Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm và lý thuyết về các yếu tố ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 29)

hưởng đến giá vàng ở Việt Nam

Qua tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến

giá vàng, chúng ta đều thấy rằng, ở mỗi thời điểm nghiên cứu khác nhau, đặc thù kinh tế

tốở thịtrường, thời điểm này thì ảnh hưởng, nhưng ở thịtrường và thời điểm khác lại không

ảnh hưởng, hay có những yếu tố ảnh hưởng cùng chiều ở thị trường này nhưng lại ảnh

hưởng ngược chiều ở thịtrường khác. Chẳng hạn Sindhu (2013) và Nguyễn Thị Hòa (2011) kết luận Tỷ lệ lạm phát tương quan thuận với giá vàng, tuy nhiên Ismail và cộng sự (2009) lại kết luận Tỷ lệ lạm phát tương quan nghịch với giá vàng. Trong khi đó Topcu (2010) và

Cengiz Toraman và cộng sự (2011) cho rằng Tỷ lệ lạm phát không tác động đến giá vàng. Pravit Khaemasunun (2009) kết luận Tỷ giá hối đoái USD/THB tương quan nghịch với giá vàng Thái Lan, Sindhu (2013) cho rằng Tỷ giá hối đoái USD/INR tương quan thuận với giá vàng Ấn Độ. Topcu (2010) cho rằng Chỉ số chứng khoán tác động đến giá vàng, tuy nhiên Ismail và cộng sự (2009) kết luận Chỉ số chứng khoán không tác động đến giá vàng. Ismail và cộng sự (2009) cho rằng Cung tiền tương quan thuận với giá vàng, trong khi Topcu (2010) kết luận Cung tiền tương quan nghịch với giá vàng.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam và quốc tế về các yếu tốtác động

đến giá vàng có các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tần suất số liệu khác nhau và phương pháp ước lượng khác nhau nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy: Hầu hết các nghiên cứu

đều cho rằng có nhiều nhân tốtác động không nhỏđến giá vàng, tuy nhiên vẫn chưa có mô

hình nào tổng hợp tác động của tất cả yếu tố trên lên giá vàng Việt Nam. Nguyên nhân một phần là do các yếu tố tác động lên giá vàng còn có tác động lẫn nhau nên rất khó để xem xét. Do đó, khi nghiên cứu các yếu tốtác động đến giá vàng ở Việt Nam, tác giả vận dụng các kết quả nghiên cứu trên và nhìn nhận thực tếởtrong nước cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, tác giảđưa ra các yếu tố Lãi suất tiền gửi, Tỷ giá hối đoái USD/VND, Giá dầu thế

giới, Giá bạc thế giới, Giá vàng thế giới để kiểm định tác động của chúng đến giá vàng Việt

Nam. Đây là năm biến trên tổng số các biến tác động đến giá vàng được tổng hợp từ các bài nghiên cứu trên. Các biến còn lại bao gồm chỉ số hàng hóa CRB của Mỹ, Chỉ số USD- Index, Tỷ lệRepo, mà trong đó các chỉ số kinh tếvĩ mô của Mỹ (CRB, USD-Index) sẽ tác

động trực tiếp đến giá vàng thế giới, do đó tác giả sẽ sử dụng biến Giá vàng thế giới thay cho các biến nghiên cứu trên. Còn đối với biến Tỷ lệ Repo, tại thị trường Việt Nam chưa

Đối với biến Tỷ giá hối đoái tác giả sử dụng Tỷ giá USD/VND vì USD là ngoại tệ

sử dụng chính trong hoạt động ngoại thương, đầu tư và đầu cơ tại Việt Nam, kể cả trong các giao dịch thương mại phổ thông, phổ biến từtrước năm 2011. Đây còn là ngoại tệ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Các nghiên cứu để xây dựng mô hình dự báo giá vàng hiện nay tương đối ít, qua các bài nghiên cứu chủ yếu các tác giả chỉ sử dụng các mô hình để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng, Pravit Khaemasunun (2009) thì dùng mô hình ARIMA (1,1,1) để dự báo giá vàng Thái Lan, Thái Thị Hạnh Nhi (2011) thì sử dụng kết hợp giữa các mô hình ARIMA,

ARCH, GARCH, TGARCH đểđưa ra 1 mô hình tốt nhất về dự báo giá.

Điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trước là ngoài việc sử dụng nguồn dữ

liệu mới nhất để kiểm định các nhân tố chính ảnh hưởng đến giá vàng Việt Nam, tác giả đưa vào mô hình những biến đã được áp dụng ở các nghiên cứu quốc tế nhưng chưa áp

dụng ở các mô hình nghiên cứu tại Việt Nam đó là lãi suất tiền gửi và giá bạc thế giới, tác giảcũng xây dựng thêm mô hình dự báo về giá vàng trong tương lai, sẽđưa ra mức dự báo giá vàng trong khoảng nửa năm, giúp các nhà đầu tư có thể vạch ra chiến lược cho mục tiêu kinh doanh của mình trong nửa năm tiếp theo đồng thời cũng giúp các nhà hoạch định chiến

TÓM TT CHƯƠNG 2

Chương 2 đưa ra một số lý luận tổng quan về đặc điểm của vàng và thị trường vàng, giúp ta có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của thịtrường vàng trong thời gian qua cùng với một số nhân tốtác động đến thịtrường vàng cũng như giá vàng, trong đó có những

chính sách Nhà nước đã đưa ra. Tác giảcũng có giới thiệu một số bài nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước để hỗ trợ cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu trong phần tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng tại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)