Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 27 - 51)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học

Trong quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, con người luôn tìm cách làm cho hoạt động của mình ngày càng có hiệu quả cao. Điều này dẫn đến sự hình thành phương pháp trong cuộc sống. Con người muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật, tiếp cận với sự vật, khám phá thuộc tính của sự vật để khái quát ra lý luận về sự vật thì cần phải có phương pháp.

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Methodos” có nghĩa là:

con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích. "Phương pháp theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định" [31, tr.458].

Theo Ph.Bêcơn phương pháp như “Sợi chỉ cần thiết dẫn đường”. Còn R.Đềcactơ lại đưa ra nhận định: Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường.

Hêghen (1770 - 1881) là đại biểu vĩ đại nhất của triết học cổ điển Đức cho rằng:

Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung.

Theo Ju.k.Babansky: "Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động tương tác được điểu chỉnh của giáo viên và học sinh hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học" [1; tr.88].

Cũng như các quan điểm trên, tác giả Phan Thị Hồng Vinh quan niệm về phương pháp dạy học “là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học” [33; tr.204].

Tác giả Phan Trọng Ngọ lại khẳng định: "Định nghĩa chung về phương pháp là những con đường, cách thức để tiến hành hoạt động dạy học" [24; tr.145].

Tác giả Phạm Viết Vượng với cách hiểu “phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành sáng tạo” [34; tr tr..102-103].

Từ điển Bách khoa định nghĩa: "Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn" [31; tr.87].

Tuy được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung khi nói tới phương pháp các nhà khoa học, nhà giáo dục đều cho rằng phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện để đạt được mục đích. Phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan của đối tượng nghiên cứu. Sức mạnh của phương pháp trong điều kiện phản ánh đúng quy luật khách quan sẽ đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ hiệu quả nhất để nghiên cứu và cải tạo thế giới.

Trong quá trình giáo dục và dạy học rất cần có phương pháp. Phương pháp giúp người học bằng sự nỗ lực cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn của GV chiếm lĩnh được kiến thức bằng con đường ngắn nhất. Vì thế, ở bất cứ nhà trường nào, người GV nào cũng mong muốn tìm được những phương pháp dạy học tối ưu, hiệu quả nhất đối với NH. Có phương pháp tốt quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức đạt hiệu quả cao, phương pháp không phù hợp sẽ khiến NH không hiểu bài, không hứng thú vào bài học.

Như vậy, mỗi nhà khoa học với những cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều quan điểm, khái niệm về phương pháp dạy học. Song, trong các quan điểm của các nhà khoa học chúng ta đều thấy có sự thống nhất rằng: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của giảng viên và người học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.

1.2.2. Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm

Nhóm (group) là tập hợp những cá thể được hình thành theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện nhiệm vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định. Giữa các thành viên trong nhóm luôn có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung của nhóm. Theo đó, nhóm được đặc trưng bởi số lượng người, bởi sự tương tác giữa các thành viên.

“Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được

bàn bạc, trao đổi về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó” [11, tr.163].

Trong phương pháp thảo luận nhóm “đòi hỏi mỗi thành viên phải tự lực suy nghĩ, tích cực và chủ động trao đổi ỷ tưởng để đưa đến quan điểm thống nhất của cả nhóm, từ đó hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công, hợp tác làm việc và kết quả làm việc của cả nhóm sau đó được trình bày, đánh giá trước toàn lớp” [2, tr.128].

Thông qua sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, NH được trực tiếp trao đổi với nhau về nhận thức, quan điểm của bản thõn để làm rừ một vấn đề nào đú hoặc tham gia góp những ý tưởng làm giàu thêm kiến thức về các nội dung phù hợp với hoạt động học. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là lấy mối quan hệ tác động qua lại giữa NH với NH làm trung tâm của quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của GV nhằm mục đích phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ tích cực đặc biệt là kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

Thảo luận nhóm thường được áp dụng để đi sâu vào vận dụng vào luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Nhiệm vụ của các nhóm tham gia thảo luận có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm thảo luận nhận một nhiệm vụ khác nhau thuộc nội dung trong một bài giảng.

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để bảo đảm nguyên tắc cá biệt, vừa đáp ứng được tính phổ biến trong dạy học, GV có thể chia nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, về mặt phương pháp luận không nên tuyệt đối hóa hay áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả bài giảng.

Một là, sử dụng cách chia nhóm ngẫu nhiên: Ở hình thức này, GV có thể chia nhóm theo bàn hoặc chia theo tổ hoặc gắp thăm. Đây là cách chia khi không cần có sự phân biệt về trình độ của NH. Tất cả NH đều phải hoạt động để giải quyết những vấn để được đặt ra. Nhiệm vụ được giao không có sự khác nhau nhiều về nội dung, có chung một yêu cầu và ít có sự chênh lệch về trình độ khó.

Hai là, sử dụng cách chia nhóm theo sở trường: Đối với cách chia này thường được sử dụng trong các giờ thực hiện ngoại khóa, khi đó mỗi nhóm sẽ gồm những

NH có chung hứng thú, chung sở trường. Theo cách chia nhóm này một mặt vừa dễ tạo hứng thú cho NH nhưng cũng dễ tạo ra sự cách biệt nếu thường xuyên duy trì hình thức này.

Ba là, sử dụng cách chia nhóm theo cùng một trình độ: Khi thực hiện theo cách chia này có thể phân hóa NH về trình độ bởi mức độ khó, dễ của nội dung bài giảng cho từng đối tượng có trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu của NH. GV cần có những yêu cầu cụ thể hơn đối với từng nhóm thảo luận trong việc giải quyết cùng một nhiệm vụ nghiên cứu, GV có thể có những yêu cầu cao hơn với nhóm giỏi, khá và gợi ý cho nhóm ở mức độ trung bình và yếu. Như vậy, khi sử dụng cách chia này sẽ kích thích được hứng thú học tập trong lớp, NH sẽ tự tích cực, chủ động và tự giác hơn theo sự hướng dẫn, điều khiển tổ chức thảo luận nhóm của GV. Một điều cần lưu ý ở đây khi áp dụng cách chia này là GV phải nắm chắc trình độ của mỗi đối tượng NH để chia sao cho đúng trình độ, nếu không sẽ không đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.

Bốn là, sử dụng cách chia nhóm gồm đủ trình độ: Theo cách chia nhóm này, việc xác định vai trò của trưởng nhóm là rất quan trọng. Cách chia này thường được sử dụng khi cần có sự hỗ trợ lẫn nhau theo yêu cầu của nội dung bài giảng.

Như vậy, có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có một ưu điểm riêng. Do đó, trước khi quyết định việc chia nhóm GV cần cân nhắc dựa vào mục tiêu bài giảng, vị trí và sở trường của từng NH.

Trên thực tế, có rất nhiều hình thức tổ chức thảo luận theo nhóm, hiệu quả của mỗi hình thức tuỳ thuộc vào ý đồ và tính chất sử dụng của GV. Dưới đây là một số hình thức thảo luận nhóm trong dạy học môn CTQP-AN ở trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên.

+ Chia theo nhóm nhỏ thông thường

Theo cách chia này, GV chia lớp học thành các nhóm nhỏ (từ 5-7 thành viên) để tổ chức thảo luận một vấn đề cụ thể và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về vấn đề đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác trong một bài giảng, một tiết học, nội dung thảo luận của nhóm nhỏ thông thường là các vấn đề có thời gian ngắn, thời lượng ít (từ 5 - 7 phút).

+ Chia theo nhóm nhỏ rì rầm

Đối với cách chia này, GV chia lớp thành các nhóm “cực nhỏ” từ 2-3 thành viên (thường là cùng một bàn) để trao đổi (rì rầm) và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề, nêu một ý tưởng, một quan điểm... Với hình thức này, GV cần cung cấp đầy đủ, chớnh xác các dữ kiện, gợi ý và nờu rừ yờu cầu đối với các câu trả lời để các thành viên tập trung vào giải quyết vấn đề.

+ Chia theo nhóm kim tự tháp

Đây là hình thức mở rộng của nhóm thảo luận rì rầm, sau khi thảo luận nhóm theo cặp như vậy (nhóm rì rầm) các nhóm (2-3 nhóm rì rầm) kết hợp thành một nhóm thảo luận lớn hơn để hoàn thiện một vấn đề chung, nếu cần thiết có thể kết hợp nhóm này thành những nhóm thảo luận lớn hơn (8-16 thành viên).

+ Chia theo nhóm đồng tâm

Đối với cách chia này, Giảng viên chia lớp thành hai nhóm: một nhóm thảo luận và một nhóm quan sát (sau đó hoán đổi cho nhau). Nhóm thảo luận là nhóm nhỏ ( 6 - 8 thành viên) có nhiệm vụ thảo luận, trình bày vấn đề được giao, số NH còn lại đóng vai trò là người quan sát và phản biện. Hình thức sử dụng nhóm thảo luận này rất có hiệu quả đối với việc dạy học các nội dung tri thức có tính khái quát, trừu tượng của môn CTQP-AN, từ đó góp phần làm tăng ý thức, trách nhiệm của mỗi NH đồng thời tạo động cơ cho những cá nhân nhút nhát, ngại trình bày ý tưởng của mình trước tập thể.

Khi tiến hành thảo luận nhóm, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, tổ chức nhóm thảo luận có thể lớn hoặc nhỏ, tuỳ theo nội dung thảo luận. Tuy nhiên tổ chức thành nhóm thảo luận từ 6 - 8 thành viên là tốt nhất, vì số thành viên như vậy vừa đủ nhỏ để đảm bảo tất cả các thành viên có thể tham gia ý kiến của bản than và cũng vừa đủ lớn để đảm bảo rằng NH có thể trao đổi quan điểm, ý kiến của mình về nội dung thảo luận.

Hai là, chia nội dung bài giảng thành những vấn đề nhỏ có mối liên hệ với nhau. Mỗi vấn đề nhỏ là một nội dung thảo luận.

Ba là, mỗi nhóm thảo luận phải có một nhóm trưởng để điều khiển, duy trì hoạt động của nhóm và có thư ký để ghi chép đầy đủ các ý kiến trong quá trình thảo luận nhóm.

Bốn là, tại một thời điểm có thể giao cho nhiều nhóm cùng thảo luận một nội dung, nhưng cũng có thể giao cho mỗi nhóm một nội dung, sự liên kết giữa các nhóm sẽ tạo ra sự thống nhất chung của bài giảng. Tùy theo mục tiêu bài giảng, GV có thể kết hợp các cách theo những mức độ nhất định để đảm bảo tính phù hợp.

Năm là, các sản phẩm của cá nhân hay nhóm thảo luận được thể hiện trên các sản phẩm thảo luận như: Bảng tài liệu, mô hình hay các bản báo cáo. Sản phẩm đó phải được trình bày trước lớp hoặc nhóm trong lớp để mọi người góp ý, nhận xét.

Sáu là, cần đảm bảo phải có thông tin, phản hồi từ các nhóm khác. Trong quá

trình các nhóm thảo luận, GV cần kiểm tra việc ghi chép của thư ký, quan sát để nắm bắt được thái độ và mức độ tích cực của NH khi tham gia thảo luận.

Bảy là, khi kết thúc việc thảo luận nhóm, GV cần có nhận xét, đánh giá, tổng hợp ý kiến, đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề thảo luận, thực hiện công tác cố vấn, trọng tài và kịp thời khen ngợi, khích lệ đối với những nhóm, những cá nhân làm tốt.

Tám là, khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cần xác định cụ thể hoạt động của GV và NH.

Hoạt động của giảng viên

Giảng viên thiết kế các nhiệm vụ, các tình huống thảo luận cho NH.

Nội dung bài giảng phải được GV thiết kế thành các nhiệm vụ học tập. Các nhiệm vụ học tập phải kích thích NH có nhu cầu làm việc nhóm, có sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ và phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, quá trình này đòi hỏi người GV phải có tri thức sâu rộng, có kĩ năng thiết kế nhiệm vụ, có nghệ thuật sư phạm, tạo môi trường hợp tác và kích thích nhu cầu ham muốn giải quyết vấn đề của NH.

Trong quá trình thiết kế nhiệm vụ, GV phải dự đoán được trước những khó khăn và vướng mắc của NH có thể gặp phải trong quá trình giải quyết nhiệm vụ;

dự đoán được các kĩ năng hiện có của NH để giao nhiệm vụ phù hợp và kích thích sự phát triển; xác định nhiệm vụ sẽ đồng nhất hay khác nhau giữa các nhóm; dự kiến thời gian hoàn thành nhiệm vụ và phương thức tổ chức hoạt động của NH để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Nghiên cứu cách thức chia nhóm và phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm:

Giảng viên cần phải chia đều về số lượng và năng lực làm việc giữa các nhóm thảo luận. Nếu vấn đề đặt ra trong bài giảng không nhiều, GV có thể cho hai nhóm cùng thảo luận một vấn đề. Nhưng sau đó GV có thể linh hoạt cho một nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận, còn nhóm kia đặt ra câu hỏi phản biện về vấn đề đó.

Sau khi phân chia thành các nhóm thảo luận, GV có thể hướng dẫn NH phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm thảo luận đều được phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng.

Nhiệm vụ của các thành viên trong một nhóm có thể bao gồm:

Trưởng nhóm, là người giữ vai trò điều khiển nhóm thảo luận và có nhiệm vụ hướng dẫn các thành viờn tham gia vào hoạt động, giải thớch rừ nhiệm vụ hoạt động của nhóm; tóm tắt nội dung thảo luận, kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chưa; thống nhất ý kiến của nhóm; giải quyết các “mâu thuẫn” trong quá trình hoạt động thảo luận nhóm. Với vai trò này, GV cần chọn NH có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lý nhóm, giám sát và hướng dẫn các thành viên khác trong nhóm thảo luận.

Thư kí, là người giữ vai trò ghi chép mọi ý kiến của các thành viên trong nhóm, biên tập và tóm tắt các ý kiến của các thành viên trong nhóm.

Người báo cáo sẽ thay mặt nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Vai trò của các thành viên trong nhóm thảo luận cũng thường xuyên được thay đổi, NH cần được luân phiên nhau làm nhóm trưởng hoặc thư kí, luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày báo cáo kết quả sau quá trình thảo luận.

Bố trí không gian lớp học

Cách bố trí không gian lớp học cũng có sức ảnh hưởng lớn đến dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm. Nét sáng tạo trong dạy học phát triển kĩ năng cho NH là GV xắp xếp, bố trí lại không gian lớp học, giúp cho NH mặt đối mặt, tích cực hợp tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, thuận lợi cho GV đi lại kiểm tra

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 27 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w