2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Để phát triển hoạt động dịch vụ này tốt và dần trở nên chuyên nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp cần:
- Ngay từ khâu tuyển chọn nhân viên cũng cần phải chú ý đến quá trình
đào tạo của nhân viên, đã qua các khóa đào tạo theo quy định hay chưa, kinh nghiệm về lĩnh vực này như thế nào?
- Sửa sang, trang trí đầu tư cho văn phòng để thu hút khác hàng.
- Đầu tư marketing quảng bá thương hiệu.
- Nâng cấp dịch vụ chăm sóc tại chỗ cho khách hàng.
- Làm tốt dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho khách hàng khi khách hàng đã sử
dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là điểm quan trọng mà khách hàng đặt niềm tin, hy vọng từ một nhà môi giới chuyên nghiệp.
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng về vấn đề tài chính. Bằng những mối quan hệ,
quen biết, bằng uy tín cá nhân, doanh nghiệp có thể đứng ra bảo lãnh, giới thiệu, tư vấn cho khách hàng của mình có thể tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, hiệu quả nhất.
- Hậu thuẩn khách hàng bằng các dịch vụ sau khi thương vụ đã kết thúc để
tạo niềm tin cho những khách hàng trung thành.
- Mở thêm các khóa đào tạo chuyên sâu về môi giới bất động sản.
- Xây dựng các mô hình môi giới chuyên nghiệp để thay đổi tâm lý của
người dân về nghề môi giới, xóa đi hình ảnh nhà môi giới là “cò”.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách pháp luật theo
hướng gọn, hiệu quả.
- Đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi trái pháp luật
nhằm gây ra sự thiếu minh bạch về thông tin, gây tổn thất cho thị trường bất động sản.
2.2. Đối với Nhà nước
Để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, Nhà nước cần tập trung vào một số giải pháp:
- Một là, phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực
quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị và phát triển nhà ở, thị trường bất động sản.
- Hai là, chỉ đạo và phối hợp các địa phương tiếp tục triển khai một số giải
dự án bất động sản đang triển khai để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, những dự án cần phải điều chỉnh hoặc chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Ba là, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát triển Nhà ở xã hội phục vụ tám nhóm đối tượng có khó khăn về nhà ở đã được nêu trong Chiến lược và Luật Nhà ở.
- Bốn là, tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai hiệu quả Nghị
quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP, tạo điều kiện rút ngắn thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội.
Những văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi đồng bộ chắc chắn sẽ có tác động tích cực, vừa tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường bất động sản, đồng thời góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nhà ở và thị trường bất động sản.
2.3. Đối với cá nhân hành nghề môi giới bất động sản
- Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi và hoàn thiện bản thân để có thể gia
tăng được chất lượng phục vụ khách hàng.
- Cần trau dồi khả năng ngoại ngữ vì Việt nam ta đã gia nhập WTO cơ hội
cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn sinh sống tại Việt Nam, và Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng cho phép người nước ngoài có thể mua nhà tại Việt Nam, đây chính là những cơ hội rất tốt cho những nhà môi giới có lợi thế về vốn ngoại ngữ của mình.
- Mỗi nhà môi giới cần hiểu rõ và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như
các chính sách của pháp luật Việt Nam.