7. Cơ cấu của luận án
4.2. Kết quả khảo sát
4.2.1. Mô tả chung tình hình chuyển dịch kính ngữ trong các tác phẩm
Như trình bày ở trên, luận án 182 phát ngôn trong các câu thoại có biểu hiện KN trong ba tác phẩm văn học 182 phát ngôn đó, luận án thu thập được 326 biểu hiện kính ngữ. Các biểu hiện kính ngữ này trong bản gốc rất đa dạng, phong phú, có cả biểu hiện nhờ các phương thức từ vựng và các phương thức ngữ pháp. Các phương thức đó xuất hiện với số lượng, tỉ lệ và tần suất như bảng 4.1 dưới đây.
127
Bảng 4.1. Biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản Phương tiện
được sử dụng
Phương thức được sử dụng
Số lần
xuất hiện %
Số lần xuất hiện
%
Từ vựng
Từ ngữ xưng hô 73 22,4% 111 34,1%
Từ đồng nghĩa lịch sự
29 8,9%
Từ gốc Hán 9 2,8%
Ngữ pháp Chắp dính phụ tố 215 65,9% 215 65,9%
Tổng số 326 100% 326 100%
Bảng khảo sát trên cho thấy, các phương thức ngữ pháp được sử dụng để thể hiện TKN tiếng Nhật có tỉ lệ (65,9%), cao hơn các phương thưc từ vựng (34,1%).
Hầu hết tính chất lễ độ thể hiện bằng kính ngữ trong phát ngôn tiếng Nhật được bảo lưu khi chuyển dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, đã có sự khác biệt đáng kể so với bản gốc: số lượng biểu hiện tương đương tiếng Việt có số lượng nhiều hơn số lượng kính ngữ tiếng Nhật được chuyển dịch, phương tiện ngữ pháp không được bảo lưu mà hầu hết được chuyển dịch sang bằng các phương tiện từ vựng, chủ yếu là từ ngữ xưng hô. Dưới đây là kết quả khảo sát mà luận án có được.
Bảng 4.2. Tỷ lệ các phương thức thể hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản Phương tiện
được sử dụng
Phương thức được sử dụng
Số lần
xuất hiện % Số lần
xuất hiện %
Từ vựng Từ ngữ xưng hô 232 48,7% 253 53,2%
Từ đồng nghĩa lịch sự 6 1,3%
Từ gốc Hán 15 3,2%
Ngữ pháp Cấu trúc chủ -vị 171 36,9%
Tổ hợp lịch sự 14 2,9% 223 46,8%
Tình thái từ 38 8%
Tổng số 476 100% 476 100%
128
Kết quả khảo sát cho thấy, chuyển dịch kính ngữ bằng các phương tiện từ vựng chiếm tỉ lệ vượt trội (253/476 trường hợp, chiếm 53,2%) so với các phương tiện ngữ pháp (223/476 trường hợp, chiếm 46,8%), mặc dù trong bản gốc, biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật là các phương tiện ngữ pháp. Điều này cho thấy điểm khác biệt của kính ngữ tiếng Nhật so với phương tiện tương đương trong tiếng Việt. Đó là đặc do điểm ngôn ngữ, trong tiếng Nhật, các phụ tố (tiền tố, hậu tố) đóng vai trò quan trọng hình thành hệ thống kính ngữ mà nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng, kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù ngữ pháp, thể hiện bằng phương thức ngữ pháp. Trong khi đó, ở tiếng Việt không có phạm trù kính ngữ, cách thể hiện lịch sự chủ yếu sử dụng từ vựng. Bởi vậy, các phương tiện ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật chiếm tỉ lệ cao hơn (65,9%), trong khi đó, các phương tiện từ vựng được sử dụng để chuyển dịch sang tiếng Việt có tỉ lệ vượt trội (53,2%) cũng là điều dễ hiểu.
Mặc dù hai ngôn ngữ sử dụng phương thức và phương tiện kính ngữ hay lịch sự khác nhau, nhưng không thể phủ nhận điểm tương đồng quan trọng là tính chất lễ độ, mối quan hệ liên nhân vị thế giữa các nhân vật vẫn được bảo lưu từ bản gốc sang đến bản dịch.
Trong số biểu hiện lịch sự trong bản dịch tiếng Việt, trường hợp sử dụng phương thức từ ngữ xưng hô để chuyển dịch kính ngữ chiếm tỉ lệ áp đảo (232/467) trường hợp, chiếm 48,7%). Ngoài phương tiện xưng hô còn có một số ít trường hợp sử dụng phương tiện ngữ pháp, trong đó phương thức sử dụng cấu trúc chủ vị chiếm tỷ lệ nhiều hơn (171/476 trường hợp, chiếm 35,9%). Còn lại, các phương thức khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ như: tình thái từ (38/476 trường hợp, chiếm 8%) sử dụng từ đồng nghĩa lịch sự (6/476 trường hợp, chiếm 1,3%), sử dụng từ gốc Hán (15/476 trường hợp, chiếm 3,2%), sử dụng phương thức tổ hợp lịch sự (14/476 trường hợp, chiếm 2,9%).
4.2.2. Chuyển dịch kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô
Từ ngữ xưng hô của tiếng Việt trong bản dịch gồm 3 loại là đại từ nhân xưng (tôi), từ thân tộc (ông, bà,...), từ chỉ nghề nghiệp (thầy,...). Việc chuyển dịch bằng từ ngữ xưng hô trên thực tế chia thành 2 trường hợp: 1) bản gốc có từ ngữ xưng hô (hoặc có từ ngữ xưng hô cùng các phương thức kính ngữ khác), được chuyển dịch tương đương bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt (hoặc bằng từ ngữ xưng hô cùng các phương
129 thức khác), và 2)
130
bản gốc sử dụng các phương tiện kính ngữ khác, khuyết từ ngữ xưng hô, bản dịch bù đắp bằng từ ngữ xưng hô (hoặc bằng từ ngữ xưng hô cùng các phương thức khác).
Bảng 4.3 Từ xưng hô thể hiện kính ngữ tiếng Nhật trong các tác phẩm văn học Nhật Bản Biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật Số lần
xuất hiện % Số lần
xuất hiện % Có xuất hiện
từ ngữ xưng hô
Chỉ có từ ngữ xưng hô 14 4,3% 73 22,4%
Từ ngữ xưng hô kết hợp với phương thức khác
59 18,1%
Không xuất hiện từ ngữ xưng hô
253 77,6% 253 77,6%
Tổng 326 100% 326 100
Biểu hiện kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô trong bản gốc tiếng Nhật là 22,4%, chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với biều hiện kính ngữ bằng các phương thức khác, là 77,6%. Trong số biểu hiện kính ngữ có xuất hiện từ ngữ xưng hô, số lượng biểu hiện kính ngữ chỉ bằng từ ngữ xưng hô trong một phát ngôn (14 biểu hiện) cũng thấp hơn nhiều so với biểu hiện kính ngữ xuất hiện từ ngữ xưng hô kết hợp với các phương thức khác (59 biểu hiện). Hiện tượng này cho thấy từ ngữ xưng hô chiếm tỉ lệ nhỏ và không chiếm vị trí quan trọng so với các phương thức khác trong việc biểu thị kính ngữ tiếng Nhật. Mặc dù vậy, các biểu hiện kính ngữ hầu như đã được chuyển dịch sang tiếng Việt bằng từ ngữ xưng hô. Điều này cho thấy từ ngữ xưng hô là phương tiện biểu thị lịch sự hết sức quan trọng của tiếng Việt.
Bảng 4.4 Chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt trong các tác phẩm văn học Nhật Bản
Biểu hiện lịch sự trong tiếng Việt Số lần xuất
hiện %
Có xuất hiện từ ngữ xưng hô
Chỉ có từ ngữ xưng hô 95 40,1%
Từ ngữ xưng hô kết hợp với
phương thức khác 137 59,9%
Tổng 232 100%
Như phân tích ở trên, biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật được chuyển dịch sang tiếng Việt bằng phương tiện từ ngữ xưng hô chiếm tỉ lệ cao nhất (48,75%) so với tổng các phương thức khác. Trong số các biểu hiện bằng từ ngữ xưng hô, số lượng biểu
131
hiện xuất hiện đi cùng với các phương thức khác (137 biểu hiện, 59,9%) cao hơn so với biểu hiện chỉ có từ ngữ xưng hô (95 biểu hiện,40.1%). Kết quả này khẳng định một lần nữa phương thức sử dụng từ xưng hô chiếm vị trí và vai trò chủ đạo trong tiếng Việt để thể hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật. Từ ngữ xưng hô tiếng Việt được sử dụng để chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật được biểu thị bằng cả phương thức sử dụng từ ngữ xưng hô hoặc không có từ ngữ xưng hô. Luận án sẽ tìm hiểu kỹ hơn cả hai trường hợp này.
+ Trường hợp 1: Sử dụng từ ngữ xưng hô tiếng Việt để chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc có từ ngữ xưng hô
Theo kết quả khảo sát, hiện tượng này xuất hiện hai kiểu như sau.
* Kiểu thứ nhất: Bản gốc tiếng Nhật xuất hiện kính ngữ được thể hiện bằng từ ngữ xưng hô và bản dịch tiếng Việt thể hiện tương đương bằng từ ngữ xưng hô hoặc bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt cùng các phương thức khác
* Kiểu thứ hai: Bản gốc tiếng Nhật xuất hiện kính ngữ được thể hiện bằng từ ngữ xưng hô và các phương tiện khác được chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt bằng từ ngữ xưng hô hoặc bằng từ ngữ xưng hô tiếng Việt cùng các phương thức khác. Dù bản gốc kính ngữ tiếng Nhật thuộc kiểu một hay kiểu hai thì bản dịch tiếng Việt cũng xuất hiện hai xu hướng là chỉ có từ ngữ xưng hô và từ ngữ xưng hô kết hợp với phương thức khác. Như vậy, nhóm này có tổng số bốn xu hướng.Tuy nhiên, trong bản dịch tiếng Việt, tỉ lệ chỉ sử dụng từ ngữ xưng hô chiếm tỉ lệ nhỉnh hơn.
Kết quả này phần nào cho thấy đối với tiếng Việt, từ ngữ xưng hô là phương tiện chiếm ưu thế được sử dụng để truyền tải lịch sự tương ứng với kính ngữ tiếng Nhật.
*Xu hướng 1: Sử dụng chỉ với từ ngữ xưng hô chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc có từ ngữ xưng hô .
Ví dụ 3: お お お お お お お お お お お お お お お お お(Goshujin no o kangaede wanaidesu yo.) [Wag-BG, tr.303]
Ví dụ 3’: - Đó không phải là ý nghĩ của ông chủ đâu. [Wag-BD, tr.369]
Quan sát ví dụ trên, chúng tôi thấy biểu hiện kính ngữ xuất hiện ở cả từ xưng hô (goshujin-ông chủ) bằng phương thức thêm tiền tố “go”, và danh từ (okangae-ý nghĩ) bằng phương thức thêm tiền tố “o”. Tuy nhiên, khi được chuyển dịch sang
132
tiếng Việt, hai biểu hiện kính ngữ đó chỉ được truyền tải bằng từ xưng hô hàm ý lịch sự là “ông chủ”.
*Xu hướng 2: Sử dụng từ ngữ xưng hô kết hợp với phương thức khác chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc có từ ngữ xưng hô .
Ví dụ 4: おおおおおおおおおおおおおおおおおおおおおおおおお(Ojōsama, dan'na-sama to okusama ga yonde irasshaimasu.) [Wag-BG, tr.75]
Ví dụ 4’: -Ông chủ và bà chủ gọi cô đấy ạ. [Wag-BD, tr.103]
Trong ví dụ trên , bản gốc có 4 biểu hiện kính ngữ được dịch bằng 4 biểu hiện lịch sự tương đương, trong đó, 3 biểu hiện kính ngữ là từ xưng hô trong bản gốc tiếng Nhật cũng đc chuyển dịch sang 3 từ xưng hô lịch sự, còn phụ tố đuôi động từ kính ngữ Irasshaimasu được chuyển dịch bằng tiểu từ tình thái “ạ”
Ví dụ 5: おおおおお おおおおおおお おお おおお(Meitei sensei o kiki ni nari ma shita ka.) [Wag- BG, tr.294]
Vớ dụ 5’:- Thầy Meitei đó nghe rừ chưa ạ? [Wag-BD, tr.359]
Ví dụ 5, bản gốc có hai biểu hiện kính ngữ đó là từ xưng hô “おおおお ” và phụ tố tiền tố kết hợp với vĩ tố dạng thức お+V+おおお. Khi được chuyển dịch sang tiếng Việt, tính lịch sự trong câu tiếng Việt được chuyển tải bằng 3 biểu hiện lịch sự đó là từ xưng hô “thầy Meitei”, tiểu từ tình thái cuối câu “ạ”, và cấu trúc chủ-vị
“Thầy Meitei / đó nghe rừ chưa ạ”.
CN VN
Như vậy, hiện tượng bản gốc kính ngữ tiếng Nhật xuất hiện từ ngữ xưng hô như trình bày ở trên gồm 2 xu hướng. Bản dịch tiếng Việt có thể được truyền tải tính lịch sự bằng cách chỉ sử dụng từ ngữ xưng hô hoặc sử dụng từ ngữ xưng hô kết hợp với các phương thức khác. Dù là xu hướng 1 hay xu hướng 2 thì bản dịch vẫn cần phải có từ ngữ xưng hô, nếu bỏ từ ngữ xưng hô thì các câu dịch đó sẽ mất đi tính lịch sự, không truyền tải hết được nét nghĩa muốn bày tỏ sự tôn kính của CTPN đối với CTTN
+Trường hợp 2: Sử dụng từ ngữ xưng hô tiếng Việt chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc không có từ ngữ xưng hô
おおおおおおおおおおおおおおおおおおお お おおお おおおおおおおおおおお
133
–Lần sau huynh đến chơi, đã lâu lắm chưa chiêu đãi huynh, đệ muốn mời huynh dùng cơm tối. ” đây cũng là từ LS tiếng Việt (thay cho “ăn”)
Cũng như trường hợp 1, trường hợp này chia thành hai xu hướng: 1) Bản gốc kính ngữ tiếng Nhật không có từ xưng hô, nhưng bản dịch tiếng Việt được thể hiện tính lịch sự chỉ bằng từ ngữ xưng hô không kèm với phương tiện nào khác. 2) Bản gốc tiếng Nhật không xuất hiện từ ngữ xưng hô, tính lịch sự trong phát ngôn được thể hiện bằng các phương thức kính ngữ khác ngoài từ xưng hô nhưng bản dịch tiếng Việt vần cần từ ngữ xưng hô kết hợp các biểu hiện lịch sự khác để truyền tải nét nghĩa lịch sự.
*Xu hướng 1: Sử dụng chỉ với từ ngữ xưng hô chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc không có từ ngữ xưng hô. Đây là đối tượng khảo sát chính trong tiểu mục này, với mục đích chỉ ra vai trò, chức năng của từ ngữ xưng hô thế hiện lịch sự trong tiếng Việt.
Ví dụ 6:おおおおおおおおおおおおおおおおおお(Dōmo sō, gokenson dewa osoreiru.) [Wag-BG, tr.214]
Khác với VD 5 trên, VD 6 có biểu hiện kính ngữ gokenson (tính từ “khiêm tốn” được chắp dính tiền tố “go”, và khuyết xưng hô, bản dịch bù đắp bằng từ ngữ xưng hô “ông”:
VD 6’: “– Xin lỗi, ông khiêm tốn thế thì phiền quá.”[ Wag-BD, tr.267] .
Phát ngôn dịch này không kèm thêm biểu hiện lịch sự nào khác từ xưng hô
“ông”. Nếu bản dịch không có từ ngữ xưng hô “ông”, thì câu dịch sẽ trở thành câu cộc, mất đi tính lịch sự, lễ độ của CTPN đối với CTTN. Như vậy, chính từ xưng hô
“ông” là yếu tố quan trọng tạo nên tính lịch sự cho phát ngôn dịch trên mặc dù trong bản gốc biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật là phương thức chắp dính tiền tố và phụ tố (một phương thức ngữ pháp) chứ không phải sử dụng từ ngữ xưng hô.
*Xu hướng 2: Sử dụng từ ngữ xưng hô kết hợp với phương thức khác chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật từ bản gốc không có từ ngữ xưng hô.
Chẳng hạn như minh họa sau:
Ví dụ 7:おお おお おお お おお お おお おお おお おお おお おお おお(Kore e dōka goshomei no ue gonatsuin o negaitainode.) [Wag-BG, tr.31]
134
Ví dụ 7’: “– Xin thầy ký tên và đóng dấu vào chỗ này ạ.”[ Wag-BD, tr.47] .
Trong phát ngôn tiếng Nhật, hai biểu hiện kính ngữ là goshomei và gonatsuin (danh từ “ký tên” và “ đóng dấu” được chắp dính tiền tố “go”, không xuất hiện từ ngữ xưng hô) được chuyển dịch bằng hai phương tiện lịch sự là từ ngữ xưng hô
“thầy” kèm thêm tiểu từ tình thái “ạ”.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hệ luận, hễ là phát ngôn có liên nhân trực tiếp (tức là các phát ngôn giao tiếp ở bản gốc có người tạo ngôn và người thụ ngôn) thì đều được chuyển dịch bằng từ ngữ xưng hô, kể cả trường hợp khuyết từ ngữ xưng hô trong bản gốc, như trường hợp trên.
Rừ ràng, phương thức sử dụng từ ngữ xưng hụ với tư cỏch là biểu hiện của lịch sự tiếng Việt thực sự có vai trò hết sức quan trọng, áp đảo các phương thức khác, chẳng hạn như phương thức sử dụng tiểu từ tình thái, hay các tổ hợp lịch sự...
4.2.3 Chuyển dịch kính ngữ bằng cấu trúc chủ-vị
Như kết quả khảo sát đã trình bày ở phần trên, kính ngữ tiếng Nhật được chuyển dịch bằng cấu trúc chủ-vị (với 171 biểu hiện chiếm 35,9%) có tần số cao thứ hai sau phương thức dùng từ ngữ xưng hô. Bản gốc tiếng Nhật có thể sử dụng phương thức từ vựng hay phương thức ngữ pháp không phải là phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ-vị (vì trong tiếng Nhật đây không phải là phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật- như đã phân tích ở chương 2), nhưng bản dịch tiếng Việt truyền tải tính lịch sự bằng phương thức cấu trúc câu chủ-vị hoặc cấu trúc câu chủ- vị kết hợp với các phương thức khác.
Ví dụ 8: おおおおおおおおおおおおお(Mā tabete goran'nasai.) [Wag-BG, tr.267] Ví dụ 8’: – Thầy / cứ dùng thử xem thế nào.
CN VN [Wag-BD, tr.326]
Trong ví dụ trên, bản gốc tiếng Nhật có xuất hiện kính ngữ tiền tố kết hợp vĩ tố thể hiện sự tôn kính của CTPN đối với CTTN. Đây là một trong những phương thức kính ngữ từ vựng tiếng Nhật. Nét nghĩa này khi truyền tải sang tiếng Việt được thể hiện bằng phương thức cấu trúc câu chủ-vị. Câu tiếng Việt phải có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ như trên thì mới diễn tả hết được hàm ý muốn bày tỏ sự tôn kính của CTPN đối với CTTN. Giả sử chúng có cắt đi chủ ngữ “thầy”, câu chỉ còn