7. Cơ cấu của luận án
2.2. Các biểu hiện ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt
Như đã trình bày ở phần mở đầu, ngữ liệu chúng tôi sử dụng để khảo sát các phương thức tương đương thể hiện lịch sự trong tiếng Việt là các câu thoại có sử dụng các phương thức thể hiện lịch sự trong tiếng Việt, được trích từ sáu tác phẩm văn học của Việt Nam. Chúng tôi thu thập được 340 câu thoại với 736 biểu hiện lịch sự (có những câu thoại xuất hiện hơn hai biểu hiện lịch sự). Các biểu hiện lịch sự được thể hiện bằng các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng như biểu đồ 2.4. dưới đây.
Biểu đồ 2.4.Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng biểu thị lịch sự tiếng Việt
Cũng như ở biểu đồ 2.1, để tiện so sánh, trong biểu đồ này, luận án đưa cả phương thức ngữ pháp và từ vựng. Biểu đồ trên chứng minh rằng, so với các phương thức từ vựng (chiếm 65,8%), các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ ít hơn nhiều (34,2%). Tần suất sử dụng các phương thức từ vựng cao hơn nhiều so với các phương thức ngữ pháp. Kết quả khảo sát này phần nào khẳng định từ vựng có ưu thế hơn trong việc thể hiện lịch sự tiếng Việt so với ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, tỷ lệ 34.2% là tỷ lệ không thấp, cho thấy ngữ pháp cũng có ảnh hưởng tới việc quyết định
34.2%
65.8%
Phương thức ngữ pháp biểu thị lịch sự trong tiếng Việt
Phương thức từ vựng biểu thị lịch sự tiếng Việt
tính lịch sự trong các phát ngôn tiếng Việt. Trong phần này chúng tôi nghiên cứu các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự tiếng Việt.
2.2.1. Phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Diệp Quang Ban [2] cho rằng, hai thành tố nòng cốt của câu tiếng Việt là
“chủ ngữ” và “vị ngữ”: “Ngữ pháp truyền thống làm việc với thuật ngữ “câu” và quan niệm câu là một cấu trúc chứa hai thành tố cơ sở là chủ ngữ và vị ngữ, được gọi là kết cấu chủ-vị (hay cấu trúc chủ-vị). Vị ngữ nhìn chung có hai cách hiểu:
cách hiểu phổ biến hơn coi vị ngữ là toàn bộ phần còn lại trừ chủ ngữ, tức là vị ngữ bao gồm động từ và các bổ ngữ nếu có. Cách hiểu hẹp hơn coi vị ngữ chỉ là động từ, và tách nó ra khỏi các bổ ngữ của nó.”
Luận án sử dụng khái niệm này để phân tích lịch sự trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt, nếu thiếu một trong hai thành tố trên, câu trở thành câu giản lược. Hai thành tố cơ sở trên ngoài nhiệm vụ đóng vai trò để đảm bảo tính trọn vẹn để diễn tả nội dung của một câu, còn có chức năng liên nhân. Trong thực tế giao tiếp, câu được thể hiện ra thành các phát ngôn, có thể đủ thành phần nòng cốt như nói trên, hoặc cũng có thể là câu giản lược. Trong đó, phát ngôn đủ thành phần được coi là có vai trò thể hiện tính lịch sự, sự tôn trọng của CTPN đối với CTTN. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì, trong quá trình giao tiếp, ngữ cảnh cho phép giản lược mà không tổn thất, không sai lệch thông tin, nhưng để đảm bảo tính lịch sự, phát ngôn vẫn cần giữ đầy đủ thành phần. Nói cách khác, CTPN không giản lược chủ ngữ hay vị ngữ mà bảo tồn cấu trúc chủ-vị cho phát ngôn đó với mục đích để thề hiện lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng hoặc tôn kính CTTN. Đây có thể coi là điều kiện cần, cùng với các yếu tố lịch sự khác là điều kiện đủ, sẽ tạo nên tính lịch sự trọn vẹn cho phát ngôn.
Ví dụ 28-a: Con xin vâng lời theo cụ. [Tắt đèn, tr.70] Ví dụ 28-b: Tôi xin nhớ ơn đến chết. [Vỡ đê, tr.94]
Ví dụ 28-c: Cậu chưa ăn cơm à? [Tiểu thuyết ngày mới, tr.98]
Quan sát các ví dụ trên, chúng ta thấy các câu trên đề có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Với ví dụ a và b, nếu lược bỏ chủ ngữ “con”, “tôi”, thì trong tình huống giao tiếp này, CTTN vẫn có thể hiểu hành động được nói đến trong câu là của CTPN.
Đối với ví dụ c, nếu lược bỏ chủ ngữ “cậu”, CTTN vẫn hiểu được chủ thể của hành động trong phát ngôn là nói đến CTPN. Tuy nhiên, các câu trên là của người có vị
thế thấp hơn nói với người có vị thế cao hơn. Một câu có đầy đủ thành phần chủ- vị như vậy sẽ làm
nền để trên đó lấp đầy các yếu tố lịch sự cần thiết khác, có vai trò thể hiện sự tôn trọng, thể hiện nghi lễ giao tiếp. Nếu lược đi chủ ngữ, các câu trên sẽ trở nên các câu giản lược, cho dù vẫn có yếu tố lấp đầy, hoặc nhờ bối cảnh, nội dung truyền đạt có thể vẫn được CTTN hiểu như phân tích ở trên, nhưng tính lịch sự trong câu sẽ bị mất đi, điều này cú thể coi là vi phạm lịch sự với người Việt. Cú thể thấy rừ điều này khi so sánh phát ngôn thứ nhất có đủ chủ-vị, phát ngôn thứ hai vẫn có các yếu tố lịch sự khác nhưng không có đủ chủ-vị , thì phát ngôn thứ hai thậm chí bị coi là không tồn tại, không hợp quy tắc lịch sự đồng bộ, khi khiếm khuyết tính đầy đủ của cấu trúc ngữ pháp.
Theo kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu trên, trong các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự tiếng Việt được thể hiện như biểu đồ dưới 2.5 dưới đây.
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ biểu thị lịch sự tiếng Việt của các phương thức ngữ pháp Biểu đồ trên cho thấy phương thức sử dụng cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ thể hiện lịch sự tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,1% (174 biểu hiện lịch sự). Tỷ lệ này phản ánh phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị là phương thức quan trọng trong việc trong các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt, có thể coi cấu trúc đóng vai trò làm nền, là điều kiện cần để trên đó xuất hiện yếu tố là điều kiện đủ.
Hiện tượng này xuất phát từ đặc điểm đơn lập của tiếng Việt, trong đó có vai trò quan trọng của hư từ và trong cấu trúc câu.
2.2.2. Phương thức sử dụng tình thái từ thể hiện lịch sự trong tiếng Việt
Tiểu từ tình thái (luận án gọi là “tình thái từ”) được dùng để phân biệt trong mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Cụ thể tiếng “ạ” chủ yếu dùng trong quan
11.1%
19.8%
69.1%
Phương thức cấu trúc chủ-vị Phương thức tình thái từ Phương thức tổ hợp lịch sự
hệ của người hàng dưới đối với người hàng trên để bày tỏ sự kính trọng. Điểm riêng của tiếng “ạ” là nó có thể xuất hiện sau tất cả các tiếng khác để điều chỉnh thái độ của người nói đối với người nghe bằng cách đưa thêm vào sắc thái kính trọng bên cạnh sắc thái thân hữu.
Qua khảo sát ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi cũng thấy đặc điểm trên của tiểu từ tình thái “ạ” như một số ví dụ dưới đây.
Ví dụ 29-a: “-Thưa lạy hai cụ ạ!” [Tắt đèn, tr.54]
Ví dụ 29-b: “-Con vừa đưa em đi chơi mới về. Chiếc đèn để ở trên tủ đấy ạ.”
[Tiểu thuyết ngày mới, tr.93]
Quan sát 3 ví dụ trên, chúng tôi thấy rằng tiểu từ tính thái “ạ” đều đứng ở cuối câu.
Nếu lược bỏ tình thái từ này đi thì nghĩa thông tin của câu không thay đổi, nhưng nghĩa biểu thái tôn kính sẽ không còn. Khác biệt giữa “Chiếc đèn để trên tủ đấy” và “Chiếc đèn để trên tủ đấy ạ” chỉ duy nhất là sắc thái lễ độ của người ở vị thế dưới, thể hiện lễ độ với người ở vị thế trên ở phát ngôn sau.
Tình thái từ “ạ” được phân biệt với các tiểu từ “ạ” khác đứng ở các vị trí khác trong câu vốn không thể hiện lịch sự. Tình thái từ “ạ” đứng ở giữa hoặc đứng cuối, nhưng kết hợp trước nó là đại từ hay danh từ chỉ người để nhấn mạnh, xác nhận thông tin đích danh người tiếp nhận phát ngôn mà CTPN muốn nói thì không phải để bày tỏ sự tôn kính của CTPN đối với CTTN. Chính phát ngôn trên, khi đảo “đại từ chỉ người + ạ” xuống cuối cùng “Tôi biết rồi anh ạ” là phát ngôn như vậy. Thậm chí có cả sự kết hợp với “từ chỉ người + ạ” mà thể hiện phản lịch sự, chẳng hạn “Tao sẽ cho mày biết tay, đồ khốn ạ”.
Kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu như đã trình bày ở trên cho thấy, số lượng tình thái từ thể hiện lịch sự trong tiếng Việt chiếm 19,8% (50 lần xuất hiện) trong số các biểu hiện thuộc phương thức ngữ pháp. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với phương thức sử dụng cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ. Tuy nhiên, đây không phải là tỷ lệ nhỏ, nó cho thấy vai trò tình thái từ lịch sự cuối câu, một loại hư từ của tiếng Việt, trong việc thể hiện lịch sự tiếng Việt.
2.2.3. Tổ hợp lịch sự trong tiếng Việt
2.2.3.1. Từ tố “Quý” trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt
Trong tiếng Việt, một số từ tố mang nét nghĩa thể hiện sự kính trọng, khi ghép với từ tố khác nó sẽ bổ sung nét nghĩa này tạo thành những tổ hợp lịch sự như: quý, kính… Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên cũng giải thích nghĩa của từ “quý”
trong đó có nét nghĩa là một tính từ thể hiện tính lịch sự với vai trò là một từ tố khi kết hợp với từ tố khác tạo thành tổ hợp chỉ người hay tổ chức như: quý ngài, quý vị, quý bà, quý cô, quý nương, quý ông, quý khác, quý thính giả, quý cơ quan, quý công ty… [160, tr.1298]
Trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, một số nhân vật cũng đã sử dụng cách nói có những tổ hợp như trên (quý nương, quý thính giả), để thể hiện sự đề cao của CTPN với thoại đề. “Nương” nghĩa là cô gái, còn “quý” nghĩa là “rất đáng quý”, hai từ tố này ghép lại thành “quý nương” mang nghĩa là “cô gái rất đáng được quý trọng”. Hay trong tổ hợp: “quý thính giả”, “thính giả” là người nghe, nhưng đã được thêm từ tố “quý” với nét nghĩa là rất đáng được trân trọng, quý mến.
Ví dụ 30-a: -Quý nương lên chơi chốc lát hay cả ngày. [Số đỏ, tr.93]
Ví dụ 30-b:-Thưa quý thính giả , buổi tối hôm nay, tôi muốn đem chút ít sở học để nói đến. [Số đỏ, tr.198]
Bảng 2.29. Từ tố “Quý” trong từ ghép thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Từ ghép có từ tố “quý” trong
tiếng Việt Từ tương đương trong tiếng Nhật
Quý khách おお(okyaku)おおおおお(okyakusan)おおおお
(okyakusama)
Quý bà おお(kiane)
Quý ông おお(kiden)
Quý nương おお(reijyou)おおおお(jyousan)おおおおお
(reijyousan)おおおお(reijyousama)
Quý công ty おお(kisha)おおお(onsha)
Bảng 2.29 ở trên cho thấy, với mỗi tổ hợp thể hiện lịch sự nhờ việc ghép với từ tố
“quý” trong tiếng Việt tương đương với một số từ thể hiện kính ngữ trong tiếng
Nhật, các từ này được hình thành nhờ cách thêm tiền tố như おお(okyaku), おお(kiane), お
お(reijyou),vĩ tố おおお(jyousan) hoặc cả tiền tố và vĩ tố như: おおおお(okyakusan)おおおお (okyakusama), おおおお(reijyousan)おおおお(reijyousama). Như vậy, khác với tiếng Nhật cụm danh từ kính ngữ tiếng Nhật được cấu tạo gồm cả ba phương thức sử dụng tiền tố, sử dụng vĩ tố và kết hợp cả tiền tố và vĩ tố đều được thực hiện, tiếng Việt chỉ có phương thức ghép từ.
2.3.3.2. Từ tố “kính" trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt
Theo Hoàng Phê (2020), từ “kính” có 3 nghĩa. Nghĩa thứ nhất “có thái độ rất coi trọng người trên” ví dụ như: kính già yêu trẻ, thờ cha kính mẹ, kính lão đắc thọ.
Nghĩa thứ hai là cùng nghĩa với từ “biếu”, có nghĩa là cho ai đó cùng với sự kính trọng ví dụ: “Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy”. (ca dao)
Nghĩa thứ ba của từ này được mô tả với vai trò là một từ tố có thể kết hợp với một động từ khác bổ sung ý nghĩa biểu thị thái độ coi trọng, sự lễ độ đối với người khác, ví dụ: kính chúc, kính thưa, kính mời, kính yêu, kính tặng, kính biếu, kính chào, kính báo, kính gửi…[160, tr.844].
Trong phạm vi chương này, chúng tôi quan tâm đến nghĩa thứ ba với vai trò là “từ tố” trong các tổ hợp trên. Các tổ hợp như: kính chúc, kính thưa… ở trên là những từ ghép gộp nghĩa hay từ ghép hội ứng, mỗi từ tố có những nghĩa riêng, các nghĩa đó cùng nhau gộp lại, hội tụ lại để biểu thị nghĩa tổng hợp chung của từ ghép.
Ví dụ như từ “kính chúc” bao gồm nghĩa của từ tố “kính” (kính trọng, lễ phép) và từ tố “chúc” (mong điều gì đó tốt đẹp cho người khác). Nghĩa của từ “kính chúc” sẽ là thể hiện mong muốn điều gì đó tốt đẹp cho người khác với thái độ kính trọng. Hay
“kính yêu” là tình cảm kính trọng và yêu thương đối với người khác, “kính gửi” là cho người khác cái gì đó với thái độ tôn kính như các ví dụ dưới đây:
Vớ dụ 31-a: “-Tụi kớnh yờu Lịnh 2910 như một người anh cả trong cừi học và trong cừi đức.” [Chựa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuõn, tr.196]
Ví dụ 31-b: “-Kính gửi sư thầy Tuệ Không”. [Chùa đàn, Tuyển tập Nguyễn Tuân, tr.236]
Qua các phân tích trên, chúng tôi thấy “kính” với vai trò là từ tố trong một số tổ hợp lịch sự thể hiện ý nghĩa tôn kính, kính trọng, lễ phép của CTPN với CTTN hay thoại đề.
2.3.3.3. Một số từ tố khác trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt
Ngoài hai từ tố trên, tiếng Việt còn sử dụng một số từ tố khác thể hiện sự tôn kính đối với CTTN và thoại đề như: “đại” trong từ “đại huynh” với nghĩa dùng để gọi người đàn ông được coi là bậc anh cả, với ý tôn kính, “lệnh” trong từ “lệnh ái”dùng để gọi con gái thuộc gia đình quyền quý, biểu thị ý tôn trọng, “lệnh” trong từ “lệnh lang” dùng để gọi con trai thuộc gia đình quyền quý, biểu thị ý tôn trọng [2]. Từ tố “đức” kết hợp với từ xưng hô để bày tỏ sự tôn kính đối với người bề trên như: “đức ông”, “đức bà”… Tuy nhiên các từ này thuộc từ cổ, hiện ít được sử dụng.
Một số từ tố thể hiện sự khiêm tốn trong tiếng Việt cũng thuộc loại từ cổ, không được sử dụng hiện nay như: “tệ” trong từ “tệ xá” với nghĩa nhà ở tồi tệ, thường dùng chỉ nơi ở của mình với ý khiêm tốn , “ngu” trong từ “ngu thần” với nghĩa kẻ bề tôi kém cỏi dùng để tự xưng với ý khiêm nhường, “ ngu ý” với nghĩa ý nghĩ, ý kiến kém cỏi, nông cạn, dùng để nói về mình với ý khiêm nhường.
2.3.3.4. Tổ hợp lịch sự “dạ”, “vâng” trong tiếng Việt
Trong giao tiếp tiếng Việt, “dạ” thường dùng thể hiện sự đáp lại lời nói của người ở vai dưới đối với người ở vai trên, đồng thời bày tôn kính của CTPN đối với CTTN. “Vâng” cũng được sử dụng để thể hiện sự hồi đáp và thể hiện sự lễ phép, lịch sự của CTPN đối với CTTN. CTPN thường là người ở vai dưới đối với CTTN.
“Vâng” còn hàm nghĩa đồng ý với ý kiến mà CTPN đã được tiếp nhận từ CTTN.
Trong các tình huống giao tiếp này, nếu chỉ bày tỏ sự hồi đáp và đồng ý, trong tiếng Việt có thể dùng “ơi”, “ừ”… Tuy nhiên, những từ này không thể hiện tính lịch sự, không biểu thị sự lễ phép hay tôn kính.
Ví dụ 32-a: “- Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng con phải giam tại bóp” [Số đỏ, tr.30]
Ví dụ 32-b: “- Vâng, ông ấy học trường Luật. Còn nhiều trường nữa, như trường Sư phạm, trường Thuốc, trường Lục lô, Canh nông.”
[Tuyển thuyết ngày mới, tr.11]
Sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy, một số tổ hợp lịch sự trong tiếng Việt chủ yếu tồn tại trong ngôn ngữ cổ mà tiếng Việt hiện đại không sử dụng như: lệnh ái, ngu thần…và một số tình huống có tính chất nghĩ lễ xã giao trong các bài phát biểu mang tính chính thức như: quý vị, kính thưa…(không dùng trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường). Một số được sử dụng phổ biến trong giao tiếp tiếng Việt hiện đại như tổ hợp lịch sự “dạ”, “vâng”. Số lượng biểu hiện lịch sự thu thập được là 28 biểu hiện, chiếm 11.1% trong số các biểu hiện thuộc bình diện ngữ pháp. Đây là phương thức ngữ pháp biểu thị lịch sự tiếng Việt có tần suất sử dụng ít nhất.
2.3. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật