8. Kết cấu của luận văn
2.1. Thực trạng sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
2.1.1. Khái quát về Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên (trước đây là Trung tâm Giáo dục Quốc phòng thành phố Thái Nguyên) là một trong những Trung tâm Quốc phòng đầu tiên của nước ta, được thành lập theo Quyết định số 2963/QĐ-TCCB ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ của Trung tâm là tổ chức Giáo dục quốc phòng, an ninh cho NH các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và Trung học phổ thông trong khu vực; đào tạo sĩ quan dự bị; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự.
Năm 1994, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên được hình thành từ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng thành phố Thái Nguyên của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và các Bộ môn quân sự thuộc các trường đại học nêu trên (tên gọi lúc đó của Trung tâm là Trung tâm Quốc phòng Thái Nguyên).
Các sĩ quan biệt phái của Trung tâm do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Theo Quyết định số: 170/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên trở thành một đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, Trung tâm lại có sự thay đổi về tên gọi cho phù hợp với chức năng đào tạo và địa bàn đóng quân. Căn cứ Quyết định
số: 437/QĐ-BGDĐT ngày 15/02/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đổi tên Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên thành Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Theo Quyết định này, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho NH và đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã có sự dịch chuyển địa điểm đóng quân từ Khu B của trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc cũ, năm 1992) được di dời đến Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (năm 1996). Từ tháng 5 năm 2008, Trụ sở của Trung tâm được di chuyển về địa điểm mới tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hiện tại, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm bao gồm: giảng đường, thư viện, hội trường, ký túc xá; nhà làm việc của Ban Giám đốc, nhà công vụ; khu thao trường kỹ chiến thuật, nhà kho quân khí, quân trang; sân vận động … với diện tích đất sử dụng là 15,5327 ha. Diện tích này đáp ứng yêu cầu huấn luyện, nghiên cứu khoa học quân sự và các hoạt động rèn luyện, sinh hoạt tập thể của người học và cán bộ, giảng viên.
Trong 28 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, sự quan tâm của Bộ Tham mưu Quân khu I, đội ngũ cán bộ giảng viên, viên chức của Trung tâm đã phát huy tốt bản chất truyền thống Quân đội, quyết tâm vượt qua những khó khăn để từng bước xây dựng, ổn định cơ sở vật chất bảo đảm cho quá trình hoạt động tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho NH toàn Đại học Thái Nguyên.
Hiện nay, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên có khả năng tổ chức học tập trung cho mỗi khóa khoảng 1.700 người học. Dưới đây
là kết quả thống kê về quy mô đào tạo và cơ cấu giảng viên dạy môn Công tác quốc
phòng, an ninh tại Trung tâm.
Bảng 2.1. Quy mô người học ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Năm học 2018 -2019 Năm học 2019 - 2020 Từ 7000 đến 9000 người học Từ 8000 đến 10.000 người học
(Nguồn: Khoa Giáo viên)
Bảng 2.2. Cơ cấu giảng viên giảng dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
(năm học 2019 - 2020)
TT Cơ cấu GV Tiêu chí Số lượng Tổng số
1 Giới tính Nam 8
Nữ 2 10
2 Độ tuổi
Dưới 30 3
10
Từ 31 đến 45 6
Trên 45 tuổi 1
3 Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 3
Từ 6- 10 năm 4 10
Từ 11- 15 năm 0
Trên 15 năm 3
4 Trình độ đào tạo
Cao đẳng 0 0
Đại học 9 9
Thạc sĩ 1 1
Tiễn sĩ 0 0
5 Học hàm GS 0 0
PGS 0 0
(Nguồn: Khoa Giáo viên)
Nhìn vào bảng tổng hợp 2.2 trên đây cho thấy đội ngũ giảng viên giảng dạy môn CTQP-AN ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
đều có trình độ từ đại học trở lên, tuổi đời và tuổi nghề đều còn trẻ. Đây có thể coi là thế mạnh trong công tác đổi mới giáo dục và đào tạo ở Trung tâm, bởi giảng viên trẻ sẽ có cơ hội để học tập, nâng cao trình độ, không ngừng đổi mới và sáng tạo, tiếp cận với những phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại để có những giờ giảng ngày càng có chất lượng cao, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người học.
Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học như viết bài cho các tạp chí, tham gia thực hiện đề tài cấp cơ sở...
Là Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh lớn của khu vực trung du miền núi phía Bắc, với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh cho NH và đào tạo giáo viên quốc phòng, an ninh, những năm qua, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới căn bản nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; chất lượng giáo dục quốc phòng thường xuyên cho NH. Tuy nhiên, để công tác giảng dạy của Trung tâm được tốt hơn, đặc biệt là các học phần giảng dạy lý thuyết, giảng viên cần tích cực hơn nữa trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại để phát huy được tính sáng tạo, chủ động của người học.
2.1.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Để nghiờn cứu làm rừ thực trạng việc kết hợp phương pháp thảo luận nhúm và đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên chúng tôi tiến hành như sau:
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai của giảng viên trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên, từ đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận
nhóm và đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
2.1.2.2. Đối tượng khảo sát
Giảng viên: 09 giảng viên dạy môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
Người học: 168 người học thuộc Trung đội 1, 2, 3 và 4, K28 - CN1 ( Người học Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên học tại Trung tâm)
2.1.2.3. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giảng viên về kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
- Nhận thức của giảng viên về vai trò kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai để phát huy tính tích cực, sáng tạo của NH, nâng cao hiệu quả dạy học môn CTQP-AN.
- Mức độ sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
- Cách sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai của giảng viên trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
- Chất lượng học tập môn Công tác quốc phòng, an ninh của người học trong một số khóa học tại Trung tâm.
- Nhận thức của NH về sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
- Nhận thức của NH về vai trò và mức độ sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và đóng vai trong dạy học môn Công tác quốc phòng, an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
Để điều tra thực trạng tác giả đã sử dụng các phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm, dự giờ giảng để trực tiếp quan sát hoạt động của giảng viên và người học.
2.1.2.5. Kết quả khảo sát thực trạng
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Trung tâm quan tâm, tuy nhiên với môn CTQP-AN thì việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn khiêm tốn. Việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào bài giảng môn CTQP-AN chưa được nhiều và hiệu quả chưa cao. Các phương pháp dạy học như phương pháp đóng vai, phương pháp luyện tập, phương pháp trò chơi... chưa
được sử dụng thường xuyên và sử dụng chưa có hiệu quả. Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai vẫn còn mới lạ đối với giảng viên. Giảng viên vẫn bị chi phối bởi các phương pháp dạy học chỉ thiên về thuyết trình, giảng giải, đàm thoại là chủ yếu. Giảng viên chưa mạnh dạn, tự tin áp dụng một số phương pháp hiện đại, tích cực vào giảng dạy mà trong đó có phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai, nhất là việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai chưa được sử dụng nhiều trong thực tế giảng dạy. Các tiết học vẫn đơn thuần diễn ra với các hoạt động như thuyết trình, đàm thoại, giảng giải rồi rút ra kiến thức, nội dung bài học.
Do đó, các tiết học môn CTQP-AN vẫn chưa thực sự gây hứng thú học tập cho người học, người học tiếp thu bài một cách thụ động, không tích cực trong các hoạt động học tập để chủ động tìm hiểu kiến thức khiến cho hiệu quả của các tiết dạy chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển kĩ năng kỹ xảo, ứng xử trong các mối quan hệ của người học.
Dưới đây là kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được từ phía giảng viên và người học về việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN.
Thứ nhất, về phía giảng viên
* Thực trạng nhận thức của giảng viên về bản chất của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN.
Bảng 2.3: Cách hiểu của giảng viên Trung tâm về kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP-AN
TT Các quan niệm Số
phiếu
Tỷ lệ (%) 01 Là phương pháp chia nhóm diễn kịch cho NH xem. 0 0
02
Là việc sử dụng hài hòa phương pháp thảo luận nhóm
và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học, để hai phương pháp hòa quyện, hỗ trợ cho nhau trong cùng một hoạt động, giúp NH chiếm lĩnh tri thức của nội dung môn học.
6 66,7
03 Là cách tổ chức cho NH thành từng nhóm vui chơi. 2 22,2 04 Là cách chia NH thành từng nhóm diễn lại các động
tác có thật trong cuộc sống. 1 11,1
Kết quả điều tra cho thấy: đa số giảng viên Trung tâm cho rằng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy học môn CTQP- AN “Là việc sử dụng hài hòa phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học, để hai phương pháp hòa quyện, hỗ trợ cho nhau trong cùng một hoạt động, giúp NH chiếm lĩnh tri thức của nội dung môn học” chiếm tỷ lệ 66,7%. Như vậy, giảng viên đã hiểu đúng về bản chất của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN. Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai là giải quyết một tình huống cụ thể của nội dung bài học có sự thảo luận của nhóm trước.
Các tình huống đó gắn với thực tiễn cuộc sống của NH. Sau đó thông qua cách diễn xuất bằng các cử chỉ hành động như lời nói, tâm trạng, cách phục trang... để toát lên tính cách của nhân vật qua đó NH hiểu được nội dung bài học.
Số giảng viên có quan niệm dạy học kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai: “Là cách tổ chức cho NH thành từng nhóm vui chơi”
chiếm
22,2% hoặc “Là cách chia NH thành từng nhóm diễn lại các động tác có thật trong cuộc sống” chiếm 11,1%. Với cách hiểu của giảng viên như trên là chưa đúng với bản chất của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học. Tuy nhiên không có giảng viên nào hiểu sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai “Là phương pháp
chia nhóm diễn kịch cho NH xem”. Điều đó chứng tỏ rằng giảng viên đã hiểu đúng về bản chất của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học.
* Thực trạng nhận thức của giảng viên Trung tâm về vai trò của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai đối với hiệu quả cho NH trong dạy học môn CTQP-AN.
Bảng 2.4: Phân chia mức độ nhận thức của giảng viên về vai trò của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai đối với hiệu quả
cho NH trong dạy học môn CTQP-AN
TT Các mức độ, lý do Số
phiếu
Tỷ lệ (%) Mức độ
01 Rất cần thiết 7 77,8
02 Cần thiết 2 22,2
03 Không cần thiết 0 0
Lý do
Rất cần thiết vì:
01 Giờ học sinh động, NH chủ động hơn trong việc
chiếm lĩnh tri thức. 90 90
02 NH có điều kiện trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm
sống cho hoạt động xã hội sau này. 10 10
Không cần thiết vì:
01 Giờ học ồn, kém hiệu quả. 0 0
02 Giảng viên phải đầu tư cho bài học nhiều hơn, công
phu hơn. 0 0
03 Kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượng của NH. 0 0 Từ kết quả điều tra cho thấy: đa số giảng viên Trung tâm đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN cho NH. Có 77,8% giảng viên cho rằng việc tổ chức cho NH kết hợp thảo luận nhóm và đóng vai là rất cần thiết. Theo đánh giá của GV, việc tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai làm cho giờ học sinh động,
NH chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, NH có điều kiện được trải nghiệm. Mặt hạn chế của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN như giờ học ồn, kém hiệu quả, giảng viên phải đầu tư cho bài học nhiều hơn, kìm hãm sự phát triển tư duy trừu tượng của NH không được được đề cập đến. Bên cạnh những mặt tích cực của việc sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai được các GV khẳng định ở trên, nó cũng có những mặt hạn chế nhất định. Nếu giảng viên không biết cách tổ chức, phân bố thời gian hợp lý NH sẽ rơi vào tình trạng chú trọng đến “phần diễn” không tập trung chú ý đến việc thảo luận để tìm ra những tri thức cơ bản, rèn kỹ năng cho NH, giờ học sẽ kém hiệu quả, không đạt được mục tiêu bài học đặt ra.
Qua ý kiến của GV Trung tâm, tác giả khẳng định mức độ cần thiết và vai trò của việc kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong giảng dạy môn CTQP-AN cho NH hiện nay là rất cần thiết. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải tổ chức cho NH thảo luận nhóm kết hợp với đóng vai như thế nào để NH tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức đồng thời rèn luyện cho NH các kỹ năng, kỹ xảo và hành vi thói quen theo mục đích môn học.
* Thực trạng về mức độ sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai của giảng viên trong dạy học môn CTQP - AN tại Trung tâm.
Bảng 2.5: Thống kê về mức độ sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai của giảng viên trong dạy học môn CTQP - AN tại
Trung tâm
STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ %
01 Thường xuyên 0 0
02 Không thường xuyên (đôi khi sử dụng) 3 33,3
03 Không tổ chức 6 66,7
Qua bảng thống kê điều tra cho thấy: Giảng viên ít tổ chức cho NH sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp đóng vai trong quá trình dạy học môn CTQP-AN. Có 33,3% giảng viên tổ chức nhưng không thường xuyên,