Khi soạn bài giảng, lập kế hoạch tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai, giảng viên cần thiết kế cả phiếu giao việc cho NH. Trong phiếu giao việc GV xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn NH theo dừi nội dung bài giảng đỳng trọng tõm, đỳng hướng. Hệ thống câu hỏi, bài tập được xây dựng trên cơ sở mục đích của việc thảo luận nhóm và trình độ hiểu biết của NH nhằm:
Hướng NH tự khám phá tri thức thông qua việc thảo luận nhóm bằng cách theo dừi tớnh cách, lời thoại của nhõn vật trong các tỡnh huống.
Giúp NH hiểu được mục đích, nhiệm vụ kết hợp giữa thảo luận nhóm và đóng vai. (Mục đích kết hợp thảo luận nhóm và đóng vai để làm gì? NH sẽ rút ra được những tri thức khoa học nào? Những kĩ năng nào cần rèn cho NH trong thực tiễn?).
Người học tìm ra được tri thức khoa học, kĩ năng mới trong quá trình học tập.
Giúp NH liên hệ, so sánh giữa các tình huống giả định với các tình huống có thực diễn ra trong cuộc sống.
Giúp NH rèn luyện và hoàn thiện những kỹ năng đã học ứng dụng trong cuộc sống.
Về nội dung và hình thức các câu hỏi, bài tập thiết kế trong phiếu giao việc phải diễn đạt một cách chặt chẽ, rừ ràng, mạch lạc, chớnh xác và dễ hiểu. Cần đa dạng hoá hình thức câu hỏi, bài tập gây sự hứng thú cho NH, đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức của NH. Các câu hỏi về đánh giá, nhận xét thái độ, hành vi của từng nhân vật trong tình huống, có những câu hỏi để NH tự nhận xét, đánh giá
về chính bản thân mình, hay có những câu hỏi gợi mở để các em đưa ra các tình huống ứng xử khác phù hợp với nội dung bài giảng...
Từ việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai với hệ thống câu hỏi, NH sẽ biết được mục đích, nhiệm vụ thảo luận nhóm và đóng vai của mỡnh, biết theo dừi cách diễn xuất của các bạn đồng thời biết tỡm ra được nội dung kiến thức của bài giảng, đó là những tri thức mà mục tiêu bài giảng đưa ra.
Như vậy, khác với cách tổ chức cho NH sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai thông thường. Hệ thống các câu hỏi trong phiếu học tập không những có tác dụng định hướng hoạt động thảo luận nhóm và đóng vai cho NH đi đúng mục đích, đúng kế hoạch, đúng trọng tâm mà còn có tác dụng tổ chức,
hướng dẫn, kiểm tra kết quả hoạt động của NH.
Trong quá trình lập kế hoạch nội dung bài giảng cho NH kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai, GV cần chuẩn bị một số đạo cụ đơn giản để hoá trang tăng thêm tính hấp dẫn của phương pháp đóng vai, chủ động trong kế hoạch giảng dạy của mình.
* Công việc chuẩn bị của người học
Người học tìm hiểu trước nội dung bài giảng qua giáo trình, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, trang phục… theo yêu cầu của giảng viên.
Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới hiệu quả của quá
trình dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Bài giảng được kết cấu bởi nhiều tình huống dạy học. Sự kết thúc lời giải của một tình huống này sẽ là điểm xuất phát mở đầu cho những lời giải tiếp theo
nhưng ở mức độ cao hơn tương ứng với sự lôgíc của bài giảng ở mỗi tình huống, hoạt động của thầy và trò đều tuân theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Giới thiệu nội dung bài giảng.
Việc giới thiệu nội dung bài giảng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cho NH sự tò mò, háo hức chờ đợi các nội dung kiến thức, các tình huống nội dung bài giảng sắp diễn ra đối với NH. Chính vì vậy, GV cần thay đổi cách giới thiệu nội dung bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau (Thông qua một trò chơi, một câu chuyện, một tình huống có vấn đề, một câu hỏi gợi mở...) nhằm lôi cuốn NH trong quá trình học tập.
Người học tiếp nhận bài giảng, tiến hành các hoạt động dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Bước 2: Tổ chức cho người học kết hợp thảo luận nhóm với đóng vai.
Đây là bước quan trọng nhất, hiệu quả của giờ dạy phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của giảng viên và người học ở bước này. Bao gồm những công việc sau:
* Công việc của giảng viên
Giảng viên chia NH thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 - 5 thành viên (Số lượng trong mỗi nhóm phụ thuộc vào nội dung bài giảng). Trong cách chia nhóm GV lưu ý nên luân chuyển nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm một cách linh động, tránh sự trùng lặp để NH được giao lưu, học hỏi nhiều hơn.
Nêu nội dung tình huống một cách cụ thể, NH sẽ thảo luận trong nhóm để tìm hiểu sâu sắc nội dung tình huống, chuẩn bị lời thoại của các nhân vật, phân công mỗi thành viên đảm nhận một vai phù hợp với tính cách từng nhân vật để tham gia diễn xuất.
Hướng dẫn NH phục trang sao cho phù hợp, sử dụng các đạo cụ phù hợp với nội dung nhằm tăng thêm tính hấp dẫn, gây sự chú ý bất ngờ, phù hợp với đặc điểm tâm lí người học. Giảng viên chuẩn bị một số phương án về cách ứng xử, lời thoại của các nhõn vật trong tỡnh huống để hướng dẫn NH. Giảng viờn theo dừi, tổ chức
hướng dẫn NH. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ các nhóm NH gặp khó khăn trong quá
trình thảo luận cũng như đóng vai.
Tổ chức cho người học đóng vai nhân vật.
* Công việc của người học
Người học tổ chức thảo luận nội dung (tình huống) giảng viên nêu ra Các nhóm ổn định tổ chức, cử nhóm trưởng, người thư ký ghi chép.
Các nhóm tiếp cận nhiệm vụ học tập của mình qua phiếu giao việc và lời giải thích hướng dẫn của giảng viên.
Người học phải ý thức được mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ thảo luận nhóm và đóng vai, hình thành nhu cầu giải quyết nhiệm vụ. Đây chính là động lực thúc đẩy tính tích cực chủ động, sự sáng tạo của mỗi NH nói riêng và cả nhóm nói chung.
Các nhóm tiến hành thảo luận, chuẩn bị lời thoại, phong cách diễn xuất theo yêu cầu nội dung tình huống.
Phân công đóng vai.
Người học có thể đóng vai chiến sỹ, cán bộ chỉ huy, quần chúng nhân dân hay một tên địch... Mỗi nhân vật có một tính cách riêng, chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh của nhân vật cụ thể... Chính vì vậy, NH thảo luận để tìm hiểu tính cách từng nhân vật, chọn các thành viên trong nhóm tham gia diễn xuất phù hợp với tính cách của các nhân vật đó.
Người học chọn cách phục trang
Giảng viên gợi ý hướng dẫn cho NH chọn cách phục trang phù hợp với nhân vật để tăng thêm tính hấp dẫn, gây sự chú ý của NH. Cách phục trang không nên quá cầu kì làm mất thời gian không đảm bảo yêu cầu nội dung bài giảng.
Người học thực hiện đóng vai
Người học tham ra diễn xuất cần chú ý đến: phong cách, điệu bộ, lời thoại....
biểu diễn phải hết sức tự nhiên phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Người học phải biết “hoá thân” vào nhân vật, tạo dựng cho nhân vật sống đúng với hoàn cảnh thực. Một tình huống có thể nhiều nhóm cùng tham ra diễn xuất, qua đó chúng ta có thể so sánh đánh giá sự sáng tạo của người học.
Bước 3: Tổ chức cho người học báo cáo kết quả
* Công việc của giảng viên
Tổ chức cho NH báo cáo kết quả thảo luận nhóm và đóng vai trước trung đội.
Để rèn luyện cho NH cách nghe, cách hiểu, tái hiện lại những thông tin đã thu nhận,
GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhận xét về lời thoại, phong cách biểu diễn, cách trang phục... của nhóm khác có phù hợp với nội dung tình huống nêu ra hay không, đồng thời bổ sung ý kiến của nhóm mình.
* Công việc của người học
Ở bước này người học tiến hành các công việc như sau:
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả quá trình thảo luận nhóm và đóng vai của nhóm mình trước trung đội.
Các nhóm khác lắng nghe, tranh luận, bổ sung ý kiến của nhóm mình.
Người học rút ra được tri thức khoa học, những kỹ năng cần rèn luyện, liên hệ thực tiễn, ý nghĩa bài giảng.
Bước 4: Giảng viên nhấn mạnh và chốt những nội dung trọng tâm.
Trên cơ sở kết quả thảo luận nhóm và đóng vai của các nhóm GV khái quát lại toàn bộ vấn đề, những kết luận về nhận thức, kỹ năng, hành vi, thái độ, tình cảm, đây chính là mấu chốt lại những vấn đề cơ bản trọng tâm của bài giảng.
Cũng có thể GV nêu lên một tình huống để NH tự đánh giá nhận xét, đưa ra các phương án giải quyết, rút ra các tri thức khoa học và các hành vi ứng xử. Sau đó GV chốt lại nội dung kiến thức của bài giảng. Đồng thời GV cần dành thời gian động viên, khen thưởng những nhóm hoạt động tích cực, có kết quả thảo luận và đóng vai tốt.
Người học nhắc lại những kết luận chung của bài giảng hoặc đánh giá các hành
vi của các nhân vật trong tình huống, trong cuộc sống mà NH bắt gặp.
Giai đoạn 3: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của bất kì một quá trình dạy học nào, nhằm xác định tính đúng đắn của việc thực hiện quá trình cũng như kết quả của quá trình ấy. Việc tổ chức cho NH kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai với tư cách là phương pháp dạy học cần được kiểm tra đánh giá, thông qua đó để kịp thời điều chỉnh quá trình hoạt động của GV và hoạt động của NH, đồng thời rút kinh nghiệm cho NH quá trình về sau.
Việc đánh giá được xác định trên các tiêu chí sau:
Kết quả nhận thức của người học.
Kết quả của việc hình thành kỹ năng cho người học.
Kết quả giáo dục về thái độ tình cảm cho người học.
Mức độ chú ý của người học trong giờ học.
Khi đánh giá kết quả học tập của NH sau mỗi tiết học cần tạo điều kiện cho các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Bao gồm;
Đánh giá về mặt định lượng:
Kết quả học tập của người học.
Kĩ năng vận dụng kiến thức, bộc lộ kỹ năng của người học như kĩ năng kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, kỹ năng thực hành các thao tác, động tác quân sự thông qua các tình huống đơn giản cụ thể.
Đánh giá về mặt định tính:
Mức độ hoạt động của người học trong giờ giảng.
Mức độ chú ý của người học trong tiến trình bài giảng.
Cách ứng xử của người học với mọi người xung quanh. Thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân...
Đánh giá chung:
Nhằm mục đích đánh giá toàn diện về hiệu quả việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sau mỗi tiết giảng cần tạo điều kiện cho
NH tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Giảng viờn theo dừi cách ứng xử của người học thụng qua nội dung bài giảng trên lớp, cách ứng xử, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học.
Giảng viờn theo dừi đánh giá và giỳp đỡ người học điều chỉnh hành vi theo các chuẩn mực đạo đức.
Giảng viờn theo dừi, đánh giá cả về kỹ năng đúng vai của người học thụng qua các vai diễn, để người học có thể hoàn thiện bản thân và vận dụng linh hoạt trong thực tiễn của cuộc sống.
2.2.3. Điều kiện để thực hiện quy trình tổ chức cho người học kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai đạt hiệu quả
Tổ chức cho người học kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong giờ giảng môn CTQP-AN là một phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học trong quá trình học tập. Tuy nhiên, để tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai có hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
2.2.3.1. Về phía Trung tâm và các cấp quản lý
Để sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai được thành công và mang lại chất lượng dạy và học đạt kết quả tốt đòi hỏi Trung tâm cần thực hiên các yêu cầu sau:
Phải có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất và con người, kế hoạch tài chính hàng năm ngoài việc dành một khoản tương xứng cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học, hình thành các phòng học chuyên dụng còn dành một phần kinh phí cho nghiên cứu triển khai, thực hiện một số sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học và tham quan học tập trong và ngoài nước cho giảng viên.
Phải chú trọng khuyến khích cả về tinh thần, vật chất cho những giảng viên đã nhiệt tình và tốn nhiều công sức cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học, chuyên tâm đầu tư thời gian cho nghiên cứu khoa học.
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ cán bộ giảng viên phải là bước đầu quan trọng và được thực hiện qua các hình thức khác nhau. Đặc biệt là phải chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên chưa có chứng chỉ giáo dục đại học theo chương trình chung.
Phải tổ chức các hội thảo chuyên đề kèm theo các báo cáo, và các bài giảng minh hoạ được chuẩn bị trước để học tập và trao đổi kinh nghiệm.
Phải khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện dạy học kết hợp với việc khuyến khích
giảng viên tham gia thiết kế và chế tạo phương tiện và đồ dùng dạy học từ đơn giản đến phức tạp.
Phải chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của các cán bộ giảng viên để họ có thể yên tâm cho công tác giảng dạy của mình.
Đối với đội ngũ cán bộ là trưởng, phó Phòng, Khoa, Khung quản lý người học, các tổ chức Đảng, đoàn thể trong Trung tâm phải thực sự là một thành tố tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, phải nắm vững mục tiêu dạy học, đặc điểm và yêu cầu khi sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng vai trò tầm quan trọng của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Trung tâm phải có cơ chế tạo cơ sở pháp lý tổ chức cho giảng viên, người học tiến hành sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai, tạo môi trường thuận lợi cho giảng viên, người học tổ chức thực hiện. Tổ chức quản lý sao cho phù hợp, khoa học, có thái độ xem xét đánh giá đúng, khách quan, động viên người học để họ phát huy nỗ lực chủ quan của mình ngày càng tốt hơn. Các cấp quản lý phải có quyết tâm đổi mới, phải có tổ chức chặt chẽ và thực hiện từng bước có lãnh đạo, không thể thực hiên đơn lẻ.
Ngoài các biện pháp sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong bài giảng môn CTQP-AN, Trung tâm còn phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý có đầy đủ phẩm chất và năng lực;
thường xuyên xây dựng Trung tâm chính quy, vững mạnh toàn diện, bảo đảm trong mọi tình huống vẫn đào tạo được người học có phương pháp tư duy mau lẹ, linh hoạt sáng tạo.
2.2.3.2. Về phía giảng viên
Giảng viên phải được đào tạo cơ bản, vừa có kiến thức chuyên môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử các tình huống tinh tế sư phạm, biết sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, biết tổ chức hướng dẫn các hoạt động nhận thức của NH. Nếu không có trình độ khoa học cao thì không trở thành giảng viên giỏi, song không phải bất kỳ nhà khoa học nào cũng là nhà sư phạm giỏi. Vì vậy, giảng viên phải luôn nỗ lực cố gắng thời gian để tự nghiên cứu, tự trau dồi chuyên môn để tự vun đắp cho sự nghiệp giáo dục của mình. Đặc biệt, giảng viên phải luôn rèn luyện cho mình phẩm chất đạo đức cách mạng và lương