Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 128 - 139)

IV. Tiến trình dạy học 1. Thủ tục lên lớp

3. Thủ đoạn đánh phá và khả năng sử dụng vũ

3.2. Thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thực nghiệm 3.2.1.1. Giả thuyết thực nghiệm

Thực nghiệm việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, NH sẽ hứng thú với nội dung bài giảng, tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức bài học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

3.2.1.2. Mục đích của thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích về tính hiệu quả và tính khả thi về quy trình sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh, qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.2.1.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

Đảm bảo về chất lượng kiểm tra khoa học, khách quan, tôn trọng chương trình,

giáo trình môn Công tác quốc phòng, an ninh.

Đảm bảo tính đa dạng ở các đối tượng người học và trình độ nghiệp vụ của giảng viên dạy thực nghiệm.

3.2.1.4. Nội dung thực nghiệm

Giảng dạy hai bài trong chương trình môn Công tác quốc phòng, an ninh bậc Đại học và Cao đẳng.

3.2.1.5. Phương pháp thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành ở đối tượng người học là NH đào tạo trình độ đại học. Quá trình thực nghiệm tác giả tiến hành theo hình thức song song.

Trong đó tương ứng với các phương án thực nghiệm có hai trung đội đối chứng và hai trung đội thực nghiệm. Ở hai trung đội thực nghiệm, các bài dạy được tiến hành theo cách thức, quy trình mà tác giả đã đề xuất. Còn ở hai trung đội đối chứng giảng viên vẫn dạy bình thường theo bài giảng cũ do Khoa Giáo viên đã phê duyệt.

Kết thúc mỗi bài thực nghiệm, tác giả tổ chức kiểm tra ở cả hai trung đội thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề trong cùng một thời gian. Kết quả bài kiểm tra được phân tích và xử lí bằng phương pháp tính tỷ lệ phần trăm. Sau mỗi bài

thực nghiệm, tác giả có tổ chức toạ đàm, phỏng vấn lãnh đạo Khoa Giáo viên, giảng viên

và người học để kịp thời bổ sung, chỉnh lí các yêu cầu cho phù hợp, hạn chế các yếu tố sai sót.

3.2.1.6. Tổ chức thực nghiệm

* Thời gian thực nghiệm

Căn cứ vào mục đích, nội dung thực nghiệm, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của Trung tâm và quỹ thời gian làm luận văn của mình, tác giả xác định thời gian thực nghiệm là tuần 1 và tuần 2 khóa K28-CN1 năm học 2019 - 2020.

Việc dạy thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường theo kế hoạch giảng dạy của Trung tâm, không làm đảo lộn hoạt động của Trung tâm.

* Cơ sở và đối tượng thực nghiệm Cơ sở thực nghiệm:

Cơ sở thực nghiệm là Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.

Đối tượng thực nghiệm:

Đối tượng thực nghiệm mà tác giả lựa chọn là NH trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. Tác giả lựa chọn hai trung đội thực nghiệm và 2 trung đội đối chứng, Các trung đội thực nghiệm và các trung đội đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc:

Có quân số người học bằng nhau, kết quả học tập và trình độ không có sự chênh lệch đáng kể (cùng là sinh viên của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đào tạo chung một chuyên ngành).

Tổng quân số người học là 168 người, trong đó: Trung đội thực nghiệm là trung đội 1 và trung đội 2 có 84 người học, Trung đội đối chứng là trung đội 3 và trung đội 4 có 84 người học.

Môi trường sống, học tập và rèn luyện của người học là như nhau (cùng ở nội trú trong ký túc xá của Trung tâm).

* Chọn bài thực nghiệm

Bài B1: Phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

Bài B2: Phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao.

* Tiến hành thực nghiệm

Bước 1: Kiểm tra các điều kiện để thực nghiệm.

Kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, kiểm tra về sự chuẩn bị bài giảng, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ quá trình lên lớp.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm.

Tác giả tiến hành giảng dạy theo phương án thực nghiệm ở trung đội thực nghiệm và giảng dạy bình thường ở trung đội đối chứng với cùng một bài.

Trong quá trình lên lớp tác giả trực tiếp giảng dạy trung đội đối chứng và trung

đội thực nghiệm, với mục đích đánh giá quá trình triển khai thực nghiệm.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.

Sau khi lên lớp xong nội dung mỗi bài thực nghiệm, tác giả tiến hành kiểm tra người học theo hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận cả ở trung đội thực nghiệm và trung đội đối chứng. Các trung đội này cùng bài kiểm tra như nhau và thực hiện bài kiểm tra trong một lượng thời gian như nhau. Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của người học ở các trung đội thực nghiệm và các trung đội đối chứng.

3.2.2. Kết quả thực nghiệm

Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy ở trung đội thực nghiệm và trung đội đối chứng với hai kiểu giảng dạy khác nhau, tác giả cho người học ở cả hai trung đội làm bài kiểm tra thời gian 45 phút, sau đó tác giả đánh giá kết quả học tập của người học bằng cách dùng thang chấm điểm 10. Thang chấm điểm chia làm 4 mức từ cao xuống thấp, tương đương với 4 loại: giỏi, khá, trung bình và không đạt.

Loại giỏi: Từ điểm 9 đến điểm 10.

Loại khá: Từ điểm 7 đến điểm 8.

Loại trung bình: Từ điểm 5 đến điểm 6.

Loại không đạt: Các điểm dưới 5.

Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra của NH trung đội đối chứng và trung đội thực nghiệm ở lần thực nghiệm đầu tiên sau khi dạy bài B1, tác giả thu được kết quả học tập của hai trung đội như sau:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra 1 tiết của trung đội thực nghiệm

và trung đội đối chứng (lần 1)

Phân Giỏi Khá Trung bình Không đạt

loại (9-10) (8-9) (5-6) (<5)

Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ

Trung đội lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % Trung đội

18 21,4% 54 64,3% 12 14,3% 0 0%

Thực nghiệm Trung đội

4 4,8% 36 42,8% 44 52,4% 0 0%

Đối chứng

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài)

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của NH được sắp xếp theo các mức tăng hay giảm, chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm (%) so với tổng quân số của trung đội để đánh giá vai trò, tác dụng của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN. Kết quả kiểm tra tại bảng 3.1 cho

thấy:

Tỷ lệ NH đạt điểm trung bình ở cả hai trung đội vẫn còn nhiều. Cụ thể: Trung đội 1,2 chiếm (14,3%), trung đội 3,4 chiếm (52,4%). Như vậy, tỷ lệ NH đạt điểm trung bình ở trung đội đối chứng cao hơn nhiều so với trung đội thực nghiệm.

Tỷ lệ NH đạt điểm khá ở trung đội 1,2 chiếm (64,3%), cao hơn so với trung đội 3,4 (42,8%).

Tỷ lệ NH đạt điểm giỏi ở trung đội 1,2 chiếm (21,4%), cao hơn nhiều so với trung đội 3,4 (4,8%).

Như vậy, quá trình thực nghiệm lần thứ nhất cho thấy, tỷ lệ NH đạt điểm khá, giỏi ở trung đội thực nghiệm cao hơn trung đội đối chứng, tỷ lệ đạt điểm trung bình của trung đội thực nghiệm đã giảm so với tổng quân số của trung đội. Để đạt được kết quả như trên là do đã vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn ở trung đội thực nghiệm, còn ở trung đội đối chứng thì không. Kết quả học tập và mức độ hứng thú tham gia tích cực vào bài giảng ở trung đội thực nghiệm cao hơn so với trung đội đối chứng. Tuy nhiên để đảm bảo tính khách quan, tác giả tiếp tục

tiến hành thực nghiệm lần thứ hai sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của giảng viên trong Khoa và phản hồi bước đầu của người học.

Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra của NH trung đội đối chứng và trung đội thực nghiệm ở lần thực nghiệm thứ hai sau khi dạy bài B2, tác giả thu được kết quả học tập của hai trung đội như sau:

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra 1 tiết của trung đội thực nghiệm và trung đội đối chứng (lần 2)

Phân Giỏi Khá Trung bình Không đạt

loại (9-10) (8-9) (5-6) (<5)

Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ

Trung đội lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % lượng lệ % Trung đội

22 26,2% 56 66,7% 6 7,1% 0 0%

Thực nghiệm Trung đội

6 7,2% 38 45,2% 40 47,6% 0 0%

Đối chứng

(Nguồn: Số liệu điều tra khi thực hiện đề tài)

Kết quả kiểm tra nội dung bài của người học sau lần thực nghiệm thứ hai được thể hiện ở bảng 3.2, cụ thể:

Tỷ lệ người học đạt điểm trung bình của trung đội thực nghiệm đã giảm hơn nhiều so với lần thực nghiệm thứ nhất chiếm (7,1%), tỷ lệ người học đạt kết quả điểm trung bình của trung đội đối chứng còn cao chiếm (47,6%).

Tỷ lệ người học đạt điểm khá của trung đội thực nghiệm đã tăng so với lần thực nghiệm thứ nhất (66,7%), trong khi đó trung đội đối chứng là (45,2%).

Tỷ lệ người học đạt điểm giỏi ở trung đội thực nghiệm cao hơn trung đội đối chứng, cụ thể là ở trung đội thực nghiệm có (26,2%), trung đội đối chứng chỉ có (7,2%). Điều này cho thấy ở lần thực nghiệm thứ hai này số người học đạt điểm giỏi ở trung đội đối chứng không thay đổi nhiều so với lần thực nghiệm thứ nhất, nhưng ở trung đội thực nghiệm thì tỷ lệ người học đạt điểm giỏi lại tăng lên một cách đáng kể trong lần thực nghiệm thứ hai này.

Như vậy, đến lần thực nghiệm thứ hai này, kết quả học tập và rèn luyện của trung đội thực nghiệm đã cao hơn hẳn so với trung đội đối trứng. Đặc biệt ở trung đội thực nghiệm, số người học đạt điểm giỏi, khá không chỉ tăng lên, mà số người học đạt điểm trung bình cũng giảm nhiều. Điều này chứng tỏ việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh đã thực sự có hiệu quả, nhận thức của người học đã có sự chuyển biến tích cực, chất lượng học tập và rèn luyện của người học được nâng lên một cách rừ rệt.

3.2.3. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm là một bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài khoa học nói chung và chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn lý luận chính trị nói riêng. Tiến hành quá trình thực nghiệm mới đem lại các kết quả từ đó khẳng định tính hiệu quả, khả thi của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP- AN ở Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên. Thông qua việc sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp này, người học chủ động hơn, tích cực hơn, say mê và tạo ra hứng thú học tập nhiều hơn. Đó là đòn bảy quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập của môn học.

Việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai đã tạo ra một động lực tinh thần và trí tuệ để tích cực hoạt động nhận thức của NH.

Giờ học diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của NH. Người học từ chỗ là đối tượng thụ động đã thực sự trở thành một chủ thể tích cực và tự giác của hoạt động học, tự mình chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng bằng chính hoạt động của mình, bằng sự hợp tác với các thành viên khác và với thầy. Vì vậy, giờ học sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai theo phương án thực nghiệm không chỉ giúp NH lĩnh hội tri thức và kỹ năng với chất lượng cao hơn, vững chắc hơn so với phương án cũ, mà nó còn giúp cho NH hình thành và phát triển các kỹ năng sống tương đối hoàn thiện. Điều đó giúp cho NH vững vàng trước khó khăn, thử thách, luôn yêu đời và luôn làm chủ được cuộc sống của mình. Cũng vì lẽ đó, mà tại các giờ học này đã thu hút được sực say mê và hứng thú học tập của NH.

Các kết quả thu được từ thực nghiệm và những ý kiến của các GV Khoa đã cho chúng ta khá nhiều dẫn liệu để bổ sung và chỉnh lý quy trình, cũng như kĩ thuật tổ chức dạy học theo hướng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Vì vậy, cho tới thời điểm này, tác giả có thể khẳng định rằng: sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai, quy trình và kĩ thuật đó hoàn toàn mang tính khả thi và có tính hiệu lực cao.

Tiểu kết chương 3

Để tiến hành thực nghiệm, tác giả đã nghiên cứu, thiết kế 2 giáo án thực nghiệm, thực hiện trong 8 tiết học. Để so sánh kết quả thực nghiệm, tác giả đã giảng dạy nội dung trên với trung đội thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy đa số người học hứng thú với việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học. Giờ học diễn ra sôi nổi, hào hứng, người học tích cực hoạt động để lĩnh hội tri thức. Qua thống kê chất lượng bài làm kiểm tra cho thấy kết quả học tập của trung đội thực nghiệm cao hơn trung đội đối chứng.

Sau khi thực nghiệm sư phạm tác giả khẳng định tính đúng đắn của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN. Trong suốt quá trình thực nghiệm, tác giả đã chứng minh sự lựa chọn trên đem lại hiệu quả cao hơn so với sử dụng các phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều. Việc tổ chức cho người học học tập theo quy trình mà tác giả đã đề xuất là thích hợp, góp phần thay đổi phương pháp dạy học môn CTQP-AN theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học. Biến quá trình dạy học thành quá trình người học chủ động, tích cực, hứng thú lĩnh hội tri thức khoa học.

Từ những kết quả nghiên cứu trên một lần nữa tác giả khẳng định việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP- AN là một sự lựa chọn phù hợp cho quá trình dạy học ở nước ta hiện nay.

Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy quy trình sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai như đã đề xuất góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn CTQP-AN. Sự kết hợp này đã phát huy mạnh mẽ tính chủ động, tích cực của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức. Điều này đã khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu:

1. Trong xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại, người ta nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai nhằm giúp người học chủ động trong học tập, lĩnh hội kiến thức và kỹ năng hoạt động. Sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai thuộc về nhóm “phương pháp tích cực” người học tìm tòi kiến thức, hình thành thói quen học tập theo phương pháp nghiên cứu sáng tạo. Sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn CTQP- AN. Bởi đây là một trong những phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp dạy học khác, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

2. Kế thừa và phát triển về đổi mới phương pháp hiện đại, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dạy học như: Phương pháp dạy học, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, ý nghĩa của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn CTQP-AN nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài.

3. Kết quả khảo sát về thực trạng việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai của giảng viên trong quá trình dạy học môn CTQP- AN bước đầu đã khái quát được bức tranh tổng thể về tình hình dạy học môn học này ở Trung tâm. Giảng viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. Đặc biệt là sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Giảng viên chưa biết tổ chức cho người học sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai theo một quy trình hợp lý. Vì vậy, chất lượng, hiệu quả dạy học môn CTQP-AN chưa cao.

4. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai là sự kết hợp hữu cơ giữa quy trình dạy của thầy và quy trình tự học của trò. Nó là một trật tự tuyến tính gồm các giai đoạn, các bước và các thao tác dạy và học từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc. Với cách

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 128 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w