Các biểu hiện từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt 1.Từ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (Trang 119 - 126)

7. Cơ cấu của luận án

3.2. Các biểu hiện từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt 1.Từ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, từ xưng hô được chia làm ba nhóm: đại từ nhân xưng, từ xưng hô thân tộc và danh từ chỉ chức vụ/nghề nghiệp. Trong luận án, chúng tôi phân tích chức năng thể hiện lịch sự của từ xưng hô theo ba nhóm này.

3.2.1.1. Đại từ nhân xưng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt có ba nhóm chính thể hiện các mức độ lịch sự khác nhau, đó là: nhóm đại từ thể hiện sắc thái lịch sự trung hòa, nhóm đại từ thể

hiện sự thân mật, suồng sã và nhóm đại từ mang sắc thái trang trọng. Trong tiếng Việt, để thể hiện lịch sự trong giao tiếp, tôn kính, lễ độ với người ở bậc trên, đại từ nhân xưng thuộc nhóm mang sắc thái trang trọng chiếm ưu thế được chọn lựa hơn cỏc nhúm cũn lại. Phõn tớch cỏc vớ dụ dưới đõy để hiểu rừ hơn vấn đề này.

Ví dụ 10-a:

- Tối nguy! Chí nguy! Rượu thì bị rượu Fontaine hạ giá, rượu lậu nó cạnh tranh dữ dội! Xe thì vừa rồi một chiếc lăn mẹ nó xuống sông, một chiếc nhảy lên vồ phải đầu xe lửa! Kiện nhau mấy tháng chưa biết thua được ra làm sao! Buôn bán cái gì cũng hỏng, chết mất, mày ạ.

- Ừ, báo cũng đã đăng, tao cũng đã biết…[Vỡ đê, tr.38] Ví dụ 10-b:

“Gà gáy giục, cuộc trà vừa tan. Một nai rượu và một mâm đồ ăn lù lù tiến lên thay chỗ cho bộ ấm chén. Ông chủ vui cười nói với bọn khách.

- Thưa các ngài, hôm nay là ngày vào kỳ đệ nhị các ngài tuy không dặn làm, nhưng tôi thành tâm sửa thêm nai rượu, xin mời các ngài xơi tạm để giúp thêm cho khiếu văn.” [Lều chừng; tr 181]

Trong ví dụ 10-a, cũng là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhưng đây là cuộc thoại giữa hai người bạn đã thân quen nên CTPN dùng từ “tao”, có sắc thái thân mật, suồng sã. Cách xưng hô này tạo không khí gần gũi, kéo những người tham gia cuộc thoại lại gần nhau hơn. Ở ví dụ 10- b , CTPN là chủ nhà nói chuyện với khách, để tỏ sự tôn kính, chủ nhà đã dùng từ có sắc thái trang trọng khi gọi khách là “các ngài”.

3.2.1.2. Từ xưng hô thân tộc thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Danh từ thân tộc trong tiếng Việt là những danh từ được sử dụng để chỉ những người có quan hệ máu mủ và mang tính chất cội nguồn và tầng bậc, những danh từ này cũng được sử dụng như từ xưng hô thân tộc như trong tiếng Nhật. Khi được sử dụng để xưng hô, từ xưng hô thân tộc mang lại cảm giác thân thiết, gần gũi giữa những người giao tiếp đồng thời vẫn thực hiện được chức năng bộc lộ sự tôn kính khi thể hiện vị thế, vai vế trên-dưới của những người được nói đến. Hệ thống danh từ thân tộc cũng như từ xưng hô thân tộc có thể chia thành 2 nhóm chính là:

các từ chỉ

ra vị thế bề trên như: cụ, ông, bà, bố, mẹ, cô, chú, bác, anh, chị…; và các từ chỉ ra vị thế bề dưới như: con, em, cháu, chắt…

Bảng 3.10. Từ xưng hô thân tộc trong tiếng Việt

Danh từ thân tộc Từ xưng hô thân tộc Nghĩa từ tương ứng tiếng Nhật cụ (cụ ông)><chắt,

cháu

cụ ><chắt, cháu お お お (sousofu) >< お お お (himago)

cụ (cụ bà) ><chắt, cháu

お お お (sousobo) >< お お お (himago)

ông ><cháu ông ><cháu おお(sofu) ><おお(mago) bà><cháu bà ><cháu おお(sobo) ><おお(mago)

bố><con bố ><con お (chichi) >< おお (musuko)/ お (musume)

mẹ><con mẹ ><con お (haha) >< おお (musuko)/ お (musume)

bác><cháu bác ><cháu おおおお(ojisan) ><おお(oigo) chú><cháu chú ><cháu おおおお(ojisan) ><おお(oigo) cậu><cháu cậu ><cháu おおおお(ojisan) ><おお(oigo) cô><cháu cô ><cháu おおおお(obasan) ><おお(oigo) dì><cháu dì><cháu おおおお(obasan) ><おお(oigo) mợ><cháu mợ ><cháu おおおお(obasan) ><おお(oigo) thím><cháu thím ><cháu おおおお(obasan) ><おお(oigo) chồng><vợ chồng><vợ おおお(ottto) ><おお(tsuma) anh><em anh><em おお(ani) ><おおおお(otouto)/ お

おおお(imouto)

chị><em chị><em おお(ane) ><おおおお(otouto)/ お おおお(imouto)

Trong quan hệ gia đình, các từ xưng hô thân tộc được sử dụng tạo ra không khớ gần gũi, ấm cỳng, đồng thời chỉ ra vai trờn, vai dưới rừ ràng, theo đú mà xỏc nhận mối quan hệ, đồng thời thể hiện tôn kính hay lễ độ. Đặc biệt, các danh từ được chuyển

hóa để xưng hô vượt ra ngoài phạm vi gia đình, nhằm thể hiện những ý nghĩa sắc thái trên, đặc biệt là có thêm hiện tượng CTPN tự hạ thấp vị thế thể hiện sự khiêm nhường. Ví dụ 11-a:

“Mấy ông thợ cày của những điền chủ đã nộp đủ thuế, bạo dạn tiến đến trước mặt ông Lý:

-Thưa ông, trưa lắm rồi! Xin ông cho tuần mở cổng để chúng tôi đánh trâu đi cày!...” [Tắt đèn, tr.24]

Ví dụ 11-b:

“- Con mẹ kia! Bán con cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà…!

- Thưa lạy hai cụ, nhà con túng quá, xin hai cụ cứu giúp chúng con.” [Tắt đèn, tr.57]

Trên đây là lời nói của các anh thợ cày với Lý trưởng, và của chị Dậu với vợ chồng Nghị Hách. Lý trưởng không có quan hệ gia tộc gì với các anh thợ cày và vợ chồng Nghị Hách cũng không phải trong mối quan hệ gia đình với chị Dậu. Nhưng anh thợ cày và chị Dậu là người ở bề dưới khi nói chuyện với Lý trưởng và Nghị Hách là những người ở bề trên, nên phải dùng các đại từ chỉ thân tộc dành cho người ở bề trên là “ông”, “cụ” để bày tỏ sự tôn kính của mình. Chị Dậu không phải con của vợ chồng Nghị Hách nhưng để tỏ sự khiêm nhường của mình chị đã tự hạ thấp mình, xưng là “con”, “chúng con”.

Trong một số trường hợp, để thể hiện sự tôn kính của CTPN với CTTN, một số từ ngữ xưng hô thân tộc còn được còn được dịch chuyển ý nghĩa vốn có. Từ

“cậu” vốn là chỉ em của mẹ, nhưng có khi lại được dùng để chị người đàn ông hơn tuổi mình, mà mình tôn trọng như ví dụ 12 dưới đây:

Ví dụ 12:

“- Có hai hôm vắng mặt, mà sao đầu em đã ngả bạc hết cả rồi?

- Cậu tưởng đời em còn xanh lắm sao?” [Chùa đàn; tr 224]

3.2.1.3. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp thể hiện lịch sự trong tiếngViệt

Một số danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp thường được người Việt sử dụng gọi người khác để bày tỏ sự tôn kính của mình đối với CTTN hoặc thoại đề như: thầy giáo, bác sỹ, trưởng phòng, lý trưởng, chánh tổng…Cách dùng các danh từ chỉ chức vụ/ nghề nghiệp với vai trò là từ xưng hô theo một số hình thức như bảng 3.11 dưới đây.

110

Bảng 3.11. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp trong tiếng Việt

Hình thức kết hợp Cụm từ xưng hô

Chỉ dùng danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp

thầy giáo trưởng phòng Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp + tên thầy Thắng

giám đốc Phương Từ xưng hô thân tộc + danh từ chỉ chức

vụ nghề nghệp

ông Giáo ông Lý

cụ Chánh tổng Ví dụ 13-a:

“- Chứ bao nhiêu nữa? Hai chục nữa nhé! Thôi cho thế cũng đắt lắm rồi. Bán thì làm văn tự. Không bán thì về. Về thẳng.

-Vâng con xin bán hầu hai cụ. Nhờ các cụ cho bảo ông Giáo làm giấy giúp con!...” [Tắt đèn, tr.67].

Ví dụ 13-b:

“Chị Dậu run run:

-Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của hà nước đâu! Hai ông làm phúc nói với ông Lý hãy cho cháu khất…” [Tắt đèn, tr.143]

Hai ví dụ trên là lời nói của chị Dậu với vợ chồng cụ Nghị, có dùng từ “ông Giáo” để nhắc tới người mà sẽ giúp chị làm giấy tờ bán con và “ông Lý” người sẽ thu thuế của gia đình chị. Theo truyền thống văn hóa của người Việt, nghề dạy học là nghề cao quý, người thầy, người làm nghề dạy học được xã hội nể trọng và “Lý trưởng” là chức quan, là bề trên mà đối với người dân. Trong gia đình người Việt, vị trí làm ông cũng là một vị trí ở bề trên, thường được kính trọng. Chi Dậu đã dùng từ

“ông Giáo” và “ông Lý” là sự kết hợp giữa danh từ thân tộc và danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp để tỏ sự tôn trọng đối với những đối tượng giao tiếp này.

3.2.2.Từ đồng nghĩa lịch sự thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, hầu hết động từ có sự phân biệt sắc thái lịch sự tôn kính hay khiêm nhường như tiếng Nhật, có thể dùng cho hầu hết tất cả các tình huống huống hội

111

thoại thông thường. Chỉ có một số động từ (vốn không nhiều trong tiếng Việt) có sắc thái lịch sự như trong bảng sau.

Bảng 3.12. Từ ngữ đồng nghĩa biểu thị lịch sự tiếng Việt

Động từ gốc Động từ lịch sự

ăn xơi/dùng

uống xơi/dùng

chết mất/đi

cho biếu

Ví dụ14a:

“Lính lệ đứng lên, lại ra ngoài hè với cái cột. Bà huyện ngơ ngác nói:

- Để nó tháo giày, ông đi xơi cơm chứ? Bảy giờ rồi còn gì!” [Vỡ đê, tr.30] Ví dụ14-b:

“-Thế nào, mày nghĩ tao nói có phải hay không?

Chị Dậu rơm rớm nước mắt:

-Vâng, thưa hai cụ con cũng biết rằng cháu được sang đó nương nhờ các cụ và cô Hai, thật là phúc cho nó lắm…” [Tắt đèn, tr.63].

Ví dụ 14-a là lời thoại của bà huyện với ông huyện, bà huyện muốn mời ông huyện đi ăn cơm. Bà không dùng từ “ăn” mà dùng từ “xơi”. Bà huyện là CTPN, ông huyện vừa là CTTN vừa là thoại đề. Theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì trong gia đình, người vợ thường vẫn được coi là có vị thế thấp hơn người chồng, nên trong ngôn ngữ dùng cho chồng thì người vợ vẫn phải dùng ngôn từ lịch sự lễ độ.

Trong ví dụ 14-b, lời thoại cũng trích từ tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, chị Dậu là một người dân nghèo khó, cùng cực, phải bán cả con ruột của mình cho vợ chồng Nghị hách giàu có trong làng. Trong tình huống này, chị Dậu với vị thế thấp hèn hơn vợ chồng Nghị Hách, nên chị Dậu phải dùng ngôn từ thể hiện sự tôn kính khi nói với vợ chồng Nghị Hách. Với nghĩa là “nói với” hai vợ chồng Nghị Hách, từ “nói”

được thay thế bằng từ “thưa” để thể hiện sắc thái này.

3.2.3. Từ Hán-Việt thể hiện lịch sự trong tiếng Việt

Cũng như từ Hán trong tiếng Nhật, từ Hán được vay mượn vào tiếng Việt, trở thành từ Hán Việt, tạo nên vốn từ phong phú cho tiếng Việt. Và cũng tương tự từ

112

Hán trong tiếng Nhật, khi từ Hán Việt và từ thuần Việt có cùng một nghĩa từ vựng, thì từ Hán Việt thường được sử dụng trong những tính huống giao tiếp để thể hiện tính trang trọng. Nhóm này xuất hiện cả động từ như: hy sinh, kết hôn, sở hữu, tái sinh, mai táng…; hay danh từ như: phụ nữ, nhân loại, cố nhân, dương gian, thanh âm…như trong bảng 3.13 sau đây.

Bảng 3.13. Một số từ Hán Việt biểu thị lịch sự trong tiếng Việt

Loại từ Từ thuần việt Từ Hán Việt

Động từ chết hy sinh

cưới kết hôn

có sở hữu

sống lại tái sinh

chôn mai táng

Danh từ đàn bà phụ nữ

con người nhân loại

người xưa cổ nhân

cừi trần dương gian

tiếng Âm thanh

Ví dụ 15:

“-Đối với sư thầy thì Cô Tơ ấy đã được sư thầy mai táng và tụng kinh sám hối cho rồi kia mà!

-Nghĩa là sư thầy cũng phải tái sinh ngay lại vào cuộc đời thực tại này.”

[Tuyển tập Nguyễn Tuân, Chùa đàn, tr.244]

Trên đây là những lời nói của tác giả đối với sư thầy, một nhân vật mà tác giả ngưỡng mộ và kính trọng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn ngôn từ thể hiện sự trân trọng.

Từ Hán Việt “tái sinh” (nghĩa là sống lại) trong các câu trên có vai trò thể hiện giá trị đó.

113

3.3. Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và

Một phần của tài liệu Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(251 trang)
w