8. Kết cấu của luận văn
2.2. Quy trình thiết kế bài giảng môn Công tác quốc phòng, an ninh theo hướng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng
vai
2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng quy trình
Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành một công việc nào đó.
Quy trình dạy học là một tổ hợp các thao tác của GV hoặc của NH hay của cả GV và NH được tiến hành theo một trình tự lôgic nhất định nhằm đạt được mục đích dạy học.
Quá trình tổ chức cho NH học theo hướng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai chỉ đạt kết quả tối ưu khi được tổ chức theo một quy trình cụ thể chặt chẽ, bao gồm các thao tác bố trí thành các hành động, thành những công đoạn, sắp xếp theo một trật tự tuyến tính. Chúng ta cần tiến hành theo một quy trình đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn, tính hiệu quả. Khi xây dựng quy trình tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN tác giả dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
2.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hoạt động dạy và hoạt động học là hai nhân tố cơ bản nằm trong cấu trúc hệ thống của quá trình dạy học, giữa chúng có quan hệ biện chứng tạo nên sự thống nhất của quá trình này. Quy trình dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai phải là một chỉnh thể thống nhất giữa quy trình dạy và quy trình học. Ở mỗi giai đoạn cụ thể dạy hoặc học các thành phần của nó là các giai đoạn, các bước và các thao tác phải được liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ, yếu tố trước phải là điều kiện, tiền đề theo sự thực hiện chức năng của các yếu tố đứng sau. Đồng thời các yếu tố đứng sau như là sự kế tục, hoàn thiện chức năng, là sự hiện thực hoá của các yếu tố đứng trước.
Ở mỗi bước, mỗi giai đoạn, các thao tác tác động sư phạm của GV phải phù hợp với thao tác NH và ngược lại. Sự phù hợp đó tạo thành sự thống nhất toàn vẹn của quy trình và làm cho nó trở thành chỉnh thể hợp lí. Để đạt được điều đó cần xác
định:
Số lượng các giai đoạn, các bước, các thao tác vừa đủ để hoạt động có hiệu quả.
Nội dung các giai đoạn, các bước không quá phức tạp, cũng không đơn giản, đảm bảo cho GV và NH có thể thực hiện được trong quá trình dạy học môn
CTQP- AN.
Các giai đoạn, các bước phải được sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, kế tục nhau, không được chồng chéo, không lặp lại và gần giống với lôgic tự nhiên của hoạt động dạy và hoạt động học.
Sự phân giải và sắp xếp các yếu tố trong quy trình sao cho có thể dễ dàng kiểm soát đến từng bước, từng thao tác cho đến sản phẩm cuối cùng.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống là nguyên tắc cơ bản để xây dựng và xác lập quy trình dạy học theo hướng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN.
2.2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và sư phạm
Qúa trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai phải là một công trình khoa học sư phạm, được thực hiện một cách chuẩn xác, dựa trên những đặc điểm của hai phương pháp, làm sao để nhược điểm của phương pháp này được bù hoặc giảm xuống nhờ những ưu điểm của phương pháp kia và các ưu điểm của hai phương pháp được nâng lên nhờ sự kết hợp này. Việc kết hợp cần được thực hiện một cách linh hoạt, với những nội dung phù hợp, tránh tình trạng kết hợp một cách cẩu thả, tùy tiện, vô nguyên tắc.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần:
Vận dụng các phương pháp khác làm cầu nối, làm bước đệm tránh tình trạng đơn điệu, cứng nhắc trong quá trình kết hợp.
Những vấn đề cho nhóm thảo luận cần lấy chính kết quả của khoa học chuyên ngành làm đồ trực quan.
Vận dụng tối đa trong điều kiện có thể những thiết bị khoa học hiện đại vào trong quá trình kết hợp.
Sử dụng linh hoạt hai phương pháp, lựa chọn phương pháp giữ vai trò trọng tâm khi nó phát huy tối đa ưu điểm trong giai đoạn đó.
2.2.1.3. Nguyên tắc thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
Quy trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của NH dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV nhằm phát huy tinh thần chủ động, độc lập, sáng tạo trong chiếm lĩnh tri thức. Tránh lối học thụ động một chiều là hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, thế nhưng cần tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền thống để phát huy hơn nữa hiệu quả của quá trình kết hợp, đồng thời tạo một bước đệm cho việc làm quen, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần:
Đặt quá trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong tổng thể các phương pháp dạy học nói chung, vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau trong quá trình kết hợp.
Đổi mới môi trường học tập, gắn học tập với thực hành và vận dụng; gắn mục tiêu dạy kiến thức với việc hình thành các kỹ năng, kỹ xảo.
Đổi mới cách đánh giá thông qua đổi mới nội dung và hình thức đánh giá;
phối hợp cách đánh giá truyền thống với các đánh giá mới để đảm bảo tính khách quan, trung thực, đánh giá được nhiều mặt của quá trình học tập.
2.2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Quy trình kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho NH tại Trung tâm phải đảm bảo tính vừa sức. Có nghĩa là nội dung thảo luận và các yêu cầu làm việc với đồ dùng trực quan phải phù hợp với trình độ nhận thức của NH, với thói quen tổ chức học tập, năng lực của GV Trung tâm.
Để đảm bảo nguyên tắc này cần:
Trong quá trình xây dựng quy trình phải nghiên cứu kỹ về trình độ nhận thức của đối tượng NH để có những bước thực hiện hiệu quả như: lựa chọn đồ dùng trực quan, lựa chọn yêu cầu thảo luận, lựa chọn biện pháp hỗ trợ.
Nắm được đặc điểm chung về tâm lý, động cơ, thái độ học tập của NH để từ đó có những lựa chọn phù hợp về hình thức kết hợp.
Nghiên cứu năng lực, thói quen, tâm lý chung của GV dạy môn CTQP-AN để có cách thức kết hợp phù hợp.
2.2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Xây dựng quy trình tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN phải dựa vào điều kiện thực tiễn dạy học ở các bậc học nói chung, ở môn CTQP-AN nói riêng. Nó phải phù hợp với đặc điểm nội dung, điều kiện, yêu cầu của GV, NH đồng thời có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Cụ thể:
Phù hợp với đặc điểm nội dung, chương trình môn CTQP-AN.
Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của đông đảo GV, phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường, các Trung tâm GDQP&AN, có khả năng triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học chương trình GDQP&AN.
Phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của NH, đảm bảo tính vừa sức đối với NH.
Có khả năng nâng cao chất lượng dạy và học, có nhiều ưu điểm hơn so với các giải pháp hiện có trong dạy học môn CTQP-AN ở Trung tâm hiện nay.
Như vậy, dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai theo quy trình đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và phải có khả năng ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy môn CTQP-AN ở Trung tâm hiện nay.
2.2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Quy trình tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN không chỉ đảm bảo tính thực tiễn mà còn phải đảm bảo tính hiệu quả. Nó vừa có thể ứng dụng rộng rãi đồng thời nâng cao chất lượng dạy học.
Việc tổ chức cho NH thảo luận nhóm kết hợp với đóng vai phải đảm bảo cho NH lĩnh hội tri thức cơ bản, đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc. Bên cạnh việc giúp NH lĩnh hội hệ thống tri thức đầy đủ và vững chắc, việc vận dụng quy trình này vào quá trình dạy học phải nhằm vào mục tiêu hình thành cho NH những chuẩn mực hành vi đạo đức; đồng thời, hình thành và phát triển các kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, kỹ năng lựa chọn và thực hiện
các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ và tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Mặt khác, thông qua phương pháp dạy học này giúp cho NH hình thành các kỹ năng kỹ xảo như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ xảo thực hiện các động tác, tư thế vận động trên chiến trường để vận dụng vào thực tiễn nếu chiến tranh tương lai xảy ra... Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình, yêu thương tôn trọng con người, mong muốn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu, có niềm tin vào giai cấp, lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc.
Việc tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai theo quy trình này phải tăng cường được mức độ hoạt động của NH trong giờ học, làm cho NH tích cực, chủ động hứng thú phù hợp với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi NH, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Như vậy, quy trình tổ chức cho NH kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN phải tạo ra được hiệu quả một cách toàn diện. Giúp NH nhận thức được các chuẩn mực hành vi đạo đức đồng thời hình thành cho NH thái độ và kỹ năng hành vi đạo đức, kỹ xảo trong thực hành các thao tác sử dụng các loại vũ khí bộ binh, các tư thế vận động trên chiến trường. Trong đó, mục tiêu về kỹ năng chiến đấu là đích cuối cùng và quan trọng nhất của nội dung chương trình GDQP&AN nói chung và môn CTQP-AN nói riêng.
2.2.2. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng
2.2.2.1. Quy trình thực hiện chung
Giai đoạn 1: Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
* Công việc của giảng viên
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung bài giảng.
Bước 2: Xác định mục đích sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
Bước 3: Lựa chọn nội dung thảo luận nhóm và đóng vai.
Bước 4: Lập kế hoạch tổ chức dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
* Công việc của người học
Người học nghiên cứu nội dung bài giảng trước thông qua giáo trình, chuẩn bị một số đồ dùng học tập, chuẩn bị đồ dùng trực quan, trang phục theo yêu cầu của giảng viên.
Giai đoan 2: Thực hiện tiến trình dạy học theo tư tưởng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
* Công việc của giảng viên
Bước 1: Giảng viên giới thiệu bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn nhằm lôi cuốn người học vào quá trình học tập.
Bước 2: Tổ chức cho NH thảo luận nhóm kết hợp với đóng vai.
Chia người học thành các nhóm.
Giảng viên gợi ý cho NH chọn tình huống, phát phiếu giao nhiệm vụ.
Hướng dẫn giúp đỡ các nhóm thảo luận, chuẩn bị lời thoại, cách diễn xuất, trang phục.
Tổ chức cho NH đóng vai
Bước 3: Kết luận nội dung bài giảng. Trong bước này GV cần cho NH nhóm khác nhận xét kết quả làm việc của nhóm đang trình bày; thực hiện vai trò trọng tài cho tranh luận giữa các nhóm; kết luận nội dung bài giảng.
* Công việc của người học
Bước 1: Người học tiếp nhận nội dung của bài giảng.
Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm kết hợp với đóng vai.
Ổn định tổ chức nhóm.
Nhận tình huống thảo luận và phiếu giao việc của nhóm.
Người học tổ chức thảo luận tìm hiểu sâu sắc nội dung tình huống, tiến hành báo cáo kết quả thảo luận, chuẩn bị lời thoại của các nhân vật, phong cách diễn xuất (lời nói, điệu bộ, cử chỉ...). Phân công các thành viên trong nhóm tham gia đóng vai các nhân vật trong tình huống. Người học hóa trang phù hợp với các nhân vật trong tình huống.
Người học thực hiện đóng vai.
Bước 3: Rút ra nội dung cơ bản của bài giảng.
Giai đoạn 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của NH sau quá trình dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
* Công việc của giảng viên
Giảng viên có thể thực hiện trong quá trình từng nhóm lên trình bày kết quả của mình hoặc khi tất cả các nhóm đã trình bày xong, hay cuối giờ học tùy theo ý tưởng của GV trong điều kiện cụ thể; về hình thức đánh giá có thế lựa chọn các hình thức đánh giá khác nhau; điểm, sản phẩm, phần thưởng...; nội dung đánh giá
gồm: về việc chuẩn bị đồ dùng diễn xuất, trang phục (nếu giảng viên giao), về kiến thức mà nhóm đã lĩnh hội, về sự tương tác của nhóm.
* Công việc của người học
Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và của nhóm bạn.
2.2.2.2. Quy trình thực hiện cụ thể
Quy trình tổ chức dạy học kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai là sự kết hợp chặt chẽ giữa quy trình dạy của thầy và quy trình học của trò. Nó là trật tự logic các giai đoạn, các bước, các thao tác dạy và học từ khi bắt đầu và cho đến khi kết thúc. Ở mỗi giai đoạn, mỗi bước các thao tác tác động sư phạm của thầy và thao tác tự học của trò luôn luôn phù hợp với nhau giúp NH tích cực tự học, tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính các hành động của mình theo các bước
sau:
Giai đoạn 1: Thiết kế bài giảng theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
* Công việc của giảng viên
Bước 1: Xác định mục đích của bài giảng.
Mục đích là cái NH phải đạt được sau tiết giảng, bài giảng. Mục đích bao gồm mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ. Mục đích cần phải được GV xác định cụ thể, đây là kim chỉ nam cho hoạt động dạy của GV và cũng là cơ sở cho việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của NH.
Thông qua mục đích bài giảng, GV xác định được nội dung nào của bài giảng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai sẽ đem lại
kết quả khả quan. Việc xác định mục đớch bài giảng của GV càng rừ ràng, chớnh xác
bao nhiêu thì việc tổ chức dạy học theo hướng kết hợp này càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu.
Bước 2: Xác định mục đích sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai.
Giảng viờn cần xác định rừ mục đớch của việc vận dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học. Đây là bước đặc biệt quan trọng mang tính quyết định đến các bước tiếp theo cũng như trong suốt quá
trình kết hợp.
Mục đích của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN là giúp NH chủ động, sáng tạo trong quá
trình lĩnh hội tri thức môn học thông qua việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với các thành viên khác trong nhóm dựa trên những đồ dùng trực quan, trang phục nhân vật và hoạt động diễn xuất của các nhân vật. Đó là một trong những điều kiện khiến cho việc tiếp thu những kiến thức mang tính lý luận, tính trừu tượng cao trở nên dễ dàng và sống động. Hơn nữa thông qua hoạt động nhóm NH hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình; kỹ xảo thực hành các kỹ năng vận động trên chiến trường, thao tác, động tác quân sự... điều rất cần thiết của người học trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong tương lai nếu chiến tranh xảy ra.
Bước 3: Lựa chọn nội dung.
Trên cơ sở mục đích của bài giảng, giảng viên nghiên cứu và lựa chọn nội dung phù hợp để dạy học theo hướng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai. Giảng viên nên lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn:
Lựa chọn những nội dung dễ hiểu có tình huống cụ thể.
Lựa chọn nội dung không quá khó với kinh nghiệm sống và kiến thức của NH. Tốt nhất nên chọn những nội dung có thể sử dụng các kiến thức liên môn để giải thớch, làm rừ.
Lựa chọn những nội dung GV hiểu thật sự sâu sắc. Vì trong quá trình thảo luận, quá trình tự làm việc và chiếm lĩnh tri thức, với kiến thức và kinh nghiệm sống còn ít của NH các kết luận NH rút ra rất đa dạng có nhiều khi trái chiều nhau.
Cho