêm minh, tùy theo mức độ để xử lý đối với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan. Mọi hoạt hoạt động phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Kiên quyết không cấp phép đầu tư cho những dự án nằm ngoài vùng quy hoạch.

Đối với những dự án xuất khẩu vi phạm quy hoạch, bao gồm các cơ quan, tổ chức chủ trì lập, quy hoạch, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về lập, thẩm định và phê duyệt.

Tăng cường công tác kiểm tra, chứng nhận VSATTP trong xuất khẩu.

Hiện nay, vấn đề lớn nhất đổi với hàng nông nghiệp của Việt Nam cũng như của các tỉnh thành là chứng nhận VSATTP. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân bỏ qua bước này do chi phí và thủ tục phức tạp. Vì vậy cơ quan quản lý hạt động XKNS cần thường xuyên kiểm tra các đơn hàng.

Ngoài ra, Sở Công thương nên giảm thiểu các thủ tục không hiệu quả trong quá trình kiểm tra VSATTP để giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình hoàn tất thủ tục xuất khẩu. Chú trọng việc điều chỉnh các quy định, thủ tục nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hơn nữa, Sở Công thương cũng nên xây dựng, điều chỉnh các quy định về xuất khẩu hàng nông sản, từ sản xuất, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu để nâng cao hiệu quả quản lý.

Các quy trình kiểm tra chất lượng hàng nông sản phải có từng bước cụ thể, rừ ràng theo quy định. Trong đú quy trỡnh kiểm tra cần bao gồm cỏc

khi tiêu thụ. Giải pháp này không những nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn đảm bảo VSATTP cho hàng nông sản, đáp ứng yêu khắt khe của các thị trường khó tính, mở rộng cơ hội cho nông sản của tỉnh đi vào các thị trường cấp cao như Anh, Mỹ, Nhật…Ngoài ra, điều kiện để thực hiện việc kiểm tra theo chuỗi là cần phải cú quy trỡnh rừ ràng trong liờn kết sản xuất, bảo quản chế biến và xuất khẩu. Các quy định về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, cần phải được liệt kờ rừ ràng và chi tiết trỏnh tỡnh trạng nhiều doanh nghiệp, hoặc hộ nụng dõn khụng nắm rừ.

Cần đẩy mạnh hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, người dân trong quá trình kiểm tra, giám sát. Kết hợp với Sở NN&PTNT trong xác định đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP hay tiêu chuẩn khác. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên thì cần có sự tham gia của chính quyền địa phương tại các huyện, xã. Ngoài ra, thường xuyê kiểm tra các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất và XKNS. Thực hiện bổ sung, sửa đổi và bãi bỏ các quy định hành chính gây phiền hà khó khăn cho doanh nghiệp và hộ nông dân nhằm giảm thiểu thời gian lãng phí trong quy trình trong quá trình quản lý XKNS. Áp dụng công nghệ ở một số lĩnh vực trong quản lý XKNS như kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, cấp phép cho hoạt động sản xuất và XKSN.

4.2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý

Bộ máy tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý nói chung và quản lý XKNS nói riêng. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động XKNS thì Sở Công thương cần thiết phải nâng cấp, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.

Thứ nhất, cần xỏc định rừ vai trũ của từng bộ phận trong bộ mỏy quản lý và điều hành XKNS. Cần cú quy định chỉ rừ trỏch nhiệm của từng cơ quan

có vai trò điều tiết và quản lý thị trường xuất, nhập khẩu một cách chặt chẽ, nhịp nhàng theo đúng quy định của Nhà nước. Sở NN&PTNT có vai trò kiểm soát, điều tiết nguồn cung các mặt hàng nông sản. Ngoài ra, sở NN&PTNT còn có trách nhiệm định hướng cho người nông dân những mặt hàng tiềm năng để tránh việc vì giá cao mà đổ xô vào một mặt hàng nông sản cụ thể, dẫn tới hàng sản xuất nhiều mà không tìm được thị trường đầu ra… Việc định hướng của sở NN&PTNT đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ ngăn chặn tình trạng nông dân chạy theo thương lái ngoại hay bị thương lái ngoại thao túng ngay trong thị trường nội địa, mà còn hạn chế đáng kể tình trạng NSXK ồ ạt vào một thị trường dẫn đến cảnh ách tắc, ùn ứ và thô lỗ.

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động XKNS nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu, nâng cao hiệu quả của quản lý đối với XKNS. Mọi hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát phải thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thực phẩm, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XKNS.

Thứ hai, cần tăng cường phối hợp giữa các phòng ban. Bộ máy quản lý bao gồm nhiều phòng ban chức năng, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục đích chính là nâng cao chất lượng hoạt động XKNS. Do đó, để nâng cao chất lượng cũng như hoàn thiện bộ máy quản lý thì Sở Công thương cần phải đưa ra các chiến lược nhằm gắn kết các phòng ban, đẩy mạnh việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban. Điều này sẽ giúp bộ máy quản lý thành một thể thống nhất, hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Ngoài ra, việc tăng cường sự phối hợp này cũng sẽ giúp các phòng ban học hỏi kinh nghiệm làm việc, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động quản lý XKNS.

người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển, định hướng các hoạt động quản lý XKNS cũng như sự hoạt động của bộ máy quản lý. Việc nâng cao trình độ về chuyên môn, cách thức quản lý, xây dựng bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng. Do đó, Sở Công thương nên tập trung phát triển các kế hoạch đưa các cán bộ lãnh đạo đi học nâng cao trình độ, đặc biệt các chương trình nâng cao nghiệp vụ của nước ngoài. Điều này sẽ giúp họ tiếp cận được những cái mới, từ đó nâng cấp bộ máy quản lý phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường trên thế giới.

Thứ tư, thay đổi tư duy, hoạt động của toàn bộ máy quản lý. Hiện nay có một thực trạng xảy ra ở hầu hết cơ quan quản lý Nhà nước đó là quản lý thụ động, chỉ theo chỉ đạo của cấp trên mà không có tính đổi mới, tư duy.

Điều này về lâu sẽ dẫn tới bộ máy quản lý kém chất lượng. Để giải quyết vấn đề này, Sở Công thương nên áp dụng công nghệ trong bộ máy quản lý. Yêu cầu mọi cá nhân đều phải đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân trong cuộc họp. Đánh giá năng lực dựa trên cả làm việc nhóm và thành tích cá nhân. Giải pháp này yêu cầu tất cả cán bộ đều phải làm việc, tự vận động thay đổi để nâng cao năng lực bản thân.

4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Cán bộ là một trong những yếu tố chính quyết định chất lượng của hoạt động quản lý XKNS. Giải pháp nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ là một trong những giải pháp cần phải được lưu tâm. Trong quá trình xây dựng bộ máy quản lý, đội ngũ cán bộ thì việc sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực là một trong những vấn đề đội với đội ngũ lãnh đạo. Quá trình bố trí, sử dụng cán bộ là một chuỗi mắc xích lớn bao gồm các hoạt động từ khâu tuyển dụng, hướng dẫn công việc, phân công vị trí, và luân chuyển. Để áp dụng giải pháp này hiệu quả, cán bộ thực hiện tổ chức nhân sự cần phải thực hiện theo đúng quy trỡnh, đảm bảo cụng tư phõn minh. Hiểu rừ được năng lực của cỏn bộ để giao công việc phù hợp. Ngoài ra, để công tác bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, đúng nhiệm vụ, khả năng đạt

tiêu chuẩn ứng với nội dung công việc của cơ quan. Lấy đó làm cơ sở thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ hợp lý.

Công tác đánh giá, phát triển đào tạo cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Trước hết để đánh giá đúng thực trạng, Sở Công thương cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với nội dung công việc. Theo các quy chuẩn thông thường, các yếu tố cơ bản để đánh giá một cán bộ là: Chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ, tinh thần kỷ luật, thực hiện nội quy trong công việc, tính trung thực trong công việc, lối sống, đạo đức, tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ. Tuy nhiên, để phát triển tốt các yếu tố này, Sở Công thương nên xây dựng những chỉ tiêu nhỏ sao cho phù hợp với thực chất công việc quản lý hoạt động XKNS. Đánh giá phải được thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm: đánh giá của lãnh đạo, cấp trên, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá từ phía doanh nghiệp… Lấy những nhận xét này để đưa ra kết quả cuối cùng cho từng cán bộ. Công tác đánh giá cần phải được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá đúng thực trạng hiện tại, từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý. Kết quả của những lần đánh giá phải được công khai cho toàn thể cán bộ, trỏnh để những luồng thụng tin khụng rừ ràng gõy hoang mang, mất đoàn kết nội bộ dẫn tới giảm hiệu quả công việc chung.

Đổi mới quy trình tuyển dụng cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ là khâu quan trọng, là bước tiền đề cho mọi hoạt động sau này. Do đó, để lựa chọn đúng người, đúng vị trí thì cán bộ tuyển dụng phải là người có năng lực tuyển dụng cao, hiểu rừ chức năng, yờu cầu của vị trớ cần tuyển. Tuy nhiờn, do đặc thù công việc nên cán bộ tuyển dụng không thể nắm bắt cụ thể nhu cầu của từng phòng ban, nên khi thực hiện tuyển dụng nhân viên vào vị trí nào thì lãnh đạo của bộ phận ấy cũng nên tham gia vào công tác phỏng vấn, tuyển dụng để có thể chọn được nguồn nhân lực tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại sở công thương tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w