Sự cần thiết của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 56 - 62)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Sự cần thiết của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh

Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin tri thức của nhân loại hàng ngày tăng theo cấp số nhân. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng liên tục và nhanh chóng cả về tri thức và kỹ năng. Vì vậy, nếu trước đây ưu tiên số một của giáo dục là trang bị kiến thức cho NH , giúp cho NH ghi nhớ được một lượng kiến thức thông tin, kiến thức tối đa trong khả năng của họ thì ngày nay các phương tiện lưu trữ thông tin sẵn sàng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho con người. Do đó, ưu tiên số một của NH không phải là ghi nhớ tri thức mà là nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức mới và sáng tạo ra tri thức mới. Hơn nữa tri thức của nhân loại ngày nay thay đổi nhanh chóng và sớm trở nên lỗi thời. Do đó, nội dung chương trình dạy học cần chú trọng kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu hơn là chỉ chú trọng trang bị tri thức cho NH. Như vậy, sự kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại sẽ đáp ứng được được yêu cầu trên.

Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học thì mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được mục tiêu chuyển từ dạy là trung tâm sang lấy học làm trung tâm. Cho nên dạy học là một quá trình hoạt động diễn ra là dạy và học. Đó là hai nhân tố tác động biện chứng trong một mối quan hệ thống nhất. Mục đích của quá trình này là nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Kết quả là trang bị cho NH các kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ học vấn cho NH kể cả mặt kiến thức, phương pháp hoạt động và năng lực tổ chức thực tiễn.

Trong quá trình dạy và học thì nhân tố dạy của GV giữ vai trò chủ đạo song nhân tố học của NH là chủ động hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động để tiếp thu các kiến thức khoa học. Quá trình dạy và học là hai hoạt động có sự tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì không còn là một quá trình nữa. Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác động kích thích, khơi dạy ở NH những nhu cầu mới. Hoạt động học chỉ có hiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hội kiến thức.

Xuất phát từ đặc điểm của môn học, việc kết hợp hai phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn CTQP-AN, kết hợp sử dụng hai phương pháp giảng dạy trên một cách sáng tạo, linh hoạt sẽ phát huy tính tích cực của người học thông qua hàng loạt các tác động của GV, NH không còn ở trạng thái bị động khi tiếp thu kiến thức mà thông qua đó NH có thể vận dụng những kiến thức mình được học vào trong cuộc sống cũng như công việc.

Các nhà giáo dục đang hướng tới các phương pháp dạy học tích cực, tức là sử dụng những phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của NH và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu dạy học. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó, không có phương pháp nào là tối ưu cả. Dạy học tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung chương trình của môn CTQP-AN mà người GV phải chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp. Để thực

hiện đổi mới phương pháp dạy học thì người GV là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới. Chủ trương dạy học hiện nay là dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nên yêu cầu người GV phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn để xây dựng được một hệ thống phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp cho từng nội dung bài giảng. Trên lớp GV sẽ dạy ít hơn nhưng NH phải làm việc nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác hoặc các trò chơi, bài tập tình huống theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV. Người học sẽ được GV tạo điều kiện để trao đổi với nhau và trao đổi với GV. Chính vì được sáng tạo, tìm tòi khám phá

của NH và sự phản biện của NH trong mỗi giờ học sẽ góp phần làm giàu thêm kiến thức cho GV. Nếu tổ chức được một giờ học như thế chắc chắn NH sẽ ham học và học được nhiều hơn.

Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của môn học có ý nghĩa quan trọng bởi từ đây người GV sẽ xác định được hình thức, phương pháp giảng dạy. Mục đích của dạy học môn CTQP-AN có nhiều cấp độ khác nhau tùy vào từng bài, từng tiết cụ thề để GV có thể xác định mục đích khác nhau.

Mục đích nhận thức: Môn CTQP-AN góp phần hình thành, làm sâu sắc về hiểu biết của NH về chủ nghĩa xã hội; về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những kiến thức căn bản về công tác Quốc phòng, An ninh trong giai đoạn hiện nay. Những hiểu biết đó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với Đảng và Nhà

nước.

Mục đích cảm xúc: Chủ trương đưa môn CTQP-AN vào gảng dạy cho đối tượng là sinh viên của ĐHTN nhằm hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Mục đích hành vi: Giảng dạy và học tập môn CTQP-AN giúp NH nhận thức đúng đắn đầy đủ về các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, từ đó vận dụng vào trong cuộc sống một cách linh hoạt, cũng như giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống cũng như công việc.

Nội dung môn CTQP-AN là những kiến thức vừa mang tính lý luận vừa gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội, mang tính thực tế cao. Qua các tình huống NH

sẽ có cách ứng xử phù hợp với những tinh huống diễn ra trong công việc cũng như

trong cuộc sống, biết liên hệ so sánh giữa các tình huống giả định với tỉnh huống có thực trong cuộc sống.

Việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai là sự kết hợp khá mới có thể phát huy tính tích cực của NH, giúp cho NH chủ động, hứng thú, dễ dàng nắm bắt được tri thức mới hơn hẳn các phương pháp dạy học truyền thống.

Tiểu kết chương 1

Dạy học là một quá trình vừa mang tính khuôn mẫu, mô phạm, vừa có tính nghệ thuật, được tạo thành bởi hai yếu tố cơ bản là người dạy và người học. Để quá trình đó đạt kết quả cao thì cả người dạy và người học cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Điều này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiến thức, với đối tượng người học.

Chương trình GDQP&AN ở các bậc học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề và chuyên nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng đối với NH, nó hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cung cấp tri thức, kinh nghiệm sống và kĩ năng thực hành các động tác quân sự cho NH. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp dạy học chưa hợp lí, thiếu sự đa dạng, phong phú làm hạn chế sự hứng thú trong học tập ở NH. Thực tiễn đó đòi hỏi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai để nâng cao hiệu quả dạy học môn CTQP-AN ở các trung tâm GDQP&AN nói chung và Trung tâm GDQP&AN - ĐHTN nói riêng. Phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai khi được vận dụng kết hợp cùng với một số phương pháp dạy học khác sẽ góp phần tích cực hoá hoạt động của NH nhằm phát triển tri thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua thực tế trải nghiệm và nghiên cứu, bản thân tác giả nhận thấy việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN có khả năng đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để kết hợp hai phương pháp này thành công và đáp ứng được mục tiêu môn học, kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai cần được xây dựng thành quy trình mang tính chặt chẽ và đảm bảo tính khoa học.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

THEO HƯỚNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHểM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐểNG VAI TRONG DẠY HỌC MễN CễNG TÁC QUỐC PHềNG, AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHềNG

VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

2.1. Thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương

Một phần của tài liệu Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn công tác quốc phòng, an tinh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh đại học thái nguyên (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w