1. Định hướng phát triển hoạt động môi giới mua bán nhà ở trong thời gian tới trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.1. Định hướng trước mắt:
- Mở các khóa đào tạo chuyên sâu về môi giới bất động sản và môi giới nhà ở nói riêng để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của nhà
môi giới. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của người làm hoạt động môi giới mua bán nhà ở.
- Hoàn thiện mô hình văn phòng môi giới đủ tiêu chuẩn, đảm bảo cho quá trình hoạt động không bị trì hoàn và đảm bảo về uy tín đối với khách hàng.
- Tạo ra đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn trong các công ty hoạt động về môi giới mua bán nhà ở, đầy đủ các kỹ năng cơ bản và tuân thủ đúng pháp luật.
1.2. Định hướng lâu dài
Triển vọng mang tính chiến lược cho sự phát triển hoạt động môi giới mua bán nhà ở chính là sự thay đổi cơ cấu phát triển ngành trong nền kinh tế quốc dân. Chúng ta cần phân biệt hai mảng yếu tố lớn tác động đến sự thay đổi này là mảng trong nước và quốc tế.
Sự chuyển đổi cơ cấu trong nước liên quan đến những thay đổi cơ cấu phân bổ dân số theo vựng, đều phản ỏnh rừ nột trờn thị trường đất đai và nhà ở. Nguyờn nhõn thay đổi của cơ cấu này là do sự tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ kết hôn cao, và ở một mức độ thấp hơn là do thu nhập khá của một tầng lớp mới tham gia trong thị trường lao động. Cơ cấu phân bổ dân số cũng bị thay đổi theo vùng do sự dịch chuyển dân số từ nông thôn vào thành thị, cũng như là do quá trình đô thị hóa. Việc theo dừi sỏt những diễn biến này cộng với quỏ trỡnh phõn tớch dự đoỏn sẽ cung cấp cho nhà môi giới những kinh nghiệm, chỉ dẫn quý báu về mức độ và hướng thay đổi cầu của bất động sản.
Khía cạnh quốc tế của việc thay đổi cơ cấu cũng tác động đến sự phát triển tiếp theo của thị trường bất động sản Việt Nam. Vấn đề này liên quan đến quá trình tiến triển toàn cầu hóa cũng như các hiệp định thương mại của Việt Nam với các nước trong vùng và trên thế giới.
Phải thẳng thắn thừa nhận, mặc dù Nhà nước đã ban hành một loạt văn bản pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản như: Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp nhưng hệ thống khung pháp lý trong lĩnh vực thị trường bất động sản còn mỏng, nhiều điểm phải nghiên cứu, điều chỉnh.
2. Một số giải pháp
2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Để phát triển hoạt động dịch vụ này tốt và dần trở nên chuyên nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp cần:
- Ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên cũng cần phải chú ý đến quá trình đào tạo của nhân viên, đã qua các khóa đào tạo theo quy định hay chưa, kinh nghiệm về lĩnh vực này như thế nào?
- Sửa sang, trang trí đầu tư cho văn phòng để thu hút khác hàng.
- Đầu tư marketing quảng bá thương hiệu.
- Nâng cấp dịch vụ chăm sóc tại chỗ cho khách hàng.
- Làm tốt dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho khách hàng khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là điểm quan trọng mà khách hàng đặt niềm tin, hy vọng từ một nhà môi giới chuyên nghiệp.
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng về vấn đề tài chính. Bằng những mối quan hệ, quen biết, bằng uy tín cá nhân, doanh nghiệp có thể đứng ra bảo lãnh, giới thiệu, tư vấn cho khách hàng của mình có thể tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Hậu thuẩn khách hàng bằng các dịch vụ sau khi thương vụ đã kết thúc để tạo niềm tin cho những khách hàng trung thành.
- Mở thêm các khóa đào tạo chuyên sâu về môi giới bất động sản.
- Xây dựng các mô hình môi giới chuyên nghiệp để thay đổi tâm lý của người dân về nghề môi giới, xóa đi hình ảnh nhà môi giới là “cò”.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách pháp luật theo hướng gọn, hiệu quả.
- Đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi trái pháp luật nhằm gây ra sự thiếu minh bạch về thông tin, gây tổn thất cho thị trường bất động sản.
2.2. Đối với Nhà nước
Để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, Nhà nước cần tập trung vào một số giải pháp:
- Một là, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và phát triển nhà ở, thị trường bất động sản.
- Hai là, chỉ đạo và phối hợp các địa phương tiếp tục triển khai một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Tiến hành rà soát các
dự án bất động sản đang triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh hoặc chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Ba là, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát triển Nhà ở xã hội phục vụ tám nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở đã được nêu trong Chiến lược và Luật Nhà ở.
- Bốn là, tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP, tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội.
Những văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi đồng bộ chắc chắn sẽ có tác động tích cực, vừa tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản, đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.
2.3. Đối với cá nhân hành nghề môi giới bất động sản
- Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi và hoàn thiện bản thân để có thể gia tăng được chất lượng phục vụ khách hàng.
- Cần trau dồi khả năng ngoại ngữ vì Việt nam ta đã gia nhập WTO cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn sinh sống tại Việt Nam, và Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng cho phép người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam, đây chính là những cơ hội rất tốt cho những nhà môi giới có lợi thế về vốn ngoại ngữ của mình.
- Mỗi nhà mụi giới cần hiểu rừ và tuõn thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như các chính sách của pháp luật Việt Nam.
3. Kiến nghị
- Đối với Nhà nước:
• Nhà nước cần thúc đẩy mạnh hơn trong việc cải thiện các thủ tục hành chính cũng như nâng cao chất lượng, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới bất động sản.
• Xây dựng phần mềm quản lý các cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới để tra cứu cơ sở dữ liệu khi thực hiện cấp chứng chỉ mới để tránh tình trạng trùng lắp chứng chỉ.
- Đối với các doanh nghiệp:
• Cần có chiến lược giá dài hạn, thay vì chạy theo lợi nhuận bền vững lại chạy theo các mục tiêu ngắn hạn mang tính thời vụ và điều này sẽ ngăn cản lộ trình hồi phục niềm tin trên thị trường.
• Các sàn giao dịch nội cần phải tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, tự nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, dần đa dạng hoạt động. Để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp môi giới nội cần liên kết để có nhiều nguồn hàng hóa, thông tin cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.
PHẦN BA: KẾT LUẬN
Thị trường bất động sản sau một thời gian dài trầm lắng đã từng bước hồi phục.
Cùng với đó, trong thời gian tới, hàng loạt những chính sách mới có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích lớn cho thị trường bất động sản trong năm 2015 và những năm tiếp theo tiếp tục phát triển. Gắn liền với sự phát triển của thị trường, hoạt động môi giới bất động sản trong thời gian tới hứa hẹn sẽ ngày càng chuyên nghiệp hóa và có một vị trí tốt trong thị trường bất động sản. Trong đó hoạt động môi giới bất động sản nhà ở tại thành phố lớn như Hà Nội cũng phát triển mạnh mẽ, tạo chỗ đứng cho các nhà môi giới chuyên nghiệp và dần gây dựng niềm tin ở khách hàng.
Bản thân em khi thực hiện đề án môn học này cũng đã có thêm nhiều hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động môi giới bất động sản. Đây chính là những kinh nghiệm giúp em rất nhiều trong nghề nghiệp và tương lai sau này.