7. Cơ cấu của luận án
2.3. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt
2.3.1. Sự khác biệt về tần suất sử dụng các phương thức ngữ pháp
Kết quả khảo sát được phản ánh ở hai bảng 2.31 và 2.32 dưới đây. Bảng 2.31 thể hiện số lần xuất hiện của các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và tần số xuất hiện của các phương thức này tính theo tỷ lệ so sánh với nhau trong nhóm các phương thức ngữ pháp và so sánh trong tổng thể các phương thức cả ngữ pháp và từ vựng. Bảng 2.32 thể hiện số lần xuất hiện của các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt và tần số xuất hiện của các phương thức này tính theo tỷ lệ so sánh với nhau trong nhóm các phương thức ngữ pháp và so sánh trong tổng thể các phương thức cả ngữ pháp và từ vựng.
Bảng 2.30. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật.
Phương tiện được
sử dụng
Phương thức được sử dụng
lầnSố xuấthiện
%(so với các phương thức trong nhóm ngữ pháp)
%(so với tổng các phương
thức)
lầnSố xuấthiện
% Ngữ pháp Chắp dính tiền
tố 257 44,5% 27,3% 577 61,3%
Chắp dính hậu tố 218 37,8% 23,1%
Chắp dính cả
tiền tố và hậu tố 102 17,7% 10,9%
Từ vựng 365 39,7%
Tổng số 942 100%
Bảng 2.31. Kết quả khảo sát phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt.
Phương tiện được
sử dụng
Phương thức được sử dụng
Số lần xuất hiện
%(so với các phương thức trong nhóm
ngữ pháp)
%(so với tổng các
phương thức)
Số lần xuất
hiện %
Ngữ pháp
Sử dụng cấu
trúc câu chủ-vị 174 69,1% 23,7%
252 34,2%
Sử dụng tình
thái từ 50 19,8% 6,8%
Sử dụng tổ hợp
lịch sự 28 11.1% 3,8%
Từ vựng 484 65,8%
Tổng số 736 100%
Qua bảng 2.30 và 2.31, có thể nhận thấy, các phương thức ngữ pháp được sử dụng thể hiện kính ngữ tiếng Nhật (61,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn các phương thức từ vựng (39,7%). Trong khi đó, đối với tiếng Việt thì ngược lại, các phương thức từ vựng (65,8%), cao hơn các phương thức ngữ pháp (34,2%). Kết quả này cho thấy kính ngữ trong tiếng Nhật được chi phối bởi ngữ pháp nhiều hơn từ vựng. Trong khi đó, đối với tiếng Việt, vai trò chi phối lịch sự của từ vựng nhiều hơn ngữ pháp (sẽ được khảo sát ở chương 3). Như vậy, khảo sát cho thấy, tiếng Việt không phát triển mạnh phương thức ngữ pháp như tiếng Nhật. Những biểu hiện ngữ pháp có thể coi là khá ít ỏi của tiếng Việt có thể gây cảm giác không cân đối khi đặt cạnh hệ thống đồ sộ của tiếng Nhật. Tuy nhiên, chính sự mất cân đối này cũng là nơi bộc lộ điểm khác biệt loại hình hiển nhiên của hai ngôn ngữ, nhất là vẽ ra bức tranh toàn cảnh khách quan nhấn mạnh vào nét tương phản giữa hai ngôn ngữ.
Trở lại với các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật, các bảng cũng cho thấy, phương thức chắp dính tiền tố (44,5%), chiếm tần suất cao nhất, sau đó đến phương thức chắp dính hậu tố (37,8%), phương thức chắp dính cả tiền tố và hậu tố chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,7%). Đối với tiếng Việt, trong các phương thức ngữ pháp thì phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ-vị (69,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến
phương thức sử dụng tình thái từ (19,8%). Phương thức chiếm tần suất xuất hiện thấp nhất là sử dụng tổ hợp lịch sự, chiếm 11,1%.
Do đặc điểm loại hình, tiếng Việt không phát triển mạnh phương thức ngữ pháp như tiếng Nhật. Những biểu hiện ngữ pháp có thể coi là khá ít ỏi của tiếng Việt có thể gây cảm giác không cân đối khi đặt cạnh hệ thống đồ sộ của tiếng Nhật.
Tuy nhiên, chính sự mất cân đối này cũng là nơi bộc lộ điểm khác biệt loại hình hiển nhiên của hai ngôn ngữ, nhất là vẽ ra bức tranh toàn cảnh khách quan nhấn mạnh vào nét tương phản giữa hai ngôn ngữ.
2.3.2. Sự khác biệt về các dạng thức trong các phương thức ngữ pháp
Các dạng thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và lịch sự tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Hai ngôn ngữ không có điểm tương đồng nào về ngữ pháp trong việc thể hiện lịch sự ngôn ngữ. Nhận định này được thể hiện như hai bảng tổng kết
2.32 và 2.33 dưới đây.
Bảng 2.32. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật Phương thức sử dụng tiền tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật
Các loại kính ngữ Dạng thức
Tôn kính ngữ
お(o)おお(go)おN, ADJ, ADV
心(ki-quý) 心心(tai-đại) 心心(rei-lệnh) 心心(dama/gyoku- ngọc)…
+N
Khiêm nhường ngữ
おおお おN, ADJ, ADV, V
お(shou-tiểu)おお(gu-ngu)お お(hei-tệ)おお(ton-đồn)おお (setsu-chuyết) … +N
おおおV
Lịch sự ngữ おおおおN
Phương thức sử dụng hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật
Tôn kính ngữ
Vお おおお (rareru) Vお おおお(nasaru)
Nおお(ue-thượng)おお(kata-phương)おお(sama-dạng),お (ki-quý)おお(shi-thị)おおお(heika-bệ hạ)...
Khiêm nhường ngữ Nおおお(domo)おお(ra)...
Lịch sự ngữ
Vおおお(masu)
N, ADJ, ADVおおお(desu)
N, ADJ, ADVおおおおおお(gozaimasu)
Phương thức sử dụng tiền tố kết hợp hậu tố thể hiện kính ngữ tiếng Nhật
Tôn kính ngữ
おおおおVおおおお おおおおVおおおおお おおおおVお心心心
おおおおN, ADJおおおおおおおおおお おおおおADVおおおおおおお
おおおおN, ADJお心心心心心 おおおおN, ADJお心,心心,心 Khiêm nhường ngữ
おおおおVおおお おおおおVおおおお おおおおVおおおおおお
Bảng 2.33. Bảng tổng kết các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Phương thức ngữ pháp Dạng thức cơ bản
Cấu trúc chủ-vị Phát ngôn đủ thành phần
Tình thái từ Tiểu từ tình thái “ạ” ở cuối câu
Tổ hợp lịch sự Quý, lệnh, đại…+N
Kính+V Dạ, vâng
Đối chiếu bảng 2.32 và 2.33, chúng tôi thấy các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật được sử dụng dưới nhiều dạng thức. Các dạng thức chủ yếu ở cấp độ từ (cụm từ). Hình thái của từ được biến đổi nhờ việc chắp dính tiền tố hoặc hậu tố hoặc cả tiền tố và hậu tố. Hầu hết các loại thực từ trong tiếng Nhật (danh từ, động từ, tính từ, phó từ) đều tham gia trong các dạng thức để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật. Trong khi đó, các phương thức tương đương trong tiếng Việt chủ yếu ở cấp độ lớn hơn từ (tổ hợp lịch sự và cấu trúc câu chủ-vị) hoặc hư từ (tình thái từ).
Sự khỏc biệt rừ rệt về thành phần, cấu tạo trong cỏc phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các phương thức tương đương trong tiếng Việt là do đặc thù tính chắp dính phụ tố (tiền tố và hậu tố) mạnh của tiếng Nhật. Trong khi đó, tiếng Việt không tồn tại tiền tố hay hậu tố, ngoại trừ biểu hiện sau.
Tiền tố 心(o), 心 (go) …có thể coi là tương đương với tiền tố: quý, đại…của tiếng Việt, và khi dịch từ “おお” (okuni), sang tiếng Việt có thể là “Quý quốc” (chỉ đất nước của CTTN, khi CTPN muốn bày tỏ sự tôn kính đối với CTTN). Nhưng thực chất về chức năng ngữ pháp tiền tố “o” trong tiếng Nhật hoàn toàn khác với từ tố “quý” trong tổ hợp lịch sự “Quý quốc” trong tiếng Việt, dù nghĩa từ vựng trong trường hợp này là tương đương. Tiền tố “o” trong tiếng Nhật không có nghĩa từ vựng (chỉ có nghĩa từ vựng khi nó được chắp dính với căn tố, nếu để một mình thì nó không có nghĩa từ vựng). Chức năng của tiền tố này là để chắp dính với căn tố, với vai trò thể hiện kính ngữ. Tiền tố “o” có thể kết hợp với một số căn tố thể hiện TKN như ví dụ trên “okuni”, nhưng tiền tố “o” cũng có thể kết hợp với một số căn tố khác thể hiện LSN ví dụ như “ocha”. Còn trong tiếng Việt, từ tố “quý” trong trong các tổ hợp lịch sự “ quý quốc”, “quý công ty”…, còn mang ý nghĩa từ vựng khi nó đứng độc lập.