31500000 32000000 32500000 33000000 33500000 34000000 34500000 35000000 35500000 36000000 36500000
Giá vàng
Tháng
Giá dự báo (VND/lượng) Giá thực tế (VND/lượng)
Như vậy theo kết quả nghiên cứu thì cảhai mô hình (1.4) và (2.4) đều không có hiện tượng đa cộng tuyến, không tự tương quan, không có hiện tượng phương sai thay đổi. Vì thếcác ước lượng trong cảhai mô hình đáng tin cậy để giải thích sựảnh hưởng của các yếu tốvĩ mô lên giá vàng Việt Nam. Với những lý do đó, tác giả hi vọng kết quảước lượng hồi quy sẽlà cơ sởđáng tin cậy để chúng ta nhìn nhận và giải thích các yếu tốvĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam, từ đó có cơ sở để tiến hành lập mô hình dự báo giá vàng trong tương lai giúp người tiêu dùng và các nhà đầu tư có những dự tính trong việc kinh doanh của mình, đồng thời cũng là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách có thể vạch ra được những kế hoạch điều hành nền kinh tế trong thời gian tới.
Theo nghiên cứu ở hai mô hình (1.4) và (2.4) thì tùy theo từng thời điểm có những nhóm yếu tố khác nhau có ảnh hưởng lớn đến giá vàng Việt Nam. Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tốđến giá vàng Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 4.7 Kết quả chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tốđến giá vàng Việt Nam
STT Yếu tố
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Kỳ vọng ảnh hưởng trong bài
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
1 Lãi suất tiền gửi - - +
2 Tỷ giá hối đoái +/- + -
3 Giá dầu thế giới +/- + -
4 Giá bạc thế giới + + +
5 Giá vàng thế giới +/- + +
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm
Ghi chú: (+) có nghĩa là các nhân tốcó tương quan thuận, (-) có nghĩa là các nhân tốcó tương quan nghịch.
Ảnh hưởng của lãi suất tiền gửi đến giá vàng Việt Nam là cùng chiều, tương đối nghịch so với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Ganesh Mani và Srivyal Vuyyuri (2005) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng ở Ấn Độ và nghiên cứu của Vural (2003).
Tỷ giá hối đoái có tác động ngược chiều với giá vàng Việt Nam, khi USD được định giá cao hơn, giá vàng sẽđược điều chỉnh lại thông qua quy đổi, cụ thểgiá vàng được định giá bằng đồng USD sẽ trởnên đắt hơn so với các loại tiền tệ khác, lập tức giá vàng sẽđược điều chỉnh giảm. Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết luận của Sindhu (2013) nhưng nghịch với kết luận trong nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009).
Giá dầu thế giới có tác động ngược chiều với giá vàng Việt Nam, khác với kỳ vọng của bài nghiên cứu và nghiên cứu thực tiễn của Vural (2003), Pravit Khaemasunun (2009), Cengiz Toraman và cộng sự (2011) nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sindhu (2013).
Giá bạc thế giới có mối tương quan thuận với giá vàng Việt Nam, phù hợp với kỳ vọng của bài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Vural (2003).
Giá vàng thế giới cũng tác động theo chiều thuận với giá vàng Việt Nam, phù hợp với kỳ vọng của bài nghiên cứu. Tại thịtrường Việt Nam, nhìn chung giá vàng cũng biến động theo giá thế giới vì 90% vàng tại Việt Nam được nhập khẩu, đôi lúc có sự chênh lệch so với giá vàng thế giới nhưng do quy luật cung cầu nên sự chênh lệch này cũng mau chóng được thu hẹp lại. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Jitprapan (2006) được trích dẫn trong bài nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009), giá vàng thế giới có tác động mạnh đến giỏ vàng Thỏi Lan nhưng khụng nờu rừ mối tương quan là thuận hay nghịch, vỡ thế chưa xỏc định rừ được chiều hướng ảnh hưởng của giỏ vàng thế giới lờn giỏ vàng Thỏi Lan.
Trong nghiên cứu của Pravit Khaemasunun (2009), mô hình ARIMA(1,1,1) được sử dụng và dự báo giá vàng Thái Lan trong khoảng thời gian 13 ngày, mức độ sai số so với thực tếdao động trong khoảng từ0,02% đến 1,92%. Còn trong luận văn này tác giảcũng xây dựng được mô hình ARIMA(1,1,1) tuy nhiên được sử dụng để dự báo giá vàng Việt
Nam trong khoảng 7 tháng, và mức độ sai số cũng chỉ dao động trong khoảng 0,18% đến 1,54%. Điều này cũng thể hiện được phần nào độ chính xác của mô hình dự báo.
TểM T ẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 tác giảđã kiểm định được các nhân tốảnh hưởng đến giá vàng qua hai giai đoạn khác nhau, đồng thời đưa ra được mô hình dự báo giá vàng gồm các biến: Biến phụ thuộc là giá vàng trong nước, các biến giải thích bao gồm tỷ giá hối đoái USD/VND, giá bạc thế giới. Theo mô hình dự báo này, giá vàng dự báo thay đổi theo sát giá vàng thực tế, tuy nhiên có xu hướng cao hơn giá vàng thực tế khoảng từ0,18% đến 1,54%.
CHƯƠNG 5: K Ế T LU Ậ N VÀ KI Ế N NGH Ị
5.1 KẾT LUẬN
Luận văn đã thực hiện theo một trình tự nhất định theo hướng giải quyết dần những vấn đề có thể xảy ra khi xây dựng mô hình dựbáo như hiện tượng hồi quy giả mạo, phương sai thay đổi hay tự tương quan,… từcác mô hình đã được tiếp cận dần trong quá trình học ở môn học Kinh tếlượng như mô hình hồi quy bội, mô hình ARIMA.
• Mô hình hồi quy bội: xảy ra hiện tượng hồi quy giả mạo do các biến phụ thuộc và biến giải thích là chuỗi thời gian, dao động theo xu thế, có thể là tăng, có thể là giảm. Từ đó, sử dụng phương pháp khử yếu tố xu thếnhư lấy sai phân và sử dụng cách xác định p, q trong mô hình ARIMA.
• Mô hình kết hợp các biến đã được xác định là có tác động đến sựthay đổi của biến cần dựbáo và mô hình ước lượng đạt đủcác điều kiện cần có để khẳng định mô hình là phù hợp dùng cho dự báo.
Xác định được mô hình dự báo phù hợp để dựbáo giá vàng trong nước với giá vàng dự báo có thể bám sát sự biến động của giá vàng thực tế.
Biến động của giá vàng trong nước không chỉđược giải thích bằng lãi suất tiền gửi, tỷ giá hối đoái USD/VND, giá dầu thế giới, giá bạc thế giới hay giá vàng thế giới mà còn được giải thích thông qua các biến trễ của chính nó và biến trễ của sai số. Trong luận văn, ở giai đoạn nghiên cứu đểđưa ra mô hình dự báo thì lãi suất tiền gửi, giá dầu thế giới và giá vàng thế giới không được dùng để giải thích cho sự biến động của giá vàng trong nước.