Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (Trang 126 - 141)

7. Cơ cấu của luận án

3.3. Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt

3.3.1. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt.

*Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng đại từ nhân xưng

Như vậy, hai ngôn ngữ cùng có những đại từ nhân xưng ở 3 nhóm, dùng để thể hiện 3 sắc thái lịch sự khác nhau trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, nhóm đại từ thể hiện sắc thái trang trọng xuất hiện ở cả ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3. Ở ngôi thứ nhất, các đại từ nhân xưng với ý nghĩa khiêm nhường để đảm bảo tính lịch sự cho cuộc thoại, còn các đại từ ở ngôi 2 và ngôi 3 thể hiện ý nghĩa tôn kính CTTN và thoại đề. Còn trong tiếng Việt, nhóm đại từ thể hiện sắc thái trang trọng chỉ xuất hiện ở ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3 thể hiện ý nghĩa tôn trọng CTTN. Trong tiếng Nhật, nhóm đại từ mang sắc thái thân mật, suồng sã chủ yếu dành cho đối tượng phát ngôn là phái nam, trong khi đại từ nhân xưng tiếng Việt không phân biệt nam nữ.

* Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng từ xưng hô thân tộc

Đối chiếu với các sử dụng từ xưng hô thân tộc thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật, luận án đồng tình với kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Thi là, cả tiếng Nhật và tiếng Việt đều có các từ xưng hô thân tộc dùng để bày tỏ sự tôn kính đối với CTTN và thoại đề.

Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong khía cạnh này. Tiếng Nhật có hai hệ thống các từ dùng cho những người cùng trong gia đình và các từ cũng chỉ dùng cho người không cùng gia đình. Những từ xưng hô thân tộc dùng cho người thuộc gia đình khác mang sắc thái thể hiện tôn kính. Nói cách khác, tiếng Nhật ưu tiên dành sự tôn kính trong cách dùng từ xưng hô thân tộc cho người ngoài ra đình mình (phạm vi Soto/Ngoài). Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có hệ thống các danh từ thân tộc chung dành cho người bề trên, phân biệt với các danh từ thân tộc dành cho người bề dưới, không phân biệt trong hay ngoài gia đình. Nói cách khác, tiếng Việt ưu tiên dành sự tôn kính cho người bề trên. Như vậy, có thể thấy ở tiểu mục này, tiếng Việt đề cao sự khác biệt trên- dưới trong vai vế, còn tiếng Nhật đề cao sự khác biệt trong mối quan hệ trong – ngoài.

Một điểm khác biệt nữa là từ xưng hô không thể hiện vai trò kính ngữ đối

114

với CTPN trong tiếng Nhật. Nói cách khác, khi chủ ngữ trong câu tiếng Nhật chính là

115

CTPN (ngôi 1), thì từ xưng hô thể hiện chủ ngữ đó trong nhiều trường hợp không hiện diện trong phát ngôn mà ẩn đi, trong khi đó, trong tiếng Việt, CTPN vẫn sử dụng từ xưng hô (con, cháu…) để thể hiện vị thế thấp hơn của mình. Điều này cho thấy một đặc điểm lịch sự khác nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Việt, đó là vai trò của chủ ngữ khi chủ ngữ chính là CTPN. Đối với tiếng Việt, vai trò này rất quan trọng, còn đối với tiếng Nhật thì ngược lại.

Ngoài ra, trong tiếng Việt có sự chuyển di ý nghĩa của từ ngữ xưng hô thân tộc để thể hiện thái độ của CTPN đối với CTTN hoặc thoại đề. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp, từ ngữ xưng hô dành cho vai trên nhưng không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa được tôn trọng. Trong một số hoàn cảnh giao tiếp, các từ ngữ xưng hô này có thể mang sắc thái ý nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ “ thím” là chỉ vợ của chú, đối với vai cháu, thì thím là vai trên. Tuy nhiên từ này nhiều khi được dùng để thể hiện sự kỳ thị đối với những người không được ưa chuộng như trong phát ngôn: “ Thím này thì mệt lắm”. Đây là một trong những đặc điểm của tiếng Việt mà khi sử dụng từ xưng hô chúng ta nên lưu ý.

*Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng từ ngữ chỉ chức vụ/nghề nghiệp Đối chiếu phương thức sử dụng từ chỉ chức vụ/ nghề nghiệp hành chức kính ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt cho thấy hai ngôn ngữ có điểm chung là cùng có thể sử dụng từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để làm từ xưng hô thể hiện sự tôn kính, khiêm nhường hay lịch sự trung hòa. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ là, trong tiếng Nhật, danh từ chỉ chức vụ nghề được kết hợp với họ (họ tên người được nhắc tới) và họ đứng trước danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, còn tiếng Việt kết hợp với tên và tên đứng sau danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn xuất hiện hình thức kết hợp danh từ thân tộc với danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, ví dụ “ông giáo”, trong đó “ông” là danh từ thân tộc và “giáo” là danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Tiếng Nhật không có hình thức này. Chưa hết, còn khác là hầu hết các chức vụ trong tiếng Nhật dù nhỏ (trưởng phòng おお, phó phòng おおお, chủ nhiệm おお ,...) vẫn được dùng, còn trong tiếng Việt những chức vụ như vậy không được sử dụng để xưng hô.

*Đối chiếu tần suất sử dụng phương thức từ xưng hô biểu thị kính ngữ tiếng nhật và tương đương trong tiếng Việt

Như đã trình bày ở phần trên, với nguồn ngữ liệu được sử dụng để khảo sát

116

kính ngữ tiếng Nhật là 496 câu thoại có chứa các biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật trong ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản, chúng tôi đã thu thập được 942 biểu hiện kính ngữ. Trong số này có 365 biểu hiện thuộc các phương thức từ vựng, chiếm 38,7%. Như vậy, đối với tiếng Nhật các phương thức từ vựng được sử dụng để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật có tần số xuất hiện thấp hơn các phương thức ngữ pháp (61,3%). Trong khi đó, các biểu hiện tương đương có sử dụng các phương thức từ vựng trong tiếng Việt chiếm tỷ lệ vượt trội (65,8%) với 484/736 biểu hiện.

Trong các phương thức từ vựng, tần xuất sử dụng kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt được thể hiện lần lượt ở biểu đồ 3.1 và 3.2 dưới đây.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ từ ngữ xưng hô trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Nhật

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác trong tiếng Việt

Hai biểu đồ trên cho thấy, trong sự đối sánh với các phương thức từ vựng khác,

44.4%

55.6%

Từ ngữ xưng hô biểu thị kính ngữ tiếng Nhật Các phương thức từ vựng khác biểu thị kính ngữ tiếng Nhật

9.3%

90.7%

Từ ngữ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Các phương thức từ vựng khác thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

117

kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật chiếm 55,6% (203 lần xuất hiện), trong tiếng Việt chiếm 90,7% (439 lần xuất hiện). Trong các phương thức từ vựng thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt, phương thức kính ngữ từ xưng hô được sử dụng với tỷ lệ cao nhất trong cả hai ngôn ngữ. Điều này phần nào cho thấy sử dụng từ ngữ xưng hô có vai trò nhất định trong việc thể hiện lịch sự ở cả trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú và đa dạng trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Nhật và tiếng Việt so với ngôn ngữ Âu Mỹ. Từ ngữ xưng hô là phương tiện lịch sự quan trọng thể hiện vị thế, mối quan hệ của CTPN với CTTN.

Mặc dù vậy, nếu so sánh hai tần xuất xuất hiện các biểu hiện sử dụng từ ngữ xưng hô thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt, chúng ta thấy sự chênh lệch không hề nhỏ. Hai biểu đồ 3.3 và 3.4 dưới đây sẽ phản ánh điều này.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sử dụng kính ngữ bằng từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật

21.5%

78.5%

Từ ngữ xưng hô biểu thị kính ngữ tiếng Nhật Các phương thức khác biểu thị kính ngữ tiếng Nhật

118

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ sử dụng từ ngữ xưng hô biểu thị lịch sự trong tiếng Việt Hai biểu đồ 3.3 và 3.4 trên cho thấy tần suất xuất hiện trên tổng các phương thức (tính cả các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng) thì đối từ ngữ xưng hô của tiếng Nhật là 21,5%, của tiếng Việt là 59,6%. Như vậy, tỷ lệ xuất hiện trong tiếng Việt cao hơn nhiều so với trong tiếng Nhật. Điều này cho thấy vai trò của từ ngữ xưng hô trong việc thể hiện lịch sự trong tiếng Việt có vị trí vượt trội so với các phương tiện khác của tiếng Việt, có thể coi là tương ứng với kính ngữ ngữ pháp trong tiếng Nhật. Một lí do từ ngữ xưng hô nói chung có tần số xuất hiện ít trong tiếng Nhật, là do từ ngữ xưng hô có thể lược bỏ trong một số tình huống mà vẫn giữ được tính lịch sự của phát ngôn, nếu có các phương thức khác thay thế. Đối với tiếng Việt, khả năng này khó xảy ra hơn.

3.3.2. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt

Kết quả khảo sát phản ánh tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt trong hai biểu đồ 3.5 và 3.6 dưới đây.

40.4%

59.6%

Từ ngữ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Các phương thức khác thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

119

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sử dụng các phương thức từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Biểu đồ 3.5 cho thấy kính ngữ từ đồng nghĩa lịch sự trong tiếng Nhật chiếm 37,5% (137 lần xuất hiện). Trong số các phương thức từ vựng thể hiện kính ngữ tiếng Nhật, tỉ lệ này thấp hơn phương thức dùng từ xưng hô và cao hơn phương thức dùng từ Hán (ở mục tiếp theo sau đây). Hiện tượng tương tự cũng diễn ra đối với phương thức sử dụng từ đồng nghĩa thể hiện lịch sự trong tiếng Việt chiếm 6,2%.

(30 lần xuất hiện). Điều này khẳng định rằng đối với cả tiếng Nhật và tiếng Việt, phương thức sử dụng từ đồng nghĩa biểu thị lịch sự không phải là phương thức nổi trội, không phải phương thức xuất hiện với tần số cao nhất hay thấp nhất.

55.6%

37.5%

6.9% Từ ngữ xưng hô biểu thị

kính ngữ tiếng Nhật Từ ngữ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ tiếng Nhật

Từ Hán -Nhật biểu thị kính ngữ tiếng Nhật

6.2% 3.1%

90.7%

Từ ngữ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Từ ngữ đồng nghĩa lịch sự trong tiếng Việt

Từ Hán -Việt thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

120

Tuy nhiên, tần số được sử dụng bên tiếng Nhật (37,5%) cao hơn nhiều so với bên tiếng Việt (6,2%). Hệ thống các từ đồng nghĩa đóng vai trò kính ngữ trong tiếng Nhật cũng phong phú hơn nhiều so với trong tiếng Việt. Tiếng Việt chủ yếu tập trung vào một số ít động từ, còn tiếng Nhật, ngoài động từ còn có danh từ, tính từ, phó từ cũng thể hiện đặc tính này.

Tiếng Nhật và tiếng Việt đều có những động từ đồng nghĩa lịch sự cùng diễn tả một nghĩa từ vựng nhưng có sắc thái thể hiện lịch sự. Ví dụ cùng là “chết” (おお- shinu) thì trong tiếng Việt có từ “mất/đi/từ trần”, tương tự tiếng Nhật có từ おおおおお (nakunatta) để thể hiện sự tôn trọng đối với CTTN và thoại đề.

Ngoài ra, trong tiếng Nhật, nhóm này được chia làm nhiều loại phức tạp hơn nhiều so với tiếng Việt, có những từ tôn kính và những từ khiêm nhường riêng biệt.

Những từ chỉ có dạng TKN như động từ おおお(kureru-cho), khi cần diễn tả hành động “cho” của CTTN hay thoại đề cần được tôn kính sẽ được thay thế bằng おおおお (kudasaru). Những từ chỉ có dạng KNN như おおお (morau-nhận), dùng để diễn tả hành động của CTPN một cách khiêm tốn, hạ thấp mình thì động từ お お お お (itadaku) được sử dụng. Bên cạnh đó, trong tiếng Nhật, có những từ vừa có dạng TKN và KNN, ví dụ cùng thể hiện nghĩa おお(miru-xem), nhưng nếu đối tượng thực hiện hành động “xem” là CTTN hay thoại đề có vị thế cao hơn, người cần được tôn kính thì dùng từ おおおおお(goranninaru), còn nếu người thực hiện hành động là CTPN ở vị thế thấp hơn, cần thể hiện sự khiêm nhường của mình thì người Nhật lại dùng từ おおおお(haikensuru).

3.3.3. Đối chiếu kính ngữ từ Hán-Nhật và tương đương trong tiếng Việt

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình tiếp xúc, tiếng Nhật và tiếng Việt đã vay mượn chữ Hán, từ Hán, dần dần Nhật hóa và Việt hóa, tạo ra một lượng từ Hán Nhật và Hán Việt rất lớn. Từ Hán Việt cũng như Hán Nhật đầu tiên thường được sử dụng trong tầng lớp thượng lưu, giới quan lại, ngôn ngữ trong các văn bản hành chính, khoa học...Dần dần, hệ thống ngôn từ này được mở rộng phạm vi sử dụng hơn, nhưng nhìn chung nó vẫn mang sắc thái trang trọng hơn so với từ thuần Nhật, thuần Việt, nên đặc biệt hay trong văn viết và văn nói trong trường hợp cần thể hiện tính trang

120

nhã, hoặc tính chính thức. Kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu đã được nêu trên thể hiện tần số sử dụng các phương thức kính ngữ tiếng Nhật và tương đương tiếng Việt như biểu đồ

3.7 và 3.8 dưới đây.

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sử dụng các phương thức kính ngữ tiếng Nhật

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ sử dụng các phương thức ngôn ngữ thể hiện lịch sự tiếng Việt Biểu đồ 3.7 và 3.8 cho thấy tỷ lệ sử dụng kính ngữ từ Hán Nhật chiếm 2,7% (25 lần xuất hiện), lịch sự từ Hán Việt là chiếm 2 % (15 lần xuất hiên). Từ Hán Nhật và từ Hán Việt vẫn tồn tại trong hai ngôn ngữ Á Đông này để thể hiện sự trang nghiêm, tôn

Kính ngữ hậu tố tiếng Nhật

23.1%

Kính ngữ kết hợp tiền tố và

hậu tố tiếng 10.9%Nhật Kính ngữ từ

ngữ xưng hô tiếng Nhật

21.5%

Kính ngữ tiền tố tiếng Nhật

27.3%

Kính ngữ từ Hán-Nhật

2.7%

Kính ngữ từ ngữ đồng nghĩa

lịch sự 14.5%

Sử dụng tổ hợp lịch sự Sử dụng từ 3.8%

ngữ xưng hô 59.6%

Sử dụng cấu trúc chủ-vị

23.7%

Sử dụng tình thái từ 6.8%

Sử dụng từ Hán-Việt 2.0%

Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa lịch

4.1%sự

120 kính

121

trong một số tình huống giao tiếp của hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu đặc điểm này giữa tiếng Nhật và tiếng Việt thì chúng ta thấy tỷ lệ bên tiếng Nhật cao hơn bên tiếng Việt. Kết quả này minh chứng rằng từ Hán Nhật được sử dụng thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật vẫn được sử dụng với tần số cao hơn từ Hán Việt.

Tiếng Nhật và tiếng Việt cùng sử dụng một số phương thức từ vựng thể hiện sắc thái có giá trị kính ngữ, nhưng trong mỗi phương thức đều có những đặc điểm giống nhau và khác nhau như bảng thống kê dưới đây.

Bảng 3.14. Các phương thức kính ngữ từ vựng trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt

Phương thức Điểm tương đồng trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Điểm khác biệt trong tiếng Nhật và tiếng Việt

Tiếng Nhật Tiếng Việt Đặc điểm Đặc điểm Phương

thức sử dụng từ ngữ xưng hô

Sử dụng đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng thể hiện sắc thái lịch sự trong 3 nhóm : lịch sự trung hòa, thân mật suồng sã và trang trọng.

Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất với sắc thái thân mật, suồng sã chủ yếu dùng cho nam giới.

Cả nam giới và nữ giới đều có thể sử dụng đại từ nhân xưng với sắc thái thân mật, suồng sã.

Sử dụng đại từ thân tộc

Dùng đại từ chỉ thân tộc với ý tôn kính và khiêm nhường.

Đề cao sự khác biệt trong mối quan hệ trong ngoài.

Đề cao sự khác biệt trong mối quan hệ trên dưới.

Sử dụng danh từ chỉ chức vụ

Dùng danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp để xưng hô nhằm thể hiện tính lịch sự.

Kết hợp họ (trong họ tên của người được nhắc đến) với danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp

Kết hợp danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp với tên (trong họ tên người được nhắc đến)

122 nghề

nghiệp

Kết hợp đại từ chỉ thân tộc với danh từ chỉ chức vụ

nghề nghiệp Phương thức sử

dụng từ đồng nghĩa

Sử dùng từ đồng nghĩa có sắc thái lịch sự thể hiện sự tôn trọng đối với đối tượng giao tiếp và đối tượng tiếp nhận.

Có hệ thống từ thể hiện tôn kính khi nói đến đối tượng giao tiếp và đối tượng tiếp nhận và khiêm nhường để dùng cho đối tượng phát ngôn.

Chỉ có hệ thống từ có sắc thái lịch sự dùng chung cho cả đối tượng giao tiếp, đối tượng tiếp nhận và đối tượng phát ngôn.

Phương thức này xuất hiện cả trong động từ, danh từ, phó từ , tính từ.

Tập chung chủ yếu vào một số động từ

Phương thức sử dụng từ gốc Hán

Cả tiếng Hán Nhật và Hán Việt đều được sử dụng để thể hiện sự trang trọng.

Động từ Hán Nhật xuất chủ yếu xuất phát từ danh từ Hán Nhật có 2 âm tiết và thêm hậu tố (suru).

Động từ Hán Việt chủ yếu là từ hai âm tiết.

Từ Hán Nhật và Hán Việt đều xuất hiện dưới dạng danh từ và động từ.

Danh từ Hán Nhật và Hán Việt chủ yếu là từ 2 âm tiết.

Một phần của tài liệu Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (Trang 126 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(251 trang)
w